Khái niệm “vốn xã hội”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Khái niệm công cụ

1.2.2. Khái niệm “vốn xã hội”

Vốn xã hội (Social capital) là thuật ngữ lần đầu tiên đƣợc Lyda Judson Hanifan – một nhà giáo dục Mỹ đƣa ra vào năm 1916 khi ông bàn đến vấn đề trƣờng học ở nong thôn Bắc Mỹ. Theo ông “Thiện ý, tình bằng hữu, sự đồng cảm và giao thiệp giữa những cá nhân và gia đình tạo thành một đơn vị xã hội” … Nếu (một cá nhân) giao tiếp với những láng giềng của mình và họ với láng giềng của họ thì sẽ có sự tích tụ vốn xã hội, cái có thể thỏa mãn ngay các nhu cầu xã hội của anh ta và có thể có một tiềm năng xã hội đủ để cải thiện đáng kể điều kiện sống của cả cộng đồng” [4]. Tuy nhiên, dù đã đƣợc sử dụng từ đầu thế kỷ XX nhƣng nó chỉ đƣợc sử dụng rộng rãi sau công trình của James Coleman, P. Bourdieu, Putnam vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Thuật ngữ liên quan đến mạng lƣới xã hội, các chuẩn mực và sự tán thành, thừa nhận khiến cho hành động hợp tác giữa các cá nhân và các cộng đồng đƣợc dễ dàng. Năm 1995 đã có sự bùng nổ trong các chủ đề nghiên cứu về vốn xã hội với phạm vi rộng ở các ngành khoa học hàn lâm. Điều này cho thấy đƣợc sự chƣa thống nhất, nhất quán trong các cách hiểu, quan niệm nhất định về thuật ngữ “vốn xã hội”. Ở mối một tác giả vốn xã hội lại đƣợc nhìn nhận và nghiên cứu, sử dụng theo các cách khác nhau.

Năm 1990, nhà xã hội học ngƣời Mỹ James Coleman đƣa ra một khái niệm rất rộng về vốn xã hội mà không dựa vào cơ sở nghiên cứu lĩnh vực hẹp, theo ông “Vốn xã hội được định nghĩa bằng chức năng của nó. Nó không phải là những thực thể riêng lẻ mà là những thực thể đa dạng, với hai thành tố chung: chúng bao gồm một số khía cạnh của cấu trúc xã hội và tất nhiên là chúng linh hoạt trong các hành động của các tác nhân – dù các cá nhân hoặc liên kết các tác nhân – trong cấu trúc đó. Cũng giống như các hình thức khác của vốn, nhờ vốn xã hội có thể đạt được những mục tiêu cụ thể mà nếu không có vốn xã hội thì không thể đạt được”(Halpern, 2005). Đồng thời, tác giả

cũng khẳng định vốn xã hội bao gồm những đặc trƣng trong đời sống xã hội nhƣ: các mạng lƣới xã hội, các chuẩn mực (norms), và sự tin cậy trong xã hội (social trust) [43]. Đây cũng là những yếu tố giúp cho các thành viên trong cộng đồng có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung.

Trƣớc đó năm 1980, trong một công trình xuất bản, khi tìm cách giải thích tình trạng bất bình đẳng xã hội và quá trình tái sản xuất tình trạng bất bình đẳng ấy, nhà xã hội học Pháp P. Bourdieu đã du nhập khái niệm “vốn” hay “tƣ bản” (capital) của lĩnh vực kinh tế vào lĩnh vực xã hội học để phân tích quá trình lƣu thông của các loại tài sản khác nhau trong không gian xã hội. Ông định nghĩa vốn xã hội là một loại “mạng lƣới lâu bền” bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, những mối liên hệ này ít nhiều đã đƣợc định chế hóa. Do đó, theo ông, vốn xã hội. Phải thừa nhận rằng vốn xã hội có thể mang đến một sự khác biệt về các hình thức mà không thể thiếu được trong việc giải thích cấu trúc và những động lực về sự khác biệt giữa

các xã hội” (Bourdieu và Wacquant, 1992). Trƣớc đó, ông đã từng khẳng định

“Vốn xã hội là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong xã hội và bất cứ ai cũng có thể khai thác vốn xã hội nhằm đem lại các lợi ích kinh tế thông thường”

(Bourdier, 1983).

Fukuyama – một nhà nghiên cứu chính trị học ngƣời Mỹ gốc Nhật Bản cũng đã có nhiều bài viết về vốn xã hội và trong các nghiên cứu của mình ông khẳng định:“Vốn xã hội là những chuẩn mực không chính thức có tác dụng

thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hay nhiều các cá nhân” (Fukuyama, 2001). Một

năm sau, trong một bài viết khác, Fukuyama lại đƣa ra một định nghĩa khác:

“Vốn xã hội là các chuẩn mực, giá trị được chia sẻ để thúc đẩy sự hợp tác xã

hội, điều này được chứng minh bằng các mối quan hệ thực sự” (Fukuyama,

2002). Định nghĩa vốn xã hội của Fukuyama có đặc điểm là nhấn mạnh hơn đến yếu tố “chuẩn mực xã hội” bởi theo ông đây là nhân tố rất căn bản, cần thiết, không thể thiếu đƣợc trong các mối quan hệ xã hội từ trƣớc đến nay. Dù

là chuẩn mực chính thức hay không chính thức ông cũng khẳng định vốn xã hội chính là các mối quan hệ xã hội thực sự ràng buộc các cá nhân với nhau [44].

Nhà xã hội học Putnam – giảng viên Đại học Harvard cũng đã rất nhiều lần đề cập đến khái niệm “vốn xã hội”: “Những mối liên hệ trong mạng kết nối giữa các cá thể từng con người với nhau, giữa cá thể con người và xã hội, về những mối quan hệ tạo ra sự có đi có lại, sự tin cậy nhau, về những chẩn mực hình thành từ những mối quan hệ này. Với nghĩa như vậy, vốn xã hội liên

quan mật thiết đến phẩm chất công dân”(Putnam, 2000). Putnam không

những đào sâu khải niệm “vốn xã hội” mà còn đề xuất những chỉ báo nhằm đo lƣờng vốn xã hội. Trong một công trình nghiên cứu đối chiếu giữa miền bắc và miền nam nƣớc Ý, Putnam đã khảo sát vốn xã hội xét về nhiều mức độ tham gia vào đời sống công dân qua những chỉ báo nhƣ: mức độ tham gia vào các cuộc bầu cử, số lƣợng phát hành báo chí, mức độ gia nhập tự nguyện vào các hội và mức độ tin tƣởng vào các định chế công cộng. Ông kết luận rằng miền bắc nƣớc Ý, nơi mà những chỉ báo trên đều mang tính thuận lợi hơn miền nam, nghĩa là có “vốn xã hội” phát triển hơn, những thành tựu về khả năng quản trị của nhà nƣớc, về hiệu quả của các định chế cũng nhƣ sự phát triển kinh tế xã hội [47].

Nhìn chung, dù có nhiều cách hiểu và nhiều quan điểm khác nhau về vốn xã hội nhƣng các tác giả đều thống nhất với nhau ở chỗ vốn xã hội gắn liền với mạng lƣới xã hội, quan hệ xã hội, chẳng hạn nhƣ vốn xã hội kết nối với các mạng lƣới xã hội tƣơng đối bền vững (Boudieu, 1986), vốn xã hội nằm trong quan hệ xã hội (Coleman, 1988), vốn xã hội ở trong mạng lƣới xã hội và mạng lƣới xã hội là một thành tố quan trọng của vốn xã hội (Putnam, 2000), hoặc cần quan sát vốn xã hội thông qua mạng lƣới xã hội (Portes, 1998). Vốn xã hội đƣợc cấu thành bởi các thành tố chính là các mối quan hệ xã hội qua lại, các mạng lƣới xã hội và niềm tin. Trong đề tài nghiên cứu này, vốn xã hội cũng đƣợc sử dụng với những yêu tố cấu thành nhƣ vậy. Chính

niềm tin của con ngƣời, các mối quan hệ xã hội và những mạng lƣới xã hội mà cá nhân là thành viên đã gắn kết con ngƣời với nhau, từ đó tạo những điều kiện thuận lợi để cá nhân tự hoàn thiện và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 30 - 33)