Khảo sát công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành nhà Hồ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu du lịch cho di sản thế giới thành nhà hồ ở thanh hóa (Trang 67 - 69)

7. Bố cục của luận văn

2.2 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của thành nhà Hồ

2.2.2. Khảo sát công tác xây dựng thương hiệu du lịch thành nhà Hồ trong

thời gian qua

Từ một di tích hoang phế bị tàn phá do chiến tranh và con người, thời gian qua Thành Nhà Hồ và một số di tích phụ cận liên quan đã được đầu tư bảo tồn, tôn tạo. Di tích đàn tế Nam Giao được bảo tồn cấp thiết; di tích đường hoàng gia, công trường khai thác đá cổ được nghiên cứu khai quật; đường dạo xung quanh thành nội, đường vào công trường khai thác đá cổ được xây dựng, nhà trưng bày bổ sung di sản được nâng cấp...Bộ máy quản lý di sản đảm bảo việc quản lý và phục vụ du khách nên Thành Nhà Hồ đã trở thành điểm đến du lịch của Thanh Hóa.

Mặc dù chưa xây dựng được một thương hiệu du lịch hoàn chỉnh song thời gian qua, Ban quản lý khu di sản cũng đã có những nỗ lực nhất định nhằm xây dựng và đưa hình ảnh thành nhà Hồ đẹp hơn trong mắt khách du lịch.

Bước đầu, Ban quản lí khu di tích đã xác định tập trung khai thác và phát triển loại hình du lịch văn hóa. Đây là một trong những giá trị nổi bật của di sản và cần phát huy tối đa hiệu quả. Để tạo nên sự đa dạng và phong phú của sản phẩm, các nhà quản lí đã kết hợp du lịch tham quan di sản với các điểm du lịch vùng đệm như nhà cổ, đình, đền,… và nối với các điểm du lịch

khác trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thành nhà Hồ cũng đã tạo nên Logo du lịch riêng, với bố cục và hình ảnh chính được lấy ý tưởng từ các cổng thành của di sản. Biểu trưng này cũng được sử dụng xuyên suốt trong các sách báo, ấn phẩm, đồ lưu niệm,… về thành nhà Hồ.

Đặc biệt, thời gian qua, Ban quản lý nói riêng và người dân tham gia làm du lịch tại Khu di sản nói chung cũng đang hết sức nỗ lực để có thể xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và thân thiện với khách du lịch.

Điển hình là các quầy nước và đặc sản quê hương như kẹo lạc, chè lam dành phục vụ miễn phí cho du khách. Một câu lạc bộ nghệ thuật do những người dân đam mê, nhiệt huyết, hàng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng chỉ cần có du khách cần, họ sẽ sẵn sàng bỏ công việc gia đình, cá nhân để phục vụ văn nghệ miễn phí cho khách du lịch.

Lực lượng thuyết minh viên tại điểm luôn sẵn sàng đón tiếp và hướng dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu về di sản. Chị Nguyễn Thị Lanh – Thuyết minh viên tại điểm thành nhà Hồ, chia sẻ: “Để giúp khách du lịch hiểu sâu sắc hơn về di sản thành nhà Hồ, chúng tôi ngoài trau dồi kiến thức chuyên môn còn phải nỗ nực hoàn thiện các kĩ năng hướng dẫn để tạo cho du khách một ấn tượng đẹp và đáng nhớ về thành nhà Hồ”.

Khu di sản cũng được phân định ranh giới rạch ròi và bảo vệ nghiêm ngặt. Do nằm trong một vùng đồng bằng với những thửa ruộng bao quanh đã tạo nên cho thành nhà Hồ một hình ảnh yên bình, dân dã nhưng cũng không kém phần hoành tráng nhờ quy mô và giá trị của di sản.

Tất cả những nỗ lực đó đã và đang tạo nên một nét đẹp, một điểm nhấn và ấn tượng mạnh cho du khách mỗi lần đến thăm thành nhà Hồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu du lịch cho di sản thế giới thành nhà hồ ở thanh hóa (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)