1.2 .Các lý thuyết áp dụng
1.2.2. Lý thuyết phát triển bền vững
Từ khi mới ra đời cho đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm “phát triển bền vững”. Điển hình nhƣ các định nghĩa sau:
Uỷ ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển tại hội nghị Brundtland 1987 cho rằng “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đƣợc các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”. Định nghĩa đã đề cập đến sự công bằng giữa các thế hệ trong sự phát triển, và coi đó là yêu cầu của sự phát triển bền vững. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, định nghĩa này vấn còn chƣa nói rõ đến các vấn đề, nội dung của phát triển bền vững.
Bên cạnh định nghĩa của Uỷ ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển, Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á cũng định nghĩa: “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Phát triển bền vững cần phái đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phƣơng hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tƣơng lai.
Trong sách “Không chỉ là tăng trƣởng kinh tế-Nhập môn về phát triển bền vững” của Ngân hàng thế giới, các tác giả đã chỉ rõ “Phát triển bền vững cũng có thể đƣợc gọi một cách khác là phát triển bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi, cần cân bằng giữa lợi ích của các nhóm ngƣời trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, và thực hiện điều này đồng thời trên ba lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau – Kinh tế, xã hội và môi trƣờng”.
Nhƣ vậy, có thể tóm tắt lại, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà ở ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trong đó, việc khai thác, sử dụng các nguồn lực trong giai đoạn hiện tại cần hợp lý và có kế hoạch, để sao cho đáp ứng đủ nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.
Vận dụng trong nghiên cứu về phát triển bền vững đối với đối tƣợng cộng đồng thì theo Meredith P. Hamstead và Michael S Quinn (2005) thì phát triển cộng đồng bền vững không tập trung vào nền kinh tế cũng nhƣ cộng đồng nhƣ là mục đích chính của hành động mà là tìm kiếm sự tích hợp công cụ, mô hình và chiến lƣợc sinh thái, kinh tế và chính trị. Đặc trƣng của lý thuyết phát triển cộng đồng là (i) Đa dạng hóa kinh tế và tự chủ; (ii)Công bằng xã hội thông qua tiếp cận trao quyền công dân và cải thiện công tác tiếp cận giáo dục, thông tin và sự tham gia có ý nghĩa và hiệu quả; (iii) Sinh thái bền vững thông qua quản lý dựa vào cộng đồng và giảm thiểu tất cả hình thức tiêu thụ và chất thải; (iv) Tích hợp chiến lƣợc kinh tế, xã hội và sinh thái.
Nhƣ vậy, phát triển cộng đồng là phát triển tổng thể cho cộng đồng về kinh tế- văn hóa- xã hội – môi trƣờng. Do đó, trong nghiên cứu của mình tác giả nhìn nhận phát triển cộng đồng theo 2 hƣớng nghiên cứu chính (i) Sự thay đổi ngƣời dân sau tái định cƣ (thay đổi về kinh tế - giáo dục – y tế- văn hóa – xã hội – chính trị - môi trƣờng); (ii) Mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các yếu tố trên.