Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu du lịch cho di sản thế giới thành nhà hồ ở thanh hóa (Trang 61 - 67)

7. Bố cục của luận văn

2.2 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của thành nhà Hồ

2.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương

hiệu điểm đến thành nhà Hồ

2.2.1.1 Các chính sách phát triển du lịch, dự án kêu gọi đầu tư của địa phương

Cũng như hầu hết các địa phương khác của tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Lộc vẫn đang còn là một huyện lị nghèo của tỉnh. Thành phần dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thành nhà Hồ chưa được đầu tư, tôn tạo đúng mức. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu đến từ trung ương và tỉnh Thanh Hóa. Sau đây là danh sách các dự án đầu tư vào huyện Vĩnh Lộc nói chung và thành nhà Hồ nói riêng, tính đến năm 2020:

Bảng 2.3: Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư của huyện Vĩnh Lộc đến năm 2020

Đơn vị tính: Triệu USD

STT Tên dự án Mục tiêu của dự án Địa điểm xây dựng

Quy mô, thông số kỹ thuật chủ yếu TMĐT (Tr.USD) Hình thức Hợp đồng Thời gian KC- HT DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC

BOT, BTO, BT VÀ PPP ĐẾN NĂM 2020 GIAO THÔNG

1

Đường giao thông từ phía Nam tỉnh Ninh Bình đi sân

bay Thọ Xuân

Tạo điều kiện thu hút khách sử dụng sân bay Thọ Xuân

Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc

Nâng cấp 30 km

đường 15 BOT, BT 2014-2017

2

Đường nối Khu di tích Lam Kinh với Khu di sản văn hóa

Thành Nhà Hồ Kết nối các điểm du lịch và góp phần phát triển ngành du lịch, KTXH địa phương Thọ Xuân, Vĩnh Lộc 28 km đường cấp IV đồng bằng 50 BOT, BT 2014-2017 3

Đường nối từ QL217 đi QL 45, QL 47 (bao gồm cả cầu

vượt sông Chu)

Kết nối hệ thống QL 217 với QL 45, 47 và đường Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy phát triển KT-VH-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn

20km và 01 cầu

vượt Sông Chu 800

BT, BOT,

PPP 2014-2018

DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI NGUỒN VỐN ODA ĐẾN NĂM 2020 VĂN HÓA, THỂ DỤC THỂ THAO

1 Khu du lịch di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ Huyện Vĩnh Lộc,

Cẩm Thủy 16ha 70 2013-2017 Đang lập QH

Nhìn vào các dự án đầu tư, có thể thấy chủ yếu tập trung vào giao thông và nông nghiệp, duy nhất một dự án du lịch nhằm vào mục tiêu quy hoạch khu du lịch di sản thành nhà Hồ. Tuy dự án đầu tư chưa nhiều, song với một điểm du lịch còn đang ở những giai đoạn đầu của chu kỳ sống như thành nhà Hồ, việc quy hoạch và phát triển giao thông được xem là một trong những công tác cần thiết và đặc biệt quan trọng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã giao nhiệm vụ cho UBND huyện Vĩnh Lộc lập và triển khai đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Vĩnh Lộc, dựa vào ngân sách đầu tư phát triển tỉnh và xã hội hóa. Trong đó, thời gian xây dựng đề án là năm 2014, thời gian triển khai thực hiện từ 2015 đến 2018. Nhiệm vụ chính của đề án này là đầu tư hạ tầng, cải tạo, nâng cấp môi trường, cơ sở vật chất phục vụ khách ăn, nghỉ; khôi phục các làng nghề thủ công truyền thống; bảo tồn, phục dựng các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống.

Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch và khuyến khích người dân tham gia làm du lịch sẽ giúp hình ảnh thành nhà Hồ hấp dẫn hơn đối với khách du lịch. Đặc biệt, đây cũng là một hình thức giúp cải thiện đời sống của người dân địa phương và góp phần nâng cao ý thức giữ gìn di sản của người dân sở tại.

2.2.1.2. Cơ sở hạ tầng thông tin và quản lí thông tin

Hiện nay, huyện Vĩnh Lộc có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sau đây:

* Viễn thông Vĩnh Lộc thuộc VNPT cung cấp các dịch vụ: Internet, điện thoại cố định, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động …

* Viễn thông quân đội (Viettel Telecom): Cung cấp các dịch vụ: internet, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động.

* Viễn thông điện lực (EVN Telecom): Internet, điện thoại cố định không dây, điện thoại di động…

Ngoài ra, huyện còn có 1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính thuộc VNPT.

Có 16 bưu điện văn hoá xã thuộc bưu điện Vĩnh Lộc và Viễn thông Vĩnh Lộc.

Tất cả cơ sở hạ tầng thông tin trên cũng đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tìm hiểu thông tin, liên lạc,… cho người dân địa phương và khách du lịch khi đến đây. Nói riêng về thành nhà Hồ, như đã đề cập trong chương 2 của đề tài, công tác thông tin và quản lí thông tin của khu di sản được giao cho phòng Truyền thông và Khai thác dịch vụ. Không chỉ chịu trách nhiệm về các dự án, kế hoạch được cấp trên giao phó, Phòng Truyền thông và Khai thác dịch vụ còn trực tiếp quản lý và vận hành website chính thức của khu di sản, đồng thời chịu trách nhiệm về hướng dẫn, thuyết minh tại điểm cho khách du lịch.

Cán bộ, nhân viên phòng Truyền thông và Khai thác dịch vụ cũng trực tiếp và chủ động lên các kế hoạch quảng cáo, giới thiệu về di sản thế giới thành nhà Hồ cho du khách. Điển hình là hoạt động phát tờ rơi, tham gia các hội thảo, trung tâm triển lãm,… để nối gần khoảng cách giữa di sản và khách du lịch trong nước và nước ngoài.

Cơ sở hạ tầng và quản lý thông tin được xem là một trong những yếu tố quyết định cho việc thành công của công tác xây dựng thương hiệu. Bởi lẽ, muốn quảng bá thành công, chúng ta cần công cụ để xúc tiến. Thực tế đã chứng minh, cơ sở hạ tầng thông tin là một trong những công cụ nhanh và hiệu quả nhất trong công tác quảng bá du lịch, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới như hiện nay.

2.2.1.3. Chất lượng sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch đóng một vai trò then chốt trong việc tạo nên thương hiệu của một điểm đến, quốc gia. Với các ngành kinh doanh khác, sản phẩm là hàng hóa, thì với kinh doanh du lịch, sản phẩm là tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch.

Hiện nay, sản phầm du lịch chủ yếu được đưa vào khai thác tại khu di sản thành nhà Hồ là du lịch lịch sử - văn hóa. Phát huy thế mạnh là di sản thế

giới được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ đang dần trở thành là một điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Ban quản lý chủ yếu tập trung đón tiếp và giới thiệu cho du khách tại khu vực Nhà trưng bày. Ngoài ra, du khách có thể tham quan, chụp ảnh tại khu vực cổng Nam và tìm hiểu thêm về di sản tại Bảo tàng Nhân học vùng di sản.

Tuy là một di sản được thế giới công nhận, nhưng các sản phẩm du lịch ở đây còn nghèo nàn và đơn điệu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của điểm đến với du khách trong và ngoài nước. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, liên kết các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch,… để tạo nên sự hấp dẫn và tránh nhàm chán cho khách du lịch. Tìm ra sản phẩm tốt sẽ là bài toán khó tuy nhiên cũng là cơ hội phát triển được mở ra cho di sản thế giới thành nhà Hồ.

2.2.1.4. Môi trường

Để đảm bảo cảnh quan và môi trường sạch, đẹp, Ban quản lý giao cho Tổ vệ sinh môi trường nhiệm vụ dọn dẹp, thu gom rác thải hàng ngày vào hai buổi sáng và chiều.

Tuy nhiên, theo quan sát thực tế, có thể thấy cảnh quan môi trường tại khu di sản còn khá hoang sơ, nghèo nàn. Đặc biệt là hệ thống cây xanh còn ít và chưa được đầu tư, chăm sóc.

Cả khu di sản hiện chỉ có một nhà vệ sinh nhỏ, được xây dựng tạm bợ gần Bảo tàng nhân học vùng di sản.

Khu du lịch chưa được đầu tư cơ sở cấp thoát nước. Do vậy, nước thải và nước mưa chủ yếu tự ngấm vào lòng đất. Điều này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng nặng nề tới môi trường cảnh quan và sinh thái của di sản, tạo ấn tượng không tốt cho khu di sản.

2.2.1.5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Yếu tố con người luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng và quyết định đến yếu tố thành bại của các hoạt động kinh tế, giáo dục, xã hội, văn

hóa,… Trong du lịch, việc đóng góp và tham gia của cộng đồng dân cư có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh thân thiện, mến khách và đặc biệt cho điểm đến.

Thành nhà Hồ nằm trong khu vực đông dân cư. Người dân nơi đây vẫn sinh hoạt và gắn bó với di sản hàng ngày. Đến với thành nhà Hồ, ấn tượng đầu tiên của du khách là người dân vô cùng thân thiện. Du khách có thể hỏi thông tin từ bất cứ một người dân nào về di sản và được chỉ dẫn rất tường tận, từ việc hỏi đường đến việc ăn ở như thế nào, đi lại ra sao. Với chủ yếu thành phần dân cư là thuần nông, người dân thừa hưởng các tính cách truyền thống như thật thà, chân chất và đặc biệt luôn nở nụ cười khi gặp khách du lịch.

Trong khu di sản, một bộ phận người dân cũng đã lập nên câu lạc bộ nghệ thuật từ chính tình yêu và niềm đam mê đối với di sản. Cô Nguyễn Thị Tâm – Thành viên của Hộ Kinh doanh dịch vụ tại du sản cho biết: “Gia đình cô có 5 người và đều làm thành viên của câu lạc bộ. Ngoài ra, trong các buổi biểu diễn có thêm các thành viên khác, đều là các chị em làm nông nhưng khi có khách muốn xem biểu diễn, họ sẽ gác lại công việc cá nhân, tập trung tại Bảo tàng nhân học và tham gia biểu diễn phục vụ du khách”. Bản thân khách du lịch khi đến đây và được xem biểu diễn nghệ thuật, khi được hỏi cũng đều thể hiện sự vui mừng và ấn tượng với đội ngũ biểu diễn văn nghệ. Bởi lẽ, “các chị em ở đây không chỉ vừa hát, vừa múa phụ họa mà còn có thể đáp ứng được rất nhiều loại hình ca nhạc mà khách yêu cầu như chầu văn, quan họ, cải lương, hò sông Mã,…”.

Hiện tại, Ban quản lí di sản cũng rất khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động bảo vệ khu di tích, vệ sinh môi trường, kiểm soát và bán vé tham quan,… Ngoài ra, cũng như các địa phương khác, Ban quản lý khuyến khích con em địa phương học tập, tu dưỡng và trở về cống hiến cho quê hương.

2.2.1.6. An ninh, an toàn tại thành nhà Hồ

Khu di sản được phân vùng và giới hạn rõ ràng. Di sản được bảo vệ thường xuyên, đặc biệt chú trọng trong công tác bảo tồn kiến trúc di sản, hiện vật gốc tại di sản, hiện vật trong khi bảo quản, nhà trưng bày.

Các tổ an ninh trật tự thường xuyên kiểm tra, giám sát khu vực trung tâm và quanh vùng di sản cũng là yếu tố quan trọng giúp cho tình hình an ninh ở đây tương đối ổn định và an toàn.

Ngoài ra, Trung tâm bảo tồn di sản còn thường xuyên hợp tác với các phòng chuyên môn của Công an tỉnh Thanh Hóa và cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, thực hiện nghiêm túc các quy định về an ninh trật tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu du lịch cho di sản thế giới thành nhà hồ ở thanh hóa (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)