Gây khó khăn, trở ngại trong công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 97 - 100)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Những rào cản của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ

3.3.1. Gây khó khăn, trở ngại trong công việc

Các mối quan hệ xã hội trong công việc đƣợc hình thành, duy trì và củng cố theo thời gian, và song hành cùng với thâm niên công tác của mỗi ngƣời. Có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cơ quan, cấp trên hay đôi khi là bạn bè, gia đình giúp nguồn nhân lực trẻ nhận đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời trong công việc. Tuy nhiên, đôi khi trong công việc có thể do vô tình hoặc cố ý mà chính những mối quan hệ xã hội đó lại trở thành yếu tố gây trở ngại, khó khăn cho nguồn nhân lực trẻ trong công việc.

Biểu đồ 3.9: Ngƣời gây trở ngại, khó khăn trong công việc của nguồn nhân lực trẻ

Đơn vị: %

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, về cơ bản mức độ thƣờng xuyên nguồn nhân lực trẻ bị gây trở ngại, khó khăn trong công việc từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũ mới, cấp trên, những ngƣời làm cùng lĩnh vực rất ít. Cụ thể, có 3,4% ngƣời trả lời cho biết gia đình thƣờng xuyên gây trở ngại, khó khăn trong công việc của họ, tỷ lệ này ở bạn bè là 0,6%, đồng nghiệp cũ là 1,0%, đồng nghiệp hiện tại là 3,6%, cấp trên là 2% và những ngƣời quan trọng làm cùng trong lĩnh vực nghề nghiệp là 1,2%.

Một điểm đáng lƣu ý khác nữa khi nhìn trên biểu đồ đó là tỷ lệ những ngƣời thỉnh thoảng gây cản trở trong công việc cho nguồn nhân lực chiếm tƣơng đối. Có đến 21,6% ngƣời trả lời cho biết gia đình thỉnh thoảng gây trở ngại trong công việc của họ, ở bạn bè còn cao hơn 37,4%, đồng nghiệp cũ 33,8%, đồng nghiệp hiện tại là 43,6%, cấp trên là 43,2% và những ngƣời quan trọng làm cùng trong lĩnh vực nghề nghiệp là 38%. Những con số này là

không nhỏ, qua đó phần nào cho thấy vốn xã hội không chỉ có những tác động tích cực mà nó vẫn luôn tồn tại những hạn chế nhất định.

Lý giải về việc nguồn nhân lực bị gây khó khăn, trở ngại trong công việc có thể phần lớn xuất phát từ việc xung đột vai trò, nhất là đối với ngƣời phụ nữ. Một ngƣời có thể phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau khi họ ở vào những vị trí xã hội khác nhau (Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng, 1998). Đối với công việc đồi hỏi họ phải là một nhân viên cần mẫn, hoàn thành tốt công việc của mình, đối với gia đình họ cần là những ngƣời bố, ngƣời mẹ yêu thƣơng con cái, chăm sóc gia đình. Do đó, khi cá nhân không cân bằng đƣợc những vai trò này tất yếu sẽ dẫn đến sự xung đột vai trò, cùng lúc cá nhân không đả nhiệm tốt các vai trò khi ở các vị trí xã hội khác nhau.

“Nhiều lúc chị cảm thấy bị căng thẳng lắm, giữa công việc gia đình và ở cơ quan. Chị có con nhỏ, khi con khỏe mạnh thì không sao nhưng khi con ốm, sốt chị không thể toàn tâm lo việc cơ quan được. Những lúc đó chỉ mong nhanh nhanh hết ngày để về chăm con, không thể để tâm vào công việc được. Hoặc khi gia đình có công, có việc chị lại phải xin đi muộn, về sớm, xin nhiều thì ngại nhưng không xin thì không được. Công việc chắc chắn bị ảnh hưởng rồi bởi mình có chú tâm được vào công việc đâu, những lúc đó mình bị mất lòng tin ở sếp và đồng nghiệp lắm”

(Nữ, 28 tuổi, chuyên viên)

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trẻ đôi khi còn gặp những trở ngại khó khăn đến từ chính những ngƣời đồng nghiệp. Điều này phần nào đƣợc lý giải khi trong công việc vẫn luôn có sự cạnh tranh giữa các đồng nghiệp với nhau.

“Cùng một phòng, đặc biệt là cùng một vị trí làm việc kiểu gì cũng có sự cạnh tranh với nhau em ạ, không ít thì nhiều. Cạnh tranh ở đây không hẳn là việc đì nhau xuống mà vươn lên nhưng đôi khi không thể tránh được những ích kỉ của bản thân khi thấy đồng nghiệp làm tốt còn mình thì không. Những lúc đó chạnh lòng lắm”.

Trong mẫu khảo sát, có đến 18,8% số ngƣời trả lời cho rằng đa số mọi ngƣời cùng cơ quan chỉ lo cho lợi ích bản thân mình. Do đó, khả năng đôi khi có thể do vô tình hoặc cố ý gây trở ngại, khó khăn đến các đồng nghiệp khác là điều có thể xảy ra. Điều này phần nào đúng và lý giải đƣợc lý do vì sao do vô tình hay cố ý mà nguồn nhân lực trẻ vẫn gặp phải những khó khăn, trở ngại trong công việc từ phải đồng nghiệp của họ.

Tỷ lệ lớn nguồn nhân lực trẻ cho biết họ chƣa bao giờ gặp phải những khó khăn, trở ngại trong công việc từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên hay những ngƣời quan trọng làm cùng trong lĩnh vực, nghề nghiệp. Điều này cho thấy đƣợc vai trò tích cực của các mạng lƣới xã hội khi các cá nhân là thành viên. Cụ thể, có đến 75% số ngƣời trả lời cho biết gia đình chƣa bao giờ gây khó khăn, trở ngại trong công việc của họ, tỷ lệ này ở đồng nghiệp cũ là 65,2%, ở bạn bè là 62%, những ngƣời quan trọng làm cùng trong lĩnh vực nghề nghiệp là 60,8%, cấp trên là 54,8% và đồng nghiệp hiện tại là 52,8%.

Lý giải cho vấn đề trên có thể dựa vào những mức độ quan hệ xã hội của nguồn nhân lực trẻ. Nguồn nhân lực luôn có ý thức muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa mình và những ngƣời có liên quan đến công việc, cụ thể có đến 52,4% số ngƣời thƣờng xuyên tạo dựng các mối quan hệ đó, tỷ lệ này ở những ngƣời thỉnh thoảng xây dựng mối quan hệ là 38,2%. Hơn thế, nguồn nhân lực trẻ cũng biết cách trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp trong cơ quan về các vấn đề liên quan đến công việc (96,4%), trao đổi với cấp trên (89,9%), trao đổi với đồng nghiệp ngoài cơ quan nhƣng có liên quan đến công việc (70,8%). Do đó, việc nguồn nhân lực trẻ chƣa bao giờ gặp phải những khó khăn, trở ngại trong công việc từ phía đồng nghiệp cũ mới, cấp trên, những ngƣời quan trọng làm cùng trong lĩnh vực nghề nghiệp là tƣơng đối nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh đắk lắk hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại phường tự an và phường thắng lợi) (Trang 97 - 100)