Điểm đến và thương hiệu điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu du lịch cho di sản thế giới thành nhà hồ ở thanh hóa (Trang 27 - 32)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Điểm đến và thương hiệu điểm đến du lịch

1.2.1. Điểm đến du lịch 1.2.1.1. Khái niệm 1.2.1.1. Khái niệm

Điểm du lịch và tuyến du lịch là hai khái niệm thường được nhắc đến

nhiều nhất trong lĩnh vực lữ hành. Theo luật du lịch: “Điểm du lịch là nơi có

tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”

(Điều 4). Cũng theo luật du lịch được ban hành tháng 6/2005: “Tuyến du lịch

là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” (Điều 4).

Bên cạnh khái niệm về điểm du lịch, tuyến du lịch, chúng ta còn có khái niệm về điểm đến du lịch. Vậy điểm đến du lịch là gì?

Theo các nhà nghiên cứu về du lịch, “Một điểm thu hút khách du lịch là

một nơi cần được quan tâm, nơi khách du lịch đến để tham quan, thông thường là các triển lãm văn hóa giá trị vốn có của nó, mang ý nghĩa lịch sử hoặc xây dựng trên vẻ đẹp tự nhiên hoặc có các cơ hội vui chơi giải trí”. Như

vậy, theo cách định nghĩa trên, một địa điểm được quan tâm, được khách du lịch đến,… thì có thể được xem là một điểm đến du lịch.

Gần hơn so với định nghĩa trên, xét trên phương diện địa lí, “Nơi đến

du lịch là một vị trí địa lí mà du khách thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích của chuyến đi”.

Cũng giống như các khái niệm về du lịch, điểm đến du lịch là một phạm trù mà có nhiều quan điểm, hướng tiếp cận khác nhau từ nhiều cá nhân, tác giả. Từ các cách định nghĩa trên của các tác giả, người nghiên cứu xin đưa

ra một khái niệm mang tính cá nhân như sau: “Điểm đến du lịch là một địa

điểm có các tài nguyên du lịch, có các cơ sở, dịch vụ phục vụ du khách và là nơi du khách dành thời gian để thỏa mãn các nhu cầu theo mục đích của chuyến du lịch”.

Nói tóm lại, một điểm đến du lịch có thể là tổ hợp các sản phẩm, tiện nghi, dịch vụ tạo nên sự trải nghiệm du lịch. Điểm đến du lịch là một thành tố tạo nên sản phẩm du lịch, do vậy tự bản thân nó chưa thể thành sản phẩm du lịch khi chưa hội tụ đủ các yếu tố về dịch vụ, dịch vụ bổ sung, cơ sở hạ tầng du lịch phục vụ du khách, các sản phẩm kèm theo,…

1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch

Điểm hấp dẫn du lịch

Điểm hấp dẫn du lịch chính là yếu tố tạo nên sự thu hút du khách đến du lịch. Điều tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến du lịch có thể là do tính đặc thù (chỉ điểm du lịch đó mới có), tính độc đáo (gây hứng thú, tò mò cho du khách), tính đa dạng (ví dụ như quần thể các đảo thuộc vịnh Hạ Long, cao nguyên đá Đồng Văn, quần thể di tích cố đô Huế,…), và một số các đặc điểm thu hút khác. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như phát triển điểm du lịch, các cơ quan ban ngành, các nhà quản lí cần quan tâm và phát huy hơn nữa về các điểm hấp dẫn của điểm đến du lịch.

Giao thông

Giao thông có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Trong các tiêu chí đánh giá về sự thuận lợi của điểm du lịch và tài nguyên du lịch, mức độ thuận lợi về giao thông chiếm một vị trí cao. Trong khi đó, sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điều kiện căn bản cho sự thành công của các điểm đến du lịch. Giao thông sẽ góp phần không nhỏ trong việc tạo sự thuận lợi trong công tác vận chuyển khách. Giao thông thuận lợi cũng là yếu tố nhằm tiết kiệm thời gian cho du khách trong quá trình tham quan. Và một điều có thể nhận thấy đó là, thường những địa điểm du lịch thuận lợi về đường giao thông thì khả năng khách du lịch đến và lưu trú cũng sẽ nhiều hơn.

Cơ sở lưu trú, ăn uống

phòng ngủ; Thái độ phục vụ của nhân viên; Tiện nghi của cơ sở lưu trú, ăn uống. Đối với các cơ sở phục vụ các khách bình dân, yếu tố này được thể hiện rõ qua việc phù hợp khẩu vị ăn uống của du khách, nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, nhân viên niềm nở, thân tình,… Còn đối với các cơ sở cao cấp, một địa điểm lộng lẫy, trang hoàng và các yếu tố thẩm mĩ được đặt lên hàng đầu sẽ là những điểm quan trọng trong việc hấp dẫn du khách.

Các dịch vụ bổ sung

Đây là một trong những tiêu chí đánh giá các thứ hạng lưu trú và cũng là một trong những thành phần tạo nên nét mới mẻ, thu hút của điểm đến du lịch. Có một số điểm du lịch có các dịch vụ đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới (như thành phố Las vegas (Mỹ) với dịch vụ về casino và các loại hình giải trí liên quan, Pattaya (Thái Lan) là nơi rất phát triển loại hình dịch vụ du lịch “sex – show”,…) và đồng thời cũng là yếu tố thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.

Ngoài các thành phần nêu trên, điểm đến du lịch hấp dẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: các hoạt động du khách có thể được tham gia, các đặc trưng của vùng, miền, các sản phẩm tại các làng nghề,… Dù là điểm hấp dẫn nào của điểm đến du lịch thì cũng cần một sự quan tâm đúng mức, cần thiết và hợp lí từ phía những người làm công tác bảo tồn và phát triển du lịch.

1.2.2. Thương hiệu điểm đến du lịch

Như đã nói ở trên, thương hiệu trở thành một tài sản vô cùng quý giá của một cơ sở sản xuất, một công ty, một nhà cung cấp,… Và thương hiệu điểm đến, vì thế cũng là tài sản quý của một điểm du lịch, một khu du lịch, một vùng du lịch và cho cả một quốc gia có kinh doanh du lịch.

Cũng giống như thương hiệu nói chung, chức năng của thương hiệu điểm đến nhằm phân biệt với các điểm đến khác và chỉ ra đặc điểm nổi bật

của sản phẩm du lịch nơi khách đến. Nói theo cách khác: “Thương hiệu điểm

biết nơi đó, địa điểm đó như thế nào, có thể cung cấp được gì và cho du khách những trải nghiệm gì” (Nguồn: Branding and Market Development).

Thương hiệu điểm đến có vai trò rất lớn đối với không chỉ bản thân điểm đến đó, mà còn có tác động tích cực nhất định đến địa phương sở hữu điểm đến, cư dân bản địa, khách du lịch, các công ty du lịch và các thành phần kinh doanh các hoạt động nhờ vào điểm đến.

Thứ nhất, thương hiệu điểm đến tạo cho bản thân điểm đến sự nổi bật và sức thu hút so với các đối thủ cạnh tranh là các điểm đến khác. Nó giúp gây ra những nhận thức nhất định cho người tiêu dùng và tạo ra hành vi tiêu dùng du lịch cho các khách du lịch đối với điểm đến đó.

Thứ hai, với việc thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với điểm du lịch, địa phương nơi sở hữu điểm đến sẽ có được những lợi thế nhất định. Đây sẽ là lợi thế về cơ hội kêu gọi đầu tư, về khả năng phát triển kinh tế dựa vào du lịch, về hợp tác kinh tế giữa các vùng miền, quốc gia,…

Thứ ba, thương hiệu điểm đến còn ảnh hưởng rất lớn đến cư dân bản địa và đặc biệt là những thành phần dân cư kinh doanh các hoạt động phục vụ khách du lịch. Nhờ sự phát triển của điểm đến, khách du lịch sẽ đến nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng trong chuyến đi của họ cũng nhiều hơn. Cư dân bản địa lúc này không chỉ tham gia hoạt động kinh doanh, làm giàu cho họ mà còn có nhiều cơ hội việc làm phục vụ du lịch hơn. Chính vì thế, đời sống dân sinh cũng vì thế được nâng cao và đảm bảo.

Thứ tư, thương hiệu điểm đến cũng sẽ định vị cho các nhà kinh doanh du lịch triển khai các công việc nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đến khách hàng – là những người đã, đang và sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch đó. Nhờ sức hấp dẫn của thương hiệu điểm đến, các công ty du lịch sẽ dễ dàng trong việc thu hút khách du lịch hơn, tiết kiệm nhiều hơn chi phí quảng cáo và phân loại tốt hơn đối tượng khách du lịch ngay từ đầu.

Nhờ sự nổi tiếng của điểm đến, khách du lịch sẽ dễ dàng lựa chọn được điểm đến phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng chi trả của cá nhân. Đây chính là lí do giải thích tại sao, khách du lịch có khả năng chi trả cao thường lựa chọn các địa điểm du lịch cao cấp, có tên tuổi lớn, xếp hạng sao với mức chi trả cho nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống, giải trí, ... thường cao hơn rất nhiều để khẳng định “đẳng cấp” của mình.

Với những vấn đề vừa trình bày ở trên, có thể thấy điều quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu điểm đến trong du lịch đó chính là tạo ra được cảm nhận về điểm đến trong tư duy của du khách, khiến du khách phải quan tâm và lựa chọn điểm đến đó.

Nhìn chung, thương hiệu điểm đến thương hiệu sẽ bao gồm các thuộc tính cơ bản sau:

- Là đặc tính cạnh tranh của một sản phẩm hay một điểm đến, nó tạo cho sản phẩm hoặc điểm đến nét độc đáo và khác biệt so với những đối tượng khác;

- Là bản chất hoặc đặc tính cốt lõi của một sản phẩm hoặc một điểm đến, bao gồm cá tính riêng biệt tạo nên nét đặc thù và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh;

- Là nét tinh túy, độc đáo của điểm đến, tạo ấn tượng sâu sắc và được lưu giữ mãi trong tâm trí du khách;

- Là mối quan hệ tương quan năng động giữa sản phẩm và sự cảm nhận của khách hàng hoặc khách du lịch tiềm năng đối với sản phẩm đó; nó tồn tại và đảm bảo thực sự tin cậy, không được hư cấu, liên tục được vun đắp và phát triển;

- Là nền tảng cơ bản để các hoạt động tiếp thị truyền thông và các ứng xử được thực hiện.

Để tạo nên được thương hiệu điểm đến với các thuộc tính trên, những người làm công tác quản lí và phát triển du lịch cần tiến hành đồng thời việc

tạo ra các yếu tố hữu hình và vô hình cho điểm đến. Cụ thể, bao gồm: Nghiên cứu và tìm ra các giá trị cốt lõi của điểm đến, thiết kế nhận diện thương hiệu cho điểm đến (logo, slogan,…), giới thiệu sản phẩm du lịch thông qua các ấn phẩm, cẩm nang, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, radio, Internet,…) nhằm tăng tần suất xuất hiện của sản phẩm đối với người tiêu dùng – tức khách du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến và phát triển hoạt động du lịch trên hướng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu du lịch cho di sản thế giới thành nhà hồ ở thanh hóa (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)