Khái niệm “nguồn nhân lực”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 33 - 34)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Khái niệm công cụ

1.2.3. Khái niệm “nguồn nhân lực”

Nguồn nhân lực (human resourses) đƣợc hiểu nhƣ “nguồn lực con ngƣời”, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong phát triển kinh tế xã hội ổ mỗi quốc gia. Thuật ngữ này xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi có sự thay đổi về phƣơng thức quản lý, sử dụng con ngƣời trong kinh tế lao động. Sự xuất hiện của thuật ngữ “nguồn nhân lực” là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phƣơng thức quản lý mới đối với phƣơng thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con ngƣời trong lao động. Hay nói cách khác, yếu tố con ngƣời khi đó đƣợc coi là yếu tố quan trọng trong kinh tế lao động.

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có

thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”.

Định nghĩa này của Liên Hợp Quốc có phần thiên về chất lƣợng của nguồn nhân lực. Trong quan niệm này, điểm đƣợc đánh giá cao là coi các tiềm năng của con ngƣời cũng là năng lực khả năng để từ đó có những cơ chế thích hợp trong quản lý [21].

Theo Phạm Minh Hạc thì: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung) bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [14].

Theo Nguyễn Hữu Dũng thì: “Nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ: năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Ở góc độ thứ nhất, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là bộ phận quan trọng

nhất của dân số, có khả năng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội”

[8].

Nhƣ vậy, khái niệm nguồn nhân lực ở đây đƣợc hiểu là các nguồn lực về con ngƣời, tuy nhiên nó không chỉ đơn thuần là lực lƣợng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia đƣợc đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội. Nói cách khác, đây chính là yếu tố con ngƣời – yếu tố góp quan trọng góp phần quyết định sự phát triển tình kình kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 33 - 34)