Vốn xã hội đối với cơ hội thăng tiến nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 80 - 81)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Vốn xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến, nâng

3.1.2. Vốn xã hội đối với cơ hội thăng tiến nghề nghiệp

Thăng tiến trong nghề nghiệp là mục tiêu cuối cùng mà mỗi cá nhân đều mong muốn, nó thể hiện thành quả làm việc, sự nỗ lực phấn đấu trong nghề nghiệp của mỗi ngƣời. Thăng tiến là sự khẳng định của mỗi cá nhân, là quyền lợi gắn kèm với nghĩa vụ tƣơng xứng. Muốn đƣợc thăng tiến ngoài khả năng làm việc còn là sự hậu thuẫn của cấp trên, đồng nghiệp, gia đình hay thậm chí là bạn bè.

Biểu đồ 3.3: Mức độ chú trọng vào các yếu tố để có vị trí công tác tốt hơn

Đơn vị: %

Thăng tiến nghề nghiệp là sự nhìn nhận, đánh giá đúng hiệu quả, năng suất làm việc của mỗi cá nhân, là sự công nhận về năng lực làm việc, thành tích công tác. Thăng tiến không đơn thuần chỉ là quyết định của lãnh đạo, cấp trên mà nó còn là còn là sự ủng hộ, đồng thuận của đồng nghiệp trong ngoài cơ quan và sự tác động của các mạng lƣới xã hội mà cá nhân tham gia nhƣ gia đình, bạn bè.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nguồn nhân lực trẻ rất chú trọng đến các mạng lƣới xã hội khi mong muốn có một vị trí công tác tốt hơn. Trong mẫu khảo sát, có 85,6% số ngƣời cho biết họ rất chú trọng vào mối

quan hệ với đồng nghiệp cùng cơ quan, 78,4% số ngƣời chú trọng vào mối quan hệ với cấp trên. Có 60,6% số ngƣời trả lời cho biết khi muốn đƣợc cân nhắc vào vị trí tốt hơn thì mối quan hệ gia đình/ họ hàng có sự tác động nhất định, do đó họ cũng rất quan tâm và chú trọng đến các mối quan hệ xã hội này. Có thể thấy, ngày càng nhiều những luận điểm để củng cố quan điểm của nguồn nhân lực trẻ khi họ lựa chọn gia đình và đồng nghiệp là hai nhóm xã hội quan trọng nhất với họ. Điều này là hợp lý khi giải thích theo quan điểm về tính kinh tế của nhà xã hội học ngƣời Pháp P.Bourdieu khi ông bàn về vốn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 80 - 81)