Tăng cường hướng dẫn và đào tạo người dùng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kho mở phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại thư viện trường đại học xây dựng hà nội luận văn ths khoa học thư viện 60 32 20 (Trang 86 - 88)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của kho mở

3.2.3. Tăng cường hướng dẫn và đào tạo người dùng tin

Trước sự biến đổi, phát triển đa dạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin tư liệu hiện nay, việc đào tạo NDT là việc cần thiết. NDT cần phải biết cụ thể mình cần những thơng tin gì, cần tìm ở đâu và bằng cách nào để có thể khai thác được thơng tin có hiệu quả, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà công nghệ xử lý và khai thác thông tin ngày càng được phát triển, phạm vi thông tin ngày càng được mở rộng. Khi đó, NDT phải biết chính xác thơng tin mình cần khai thác.

Mục đích của việc đào tạo NDT là nhằm giúp họ hiểu và nắm bắt được những cơ chế tổ chức của hoạt động thông tin tư liệu và biết sử dụng, khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện.

Từ trước đến nay, số lượng NDT sử dụng các dịch vụ thông tin thư viện truyền thống chiếm phần lớn. Họ đã quen sử dụng các sản phẩm thông tin như: tra cứu mục lục truyền thống, cơ sở dữ liệu thư mục…còn các sản phẩm và dịch vụ hiện đại như: CD – ROM tài liệu, CSDL tồn văn và tìm tin trên mạng thì NDT sử dụng chưa nhiều.

Trên thực tế, cho đến nay, thư viện vẫn chưa tiến hành đào tạo NDT mà mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn cho đối tượng NDT là sinh viên hay cán bộ khi cần. Thiết nghĩ Thư viện nên tiến hành đào tạo, hướng dẫn NDT cho đối tượng NDT ngay từ năm thứ nhất mới nhập trường. Tạo điều kiện cho NDT có thể hiểu và sử dụng được các sản phẩm thông tin – thư viện ngay từ đầu khi họ mới bước chân vào trường. Song song đó, Thư viện cũng nên mở các lớp huấn luyện cho NDT là cán bộ, giảng viên trong toàn trường, cung cấp những kiến thức chung nhất về hoạt động TT-TV và cách thức sử dụng các nguồn tin hiện có thơng qua các sản phẩm và dịch vụ của thư viện.

Thư viện nên có kế hoạch thường xuyên đào tạo người dùng tin bởi nguồn thông tin tại Thư viện ngày một nhiều và đa dạng về loại hình sản phẩm, dịch vụ.

khơng biết cách khai thác sử dụng thư viện thì sẽ mang cho mình cảm giác e ngại mỗi khi nghĩ đến thư viện, điều này góp phần làm giảm đi nhu cầu tin của NDT mỗi khi nghĩ về Thư viện. Vì vậy, tổ chức đào tạo kỹ năng tra cứu thông tin cho NDT là một việc làm thiết thực, hữu ích, tạo điều kiện để NDT sử dụng các cách tìm kiếm thơng tin một cách độc lập, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

* Yêu cầu đặt ra đối với việc đào tạo người dùng tin:

- Được đảm bảo pháp lý và phải được tổ chức và thực hiện thống nhất; - Đào tạo NDT phải là hoạt động thường xuyên, liên tục;

- Nội dung đào tạo phải phù hợp với từng nhóm đối tượng NDT;

- Chương trình đào tạo phải linh hoạt để dễ cập nhật những thay đổi của CNTT

- Phương thức đào tạo phải đa dạng, cơ động nhằm đảm bảo thuận lợi tối đa cho NDT.

- Thời gian đào tạo phải thích hợp với từng nhóm NDT và không nên kéo dài.

Thư viện Trường ĐHXD HN có thể đào tạo NDT bằng nhiều hình thức sau:

Hình thức trực quan: cung cấp những hiểu biết chung về kho mở cũng như

về thư viện trên bảng thông báo, chỉ dẫn NDT như: sơ đồ của Thư viện, các bảng thông báo về giờ hoạt động, về cách sắp xếp tài liệu trong các kho mở. Hiện Thư viện đã có hình thức này nhưng vẫn chưa được đầy đủ và chi tiết. Cần phải hoàn thiện hơn nữa.

Trao đổi trực tiếp: Hướng dẫn một cách trực tiếp các nguồn tri thức và cách

tra cứu sử dụng chúng.

Ấn phẩm hướng dẫn: Có thể biên soạn một tập sách nhỏ hướng dẫn cách sử

dụng thư viện và cách khai thác thông tin, cách sử dụng và tiếp cận các loại sản phẩm và dịch vụ hoặc giới thiệu trên Website của Thư viện và Trường.

Tổ chức các lớp định kỳ: Đưa vào chương trình đào tạo các lớp ngắn hạn vào

những ngày nhất định trong tháng.

Quá trình hướng dẫn đào tạo NDT cũng chính là q trình tự đào tạo lại cán bộ. Thơng qua các buổi tọa đàm, trao đổi hay phỏng vấn cán bộ thư viện phải tìm hiểu sâu hơn về các kiến thức chuyên ngành, kiến thức về CNTT và dần làm quen với cách thức làm việc trong mơi trường mới. Đây cũng chính là cách để cán bộ kho mở cũng như cán bộ thư viện tự tìm hiểu, học hỏi và nâng cao trình độ, kiến thức cho bản thân, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của NDT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kho mở phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại thư viện trường đại học xây dựng hà nội luận văn ths khoa học thư viện 60 32 20 (Trang 86 - 88)