Khái niệm “vai trò”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 28 - 30)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Khái niệm công cụ

1.2.1. Khái niệm “vai trò”

Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ đƣợc gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu. Vai diễn trên sân

khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chƣớc và học tập đóng vai của những nhân vật đƣợc đạo diễn phân đóng. Còn vai trò xã hội không có tính chất tƣởng tƣợng, bắt chƣớc cứng nhắc và nhất thời. Những hành vi thực tế của một ngƣời nhờ học hỏi đƣợc những kinh nghiệm, lối sống, tác phong từ trƣớc đó trong cuộc sống. Vai trò xã hội của một ngƣời có nghĩa là ngƣời đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của ngƣời đó. Đồng thời họ cũng nhận đƣợc những quyền lợi xã hội tƣơng ứng với việc thực hiện vai trò của họ [7].

Vai trò là mô hình hành vi đƣợc xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội với từng vị thế nhất định để thực hiện quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng với các vị thế đó. Có khá nhiều những định nghĩa khá nhau về vai trò nhƣng nhìn chung các quan điểm, định nghĩa đều thống nhất với nhau ở một điểm vai trò là quyền và nghĩa vụ đƣợc gắn với một vị trí xã hội nhất định.“Vai trò xã hội là chức năng xã hội, là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan bởi vị thế xã hội của cá nhân trong hệ thống các quan

hệ xã hội hoặc hệ thống các quan hệ giữa các cá nhân.” [7].

Cũng cần có sự phân biệt giữa thuật ngữ “vai trò” và thuật ngữ “vị thế”, chúng không phải là một và không đồng nhất với nhau. Vị thế và vai trò của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị, xã hội của họ, từ địa vị của các cá nhân thuộc các giai cấp và các nhóm xã hội khác mà quy định nên. Mỗi cá nhân có nhiều vị thế và vai trò khác nhau ở gia đình, ngoài xã hội…và tuỳ theo vai trò của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tƣơng ứng với vai trò mà cá nhân đảm trách. Vị thế và vai trò luôn gắn bó mật thiết với nhau. Không thể nói tới vị thế mà không nói tới vai trò và ngƣợc lại. [7].

Trong đề tài này, khái niệm “vai trò” đƣợc sử dụng với nghĩa là những chức năng, tác dụng đối với sự vật, hiện tƣợng. Cụ thể là tìm hiểu, nghiên cứu về vai trò, những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong phát

triển nguồn nhân lực trẻ, cũng nhƣ những rào cản khi sử dụng vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 28 - 30)