Mối quan hệ của nguồn nhân lực trẻ với đồng nghiệp cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 91 - 97)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Vốn xã hội trong môi trƣờng làm việc

3.2.2. Mối quan hệ của nguồn nhân lực trẻ với đồng nghiệp cơ quan

Đa số nguồn nhân lực trẻ đều đánh giá gia đình và đồng nghiệp là hai nhóm xã hội quan trọng nhất với họ. Đây cũng là hai nhóm xã hội gần gũi và gắn bó nhất với cá nhân, có sự tiếp xúc hàng ngày thông qua công việc hay trong cuộc sống. Gia đình là ngƣời thân và đồng nghiệp chính là bạn bè.

Biểu đồ 3.6: Mức độ hòa thuận với đồng nghiệp trong cơ quan

Đơn vị: %

Khi đƣợc hỏi về mối quan hệ của nguồn nhân lực trẻ với đồng nghiệp trong cơ quan thì đa số mọi ngƣời đều trả lời rằng họ có mối quan hệ khá hòa thuận, tỷ lệ này khá cao chiếm 62,8%. Tỷ lệ số ngƣời rất hòa thuận với đồng nghiệp trong cơ quan là 22,8%. Nhƣ vậy, có thể nói phần lớn các cá nhân có mối quan hệ khá tốt với nhau khi cùng trong một môi trƣờng làm việc, điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết công việc cũng nhƣ củng cố đời sống tinh thần của cá nhân. Bên cạnh đó, có 14,2% số ngƣời trả lời cho biết họ không hòa thuận lắm với đồng nghiệp của mình, tỷ lệ số ngƣời không hòa thuận chút nào với đồng nghiệp chiếm rất ít, chỉ có 0,2%.

“Anh là người khá hòa đồng, cũng khá năng động (cười) nên hòa nhập nhanh lắm. Ở cơ quan hay ngoài cơ quan đều khá hòa thuận. Dù là cuộc sống hay công việc anh luôn tôn trọng bề trên, cấp trên, đối đãi tốt với mọi người nên cũng được quý lắm”

(Nam, 33 tuổi, cán bộ)

Quan điểm về vốn xã hội co cụm phần nào đúng và đƣợc lý giải trong mối quan hệ của các cá nhân với đồng nghiệp. Khi cá nhân đƣợc coi là một

thành viên trong một nhóm/tổ chức xã hội, một cơ quan nào đó thì các cá nhân đều có sự gắn bó với nhau, từ đó phát huy đƣợc những lợi thế, ƣu điểm của mỗi cá nhân, cùng nhau phát triển.

Sự hòa thuận, gắn bó của nguồn nhân lực trẻ với đồng nghiệp không chỉ thể hiện trong công việc mà còn qua các buổi đi chơi, ăn uống, tham gia vào các hoạt động giải trí.

Biểu đồ 3.7: Mức độ thƣờng xuyên đi chơi với đồng nghiệp trong cơ quan

Đơn vị: %

Khách thể nghiên cứu của đề tài là những cán bộ trẻ dƣới 35 tuổi đang công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, do đó mức độ thƣờng xuyên tham gia vào các buổi đi chơi với đồng nghiệp cùng cơ quan tƣơng đối cao. Có 41,6% số ngƣời trả lời cho biết họ thƣờng xuyên đi chơi với đồng nghiệp cùng cơ quan bất cứ khi nào có cơ hội, 52% số ngƣời thỉnh thoảng tham gia vào các buổi đi chơi. Tỷ lệ số ngƣời chƣa bao giờ đi chơi với đồng nghiệp chiếm rất ít, chỉ 0,6%, 4,6% số ngƣời hiếm khi đi chơi. Nhƣ vậy, nhìn chung các cá nhân đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc củng cố, duy trì các mối quan hệ với đồng nghiệp cùng cơ quan thông qua các buổi đi chơi.

“Trường chị thường xuyên có các buổi liên hoan ăn uống, giải trí như thế, giáo viên, em biết mà. Thường xuyên lắm... Chị tham gia các buổi liên hoan, ăn uống, văn nghệ nhiều và thường xuyên, bất cứ khi nào có thể”.

(Nữ, 30 tuổi, giáo viên)

Bảng 3.6: Mức độ thƣờng xuyên đi chơi với đồng nghiệp trong cơ quan phân theo nhóm tuổi (P = 0,039)

Bất cứ khi nào có cơ hội Thỉnh thoảng

Hiếm khi Chƣa bao giờ Tổng Từ 20 đến 24 tuổi Số lƣợng 25 27 4 2 58 Tỷ lệ % 43,3 46,5 6,8 3,4 100,0 Từ 25 đến 29 tuổi Số lƣợng 85 86 11 1 183 Tỷ lệ % 46,4 46,9 6,0 0,7 100,0 Từ 30 đến 34 tuổi Số lƣợng 99 149 11 0 259 Tỷ lệ % 38,2 57,5 4,3 0,0 100,0

Bảng số liệu trên cho thấy sự khác biệt ở các nhóm tuổi về mức độ thƣờng xuyên đi chơi với đồng nghiệp cùng cơ quan. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có 38,2% số ngƣời trong độ tuổi từ 30 đến 34 sẽ đi chơi với đồng nghiệp cùng cơ quan bất cứ khi nào có cơ hội, 57,5% số ngƣời thỉnh thoảng đi và chỉ có 4,3% số ngƣời hiếm đi chơi với đồng nghiệp cùng cơ quan. Tỷ lệ này ở nhóm tuổi từ 25 đến 29 cao hơn, cụ thể có đến 46,4% số ngƣời sẵn sàng đi chơi với đồng nghiệp cùng cơ quan bất cứ khi nào có cơ hội, 46,9% số ngƣời thỉnh thoảng đi chơi. Tỷ lệ những ngƣời hiếm đi chơi với đồng nghiệp cùng cơ quan chiếm ít, 6,0%. Ở độ tuổi từ 20 đến 24 tuổi, có 43,3% số ngƣời

sẵn sàng đi chơi với đồng nghiệp cùng cơ quan khi có cơ hội, tỷ lệ này gần ngang bằng với các nhóm tuổi từ 25 đến 29 và từ 30 đến 34. Nhìn chung, có sự khác biệt ở các nhóm tuổi về mức độ thƣờng xuyên đi chơi với các đồng nghiệp cùng cơ quan, hệ số chi – square = 0,039 (<0,05) chứng minh sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Phần lớn, nguồn nhân lực trẻ đều tự đánh giá gia đình và đồng nghiệp là hai nhóm/ tổ chức xã hội quan trọng nhất nên sự gắn bó, gần gũi với hai nhóm xã hội này cũng nhiều hơn so với các nhóm xã hội khác. Ngoài gia đình thì cơ quan có thể đƣợc coi là ngôi nhà thứ hai của các cá nhân.

Biểu đồ 3.8: Mức độ gần gũi với cơ quan, cảm thấy mình thực sự là một phần của cơ quan

Đơn vị: %

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số nguồn nhân lực trẻ hai phƣờng Tự An và Thắng Lợi đều cảm thấy gần gũi với cơ quan, cảm thấy mình thực sự là một phần của cơ quan. 58,8% số ngƣời trả lời cho biết họ khá gần gũi với cơ quan của mình, 27,8% cảm thấy rất gần gũi với cơ quan. Đây là những con số tƣơng đối lớn, nó cho thấy đƣợc mối quan hệ khăng khít giữa cá nhân và nơi làm việc của họ. Qua đây phần nào có thể thấy đƣợc sự hài lòng với công việc hiện tại của cá nhân bởi một khi họ cảm thấy gần gũi với cơ quan là khi họ

thực sự cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm hay thực sự có trách nhiệm với công việc của mình. Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận nhỏ những ngƣời cảm thấy không gần gũi với cơ quan của mình (5,2%) hay thậm chí cảm thấy không gần gũi chút nào (0,4%). Điều này có thể xuất phát từ chính tính chất công việc hay môi trƣờng làm việc của cá nhân. Điểm đáng lƣu ý khác là có 7,8% số ngƣời khi đƣợc hỏi về mức độ gần gũi với cơ quan thì cho biết họ cảm thấy không chắc lắm về cảm giác của mình, họ không cảm thấy không gần gũi với cơ quan nhƣng cũng chƣa thực sự cảm thấy mình là một phần của cơ quan.

Nhìn chung, vốn xã hội có vai trò quan trọng đối với nguồn nhân lực trẻ trong quá trình tuyển dụng cũng như trong môi trường làm việc. Trong công việc, họ thường nhận được sự giúp đỡ từ chính gia đình, đồng nghiệp hay những người quan trọng làm cùng lĩnh vực nghề nghiệp. Những sự giúp đỡ, hỗ trợ đó có thể là cung cấp thông tin phục vụ cho công việc, hướng dẫn cách làm việc hay thậm chí là giải quyết hộ công việc. Do đó, phần lớn nguồn nhân lực trẻ đều cảm thấy mình có mối quan hệ khá hòa thuận với đồng nghiệp cùng cơ quan. Để duy trì, củng cố mối quan hệ với đồng nghiệp cùng cơ quan, họ cũng tham gia vào các buổi đi chơi, các buổi dã ngoại, tất nhiên tỷ lệ tham gia ở mỗi nhóm tuổi có sự khác nhau. Ngoài ra, đa số nguồn nhân lực trẻ đều cảm thấy gần gũi với cơ quan, cảm thấy mình thực sự là một phần của cơ quan, muốn cống hiến, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển chung.

Khi bàn đến vốn xã hội, nhà xã hội học nổi tiếng Putnam đã coi vốn xã hội là “giá trị cốt lõi của các mạng lưới xã hội” (Putnam, 2000). Vốn xã hội có khả năng gắn kết con người lại với nhau, từ đó tạo ra mối quan hệ tương hỗ. Con người hỗ trợ, tương tác với nhau, đến với nhau bằng “niềm tin”, từ niềm tin đó con người có thể cùng nhau làm tăng năng suất, hiệu quả công việc. Khi nghiên cứu vai trò của vốn xã hội trong môi trường làm việc, các

mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau đã làm sáng tỏ hơn quan điểm của Putnam về vốn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 91 - 97)