Khái niệm “phát triển nguồn nhân lực”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 34 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Khái niệm công cụ

1.2.4. Khái niệm “phát triển nguồn nhân lực”

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là sự chiếm lĩnh lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân” [21].

Theo quan niệm của Liên hợp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con ngƣời nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Theo tổ chức này, phát triển nguồn nhân lực là một khái niệm rộng, đòi hỏi các chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch và chƣơng trình mang tính lồng ghép và phối hợp, nhằm bảo ðảm sự phát triển đầy đủ các tiềm nãng của con ngƣời. Hiện nay, khái niệm này của Liên hợp quốc đƣợc sử dụng phổ biến và sâu rộng hơn cả so với khái niệm của các tác giả và tổ chức khác.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực tuy nhiên đều tựu chung ở một điểm chung nhất là phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con ngƣời về mọi mặt để tham gia một cách hiệu quả vào quá trình phát triển quốc gia. Ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều có những chƣơng trình, chiến lƣợc riêng nhằm phát triển nguồn năng lực, coi là chìa khóa cho sự thành công chung trong quá trình phát triển kinh tế xã

hội của đất nƣớc. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực luôn đƣợc coi trọng và quan tâm ở mỗi một quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 34 - 35)