Hạn chế sự sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 100 - 102)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Những rào cản của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ

3.3.2. Hạn chế sự sáng tạo

Trong môi trƣờng làm việc, việc áp dụng những khuôn mẫu có sẵn luôn phổ biến, đặc biệt đối với những ngƣời làm trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nƣớc. Việc chủ trƣơng thay đổi, mạnh dạn đề xuất những

điều mới, những sáng kiến mới đôi khi bị hạn chế, làm cá nhân không dám thể hiện cá tính riêng của mình tại cơ quan bởi cho rằng những sự thay đổi đó không nhận đƣợc sự ủng hộ.

Trong mẫu khảo sát, có đến 16,8% ngƣời trả lời cho rằng ở cơ quan họ khó áp dụng những sáng kiến mới trong công việc vì đa số mọi ngƣời không ủng hộ những sự thay đổi/khác biệt này. Hoặc đôi khi đơn giản chỉ là họ muốn lựa chọn sự an toàn, đi theo con đƣờng có sẵn, ngại sự thay đổi. Cũng do đó, có 26,8% só ngƣời đồng ý rằng họ hạn chế thể hiện cá tính riêng của mình ở cơ quan vì mọi ngƣời không thích sự khác biệt. Điều này có phần làm hạn chế khả năng của cá nhân trong công việc, ảnh hƣởng đến kết quả làm việc của chính bản thân họ cũng nhƣ kết quả chung của công việc.

“Cơ quan em trong công việc mọi người không thích sự thay đổi, không thích cái mới, mọi thứ đều làm theo phương thức cũ đã có sẵn. Em cũng không muốn thể hiện cái tôi, cá tính riêng của chị trong công việc. Thực tế ở quan em mọi người thường nghĩ rằng em là một người hiền lành, rụt rè đôi khi hơi tiểu thư nhưng ít ai biết rằng em là người khá mạnh mẽ, yêu thích những cái mới, cái gai góc, đặt biệt là rất thích đi phượt”.

(Nữ, 24 tuổi, văn thư lưu trữ) “Anh không muốn thay đổi, không muốn thể hiện cá tính riêng của mình ở cơ quan bởi đơn giản anh cảm thấy không nên vì mọi người không thích điều đó. Trong các buổi vui chơi, giải trí thì có thể chứ trong công việc thì không, anh sẽ không làm thế”.

(Nam, 34 tuổi, kỹ sư)

Khách thể nghiên cứu của đề tài là nguồn nhân lực trẻ - những cán bộ dƣới 35 tuổi, dó đó họ thƣờng là những ngƣời năng động trong công việc lẫn trong cuộc sống. Họ có lợi thế của tuổi trẻ, có nhiều sự mới mẻ, có nhiều hoài bão và ƣớc mơ ở thời điểm này, cũng có nhiều sáng kiến, và nhiều lúc muốn thay đổi bản thân, thể hiện cá tính để thể hiện bản thân. Nhƣng đôi khi chính

những lối mòn đã có sẵn trƣớc đó làm hạn chế sự sáng tạo của họ, khiến họ ngại thể hiện cá tính riêng của mình nhất là trong môi trƣờng làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 100 - 102)