7. Bố cục của luận văn
3.3. Một số đề xuất khác
3.3.4. Thông qua các giải pháp hỗ trợ
3.3.4.1. Hoàn thiện điều kiện sẵn sàng đón tiếp
Qua phân tích nghiên cứu, hiện tại cơ sở vật chất thành nhà Hồ khá thiếu và yếu. Nếu muốn đón được nhiều du khách trong tương lai, khu di sản cần đảm bảo các cơ sở vật chất để sẵn sàng đón tiếp khách và đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Trong điều kiện hiện tại, thay vì ưu tiên xây dựng các cơ sở vật chất lưu trú, ban quản lý cần đầu tư cho các hạng mục sau đây:
Đầu tiên, ban quản lý cần cho xây dựng nhanh nhất phòng đón tiếp khách. Đây sẽ là nơi đầu tiên đón khách sau khi khách đi qua cổng soát vé. Chính vì thế, cần đầu tư xây dựng cơ sở đón khách khang trang, rộng rãi và thoải mái để khách có thể tạm dừng chân nghỉ ngơi, tìm hiểu các thông tin bước đầu về di sản. Chính vì thế, ở đây cần bố trí lực lượng thuyết minh viên sẵn sàng tiếp đón và giới thiệu cho khách về sơ đồ các tuyến tham quan, các thông tin chung về điểm tham quan để du khách thuận tiện trong việc theo dõi và lựa chọn điểm đến.
Thứ hai, xây dựng hệ thống giao thông cho các loại xe du lịch cỡ nhỏ (xe điện), xe thô sơ (xe trâu, xe bò) phục vụ du khách tham quan tổng thể khu vực Hoàng thành. Do các điểm tham quan nằm cách xa nhau, việc lên phương án vận chuyển và kết nối các điểm tham quan là vô cùng cần thiết. Thêm vào đó, hoạt động này cũng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh và phục vụ du lịch.
Thứ ba, khu di tích cần đầu tư và trồng mới thêm nhiều cây xanh tạo bóng mát, khuôn viên cảnh quan, ghế đá nghỉ chân tạo khu vực di tích Hoàng Thành, đàn tế Nam Giao,… để phục vụ du khách. Việc thiếu cây xanh và các trang thiết bị hạ tầng đô thị khiến cho di sản ở thời điểm hiện tại trông khá hoang sơ và vắng vẻ, dễ tạo cảm giác nhàm chán và kép hấp dẫn cho du khách.
Để hình ảnh khu di sản chuyên nghiệp và thân thiện hơn, Ban quản lý cần quy hoạch và phân chia rõ ràng khu vực kinh doanh bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, tránh để tình trạng chèo néo khách du lịch như hiện tại. Việc tham gia làm kinh tế của người dân là quyền lợi chính đáng, song cần phải có chế tài rõ ràng để hoạt động này không làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của di sản.
3.3.4.2. Xác định sản phẩm du lịch chính và các sản phẩm du lịch hỗ trợ của thành nhà Hồ
Trước tiên, ban quản lý cần tập trung khai thác và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có: Du lịch văn hóa. Tác giả đề xuất học tập mô hình phát triển của khu di tích Mỹ Sơn là bài học kinh nghiệm.
Xét về hai điểm du lịch này có nhiều nét tương đồng: Thứ nhất, cả hai đều là công trình kiến trúc độc đáo, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; thứ hai cả hai đều cách khá xa trung tâm (Thành nhà Hồ cách trung tâm thành phố Thanh Hóa gần 50km, Mỹ Sơn cách phố cổ Hội An khoảng 70km); thứ ba, cả hai khu di tích đều nằm cách xa so với các địa điểm lưu trú, ăn uống.
Trước tiên, ban quản lý khu di tích thành Hồ cần quy hoạch lại rõ ràng các tuyến, điểm tham quan trong tour tham quan văn hóa di sản thế giới thành nhà Hồ. Trước mắt, có thể khai thác tuyến Nhà trưng bày hiện vật – Cổng Nam – Nhà cổ ông Phạm Ngọc Tùng hoặc đền thờ Bi ký nàng Bình Khương – Xem biểu diễn nghệ thuật tại Bảo tàng nhân học Vùng di sản. Vé tham quan hiện tại đang là 10.000 đồng, chủ yếu cho du khách tự do tham quan, không
bao gồm thuyết minh viên tại điểm. Tuy nhiên, để chuyên nghiệp hơn, thành nhà Hồ có thể đề xuất tăng giá vé tham quan nhưng phải đảm bảo chất lượng cho khách du lịch. Có như vậy, tương lai khách du lịch mới có thể đến khu di sản nhiều hơn.
Bên cạnh sản phẩm du lịch chủ đạo, Ban quản lý cần đề ra các sản phẩm du lịch bổ trợ nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch hiện có. Ngày 17/12/2013, UBND huyện Vĩnh Lộc đã đệ trình lên UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xin lập đề án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện Vĩnh Lộc. Hi vọng rằng, kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện và trở thành sản phẩm bổ trợ đắc lực cho sản phẩm du lịch văn hóa thành nhà Hồ.
3.3.4.3. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ khác
* Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ khu di sản
Nguồn lực con người luôn là vốn quý cho mọi quá trình lao động và tích lũy của xã hội. Do vậy, việc quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, bổ sung vào đội ngũ nhân viên còn thiếu nhiều cả về số lượng và chất lượng cũng là một vấn đề cần ưu tiên cần ưu tiên giải quyết của khu di sản thế giới thành nhà Hồ.
Để nâng cao được chất lượng nhân lực phục vụ khu di sản, cần chú ý phát triển ba lực lượng chính sau đây: Thứ nhất là bồi dưỡng và nâng cao trình độ lực lượng cán bộ nhân viên hiện có của Ban quản lí khu di sản; hai là kêu gọi và phát triển nguồn nhân lực du lịch là người dân địa phương sẵn sàng tham gia phục vụ du lịch; ba là kêu gọi và khuyến khích nhân lực có trình độ cao về du lịch về công tác tại thành nhà Hồ.
Đầu tiên, với lực lượng cán bộ nhân viên hiện có, trước mắt Ban quản lý cần có các hoạt động tập huấn nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Thuyết minh viên tại điểm sẽ là lực lượng nòng cốt và chủ đạo trong công tác đón tiếp và hướng dẫn khách du lịch, do đó cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ này để nâng cao tính chuyên nghiệp và kiến thức
diễn giải. Bên cạnh đó, việc chỉ có 02 hướng dẫn viên có khả năng ngoại ngữ phục vụ khách nước ngoài là quá thiếu và yếu, nếu lượng du khách nước ngoài đến tập trung sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của du khách.
Thứ hai là nguồn nhân lực là người dân địa phương. Hiện tại, bên cạnh nhân lực thường trực phục vụ tại Khu di sản, Ban quản lý thường huy động từ 50 đến 100 người trong các ngày lễ hội như ngày Kỵ mẫu bà Bình Khương, ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, ngày giỗ Đức Thánh Trần tháng 4 âm lịch,… Lực lượng này đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của Ban quản lí. Chính vì thế, việc quan tâm và thu hút sự tham gia của lực lượng này sẽ góp phần xây dựng nên hình ảnh chuyên nghiệp và đoàn kết của cộng đồng dân cư xung quanh khu di sản.
Thứ ba, Ban quản lý cần quan tâm đến lực lượng kế cận và tiếp nối phục vụ khu di sản. Chính sách khuyến khích và kêu gọi nhân tài sẽ luôn là động lực phát huy các giá trị tiềm năng của điểm đến. Ban quản lý cần tạo cơ hội cho các nhân lực có thành tích học tập tốt (đúng chuyên ngành của vị trí cần tuyển dụng), có nguyện vọng cống hiến cho sự phát triển của Di sản và đồng thời ưu tiên nhân lực là con em người dân địa phương. Việc này sẽ vừa góp phần nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên, vừa thúc đẩy sự cố gắng và nỗ lực hết mình vì quê hương của họ.
* Nâng cao dịch vụ du lịch bổ trợ tại khu di sản
Như đã phân tích ở trên, dịch vụ tại khu di sản còn thiếu và yếu rất nhiều. Việc nâng cao các dịch vụ hiện có là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết cho khu di sản ở thời điểm hiện tại nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh đối với khách du lịch. Với cơ sở vật chất còn nghèo nàn và thiếu thốn, khu di tích rất cần nâng cao và tạo điểm nhấn nhất định cho điểm đến bằng việc củng cố và phát triển các dịch vụ hiện tại như dịch vụ thuyết minh viên tại điểm, quầy nước và đặc sản địa phương phục vụ miễn phí cho khách tham quan.
TS Bùi Quang Thắng cho rằng còn có thể kết hợp văn hóa đương đại nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và sức thu hút của dịch vụ đối với khách tham quan. Đồng thời, đây cũng là một trong những phương pháp tạo nên thương hiệu một cách hiệu quả cho điểm đến. Như đã trình bày ở trên, sản phẩm du lịch chính ở đây sẽ là du lịch văn hóa. Giá trị lịch sử và các hiện vật còn lại sẽ là điểm nhấn và đề tài chính cần khai thác triệt để trong chương trình du lịch tham quan văn hóa tại thành nhà Hồ. Bên cạnh đó, để bổ trợ và làm nổi bật giá trị của di sản, nội dung của chương trình nghệ thuật cần có nội dung cụ thể và được dàn dựng một cách chuyên nghiệp. Tác giả đề xuất đội văn nghệ sẽ phục vụ 2 buổi một ngày, theo khung giờ nhất định (thay vì khi nào khách yêu cầu đội mới phục vụ hoặc chỉ phục vụ vào hai ngày cuối tuần như hiện tại). Ban quản lí khu di sản cũng cần trích ra một phần ngân sách để trả lương cho đội văn nghệ vì hiện tại chi phí để duy trì đội văn nghệ chủ yếu do các cá nhân tự bỏ tiền ra. Nội dung buổi biểu diễn cũng nên tập trung ca ngợi di sản, mảnh đất Vĩnh Lộc nói riêng và Thanh Hóa nói chung để du khách có cơ hội vừa thưởng thức nghệ thuật, vừa tìm hiểu thêm về thành nhà Hồ.
* Quản lý, nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường di sản Để giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cần phải có sự nỗ lực rất lớn ở các cấp lãnh đạo và nhân dân trong toàn tỉnh. Nói cách khác cần phải có những giải pháp nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm góp phần giữ gìn và phát huy giá trị di sản thế giới.
Rồi đây, huyện Vĩnh Lộc nơi gìn giữ di sản văn hóa Thành Nhà Hồ sẽ là địa danh thu hút nhiều du khách tới tham quan. Trong quá trình tham quan của mình, khách du lịch có thể để lại những tác động tiêu cực tới môi trường và tài nguyên nơi đây như: Phá vỡ cảnh quan môi trường di sản; chạm khắc tên trên đá, cây, di tích,... Vì vậy cần phải có giải pháp để du khách tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường tại khu di tích.
nguyên khu vực. Cụ thể là phải có quy định những hoạt động được làm, không được làm tại khu vực di tích, ý thức bảo vệ môi trường, trân trọng các giá trị tự nhiên và văn hóa truyền thống, tiết kiệm trong việc sử dụng điện, nước, không sử dụng các sản phẩm liên quan đến động thực vật hoang dã ...
Du khách được khuyến khích tham gia vào các chương trình vệ sinh, làm sạch điểm du lịch, trồng cây xanh góp phần làm xanh hóa điểm đến... Những việc này không những giúp du khách nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường mà còn mang lại niềm vui và những kỷ niệm đáng nhớ trong những chuyến đi.
Du khách được khuyến khích sử dụng và tiêu dùng những sản phẩm địa phương. Việc này ngoài việc giúp khôi phục và duy trì phát triển các ngành nghề, loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, còn giúp đem lại thu nhập cho cộng đồng địa phương. Đồng thời cũng góp phần quảng bá các sản phẩm của địa phương tới các vùng miền khác.
Để giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử di sản, trong tương lai sẽ xuất hiện các hướng dẫn viên du lịch, họ là linh hồn của đoàn khách trong các chuyến du lịch, viếng thăm di tích, họ vừa là người phục vụ nhưng đồng thời là người làm công tác tiếp thị, quảng cáo của địa phương và của cả dân tộc. Hơn ai hết họ phải là người am hiểu các kiến thức về môi trường nói chung và tại khu vực nói riêng. Hướng dẫn viên phải làm gương cho du khách trong việc tuân thủ và thực hiện các quy định về môi trường. Để có thể thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản, hướng dẫn viên cần được trang bị các kiến thức:
Một là kiến thức pháp luật về môi trường, cụ thể như: Luật môi trường, quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Hướng dẫn viên cần phải nắm được căn cứ pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam. Các kiến thức này đặc biệt hữu ích khi hướng dẫn viên đi hướng dẫn các đoàn khách quốc tế, những người đến từ những nước
có những quy định khác Việt Nam về môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng.
Hai là hướng dẫn viên phải có hiểu biết nhất định về đặc điểm môi trường di tích. Hiểu biết về đặc điểm môi trường giúp hướng dẫn viên dễ dàng trong việc hướng dẫn, tổ chức và kiểm soát việc tuân thủ của du khách đối với các quy định về bảo vệ môi trường khu vực.
Ngoài ra sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu di tích có vai trò then chốt trong việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nó được thể hiện ở chỗ sự tham gia của cộng đồng địa phương một mặt giúp họ nhận thức được vai trò của họ trong việc bảo vệ môi trường đồng thời có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách có hành vi và ứng xử thân thiện với môi trường. Công tác bảo vệ môi trường chỉ thành công khi huy động được sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị và mỗi người dân. Sự tham gia của các lực lượng xã hội sẽ tạo ra tiếng nói đồng thuận, tạo dư luận xã hội và tạo ra nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đối với hoạt động du lịch tại một huyện bán sơn địa – nơi sự nhận thức của người dân về môi trường còn hạn chế, vận động cộng đồng tham gia và bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng và nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nhằm gìn giữ, phát huy giá trị di sản cần phải:
Một là, cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin về những tác động nhiều chiều của hoạt động du lịch bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực.
Hai là, đảm bảo sự tham gia của người dân vào hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị di sản càng sớm càng tốt, việc làm này không những có tác dụng giảm áp lực của cộng đồng địa phương đối với môi trường mà còn tạo cơ hội cho người dân có việc làm, thu nhập, hơn nữa còn giúp người dân có tinh thần trách nhiệm cao hơn với bảo vệ môi trường khu vực.
trường cho một số tầng lớp nhân dân. Các cá nhân tham gia lớp tập huấn này phải có trách nhiệm truyền đạt và phổ biến các nội dung đã được tập huấn tới cộng đồng và địa phương của mình.
Bốn là, tổ chức các câu lạc bộ xanh cho cộng đồng địa phương. Các câu lạc bộ này khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương vào tìm học tập, tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường và tham gia thực hiện các hoạt động