Mức độ hài lòng của ngƣời dân về đời sống chính trị sau tái định cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 94 - 98)

1.2 .Các lý thuyết áp dụng

3.3. Đời sống chính trị của ngƣời dân tái định cƣ Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố

3.3.3. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về đời sống chính trị sau tái định cƣ

Đời sống chính trị ngƣời dân sau tái định cƣ có sự thay đổi không đáng kể. Tại khu tái định cƣ việc thông tin đều đặn cho các hộ gia đình, tỷ lệ ngƣời dân đƣợc thông tin trƣớc và sau tái định cƣ không có sự chênh lệch đáng kể. Ngoài ra, trƣớc và sau tái định cƣ chính quyền đã chủ động thu hút sự tham gia của ngƣời dân vào các công việc

chung của địa phƣơng, ngƣời dân đƣợc tham gia bàn bạc, thảo luận, cùng ra quyết định với cộng đồng và chính quyền. Sau tái định cƣ, sự tham gia của ngƣời dân có dấu hiệu giảm đi do ngƣời dân đang ƣu tiên thiết lập đời sống sau tái định cƣ. Do vậy, tỷ lệ ngƣời dân không hài lòng với đời sống chính trị sau tái định cƣ chiếm tỷ lệ không đáng kể, khoảng 1%. Đa số (71,3%) ngƣời dân nhận định rằng thấy bình thƣờng với đời sống chính trị sau tái định cƣ. Tỷ lệ ngƣời dân hài lòng với đời sống chính trị sau tái định cƣ chiếm tỷ lệ khá cao là 27,7%. Xem bảng 3.3.2

Về giới tính chủ hộ, tỷ lệ hộ gia đình do nữ và nam làm chủ hộ ít có sự chênh lệch về mức độ thông tin và sự tham gia vào các hoạt động địa phƣơng. Điều này có ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của hộ gia đình về đời sống chính trị không?

Bảng 3.3.2: Tƣơng quan giữa giới tính của chủ hộ với mức độ hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %)

Mức độ hài lòng Giới tính chủ hộ GĐ Trung bình chung Nam Nữ Rất hài lòng 3.1 29.4 16.6 Hài lòng 13.4 8.8 11.1 Bình thƣờng 81.4 61.8 71.3 Không hài lòng 2.1 0 1 Tổng 100 100 100

(Nguổn: Khảo sát Thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Bảng 3.3.2 cho thấy tại các hộ gia đình có nam làm chủ hộ có sự kỳ vọng lớn hơn vào đời sống chính trị hơn các hộ gia đình có nữ làm chủ hộ, thể hiện qua tỷ lệ nam chủ hộ không hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ cao hơn nữ giới, trong khi tỷ lệ nam hài lòng lại thấp hơn nữ giới. Tỷ lệ ngƣời dân không hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ có sự chênh lệch giữa nam và nữ mặc dù là không lớn khoảng 2%. Tỷ lệ hộ gia đình có nữ làm chủ hộ hài lòng cao gấp đôi nam giới là 38,2% so với 16,5%, ngƣợc lại tỷ lệ nữ chủ hộ rất hài lòng gấp hơn 9 lần tỷ lệ nam chủ hộ là 29,4% so với 3,1%. Dƣờng nhƣ, tại khu vực tái định cƣ các gia đình do nam giới làm chủ hộ vẫn bị ảnh hƣởng nhiều bởi tƣ tƣởng trong xã hội cũ “chỉ đàn ông mới đƣợc ra đình tham gia hội họp”, nam giới tham gia các công việc lớn trong nhà và xã hội của xã hội cũ, nên họ kỳ vọng nhiều hơn nữ giới vào việc đƣợc tham gia vào các công việc của địa phƣơng nên khi tỷ lệ nam giới tham gia vào công việc địa phƣơng vẫn cao hơn nữ giới nhƣng họ vẫn chƣa hài lòng khi chỉ số này giảm đi sau tái định cƣ so với trƣớc tái định cƣ.

Về trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn không ảnh hƣởng nhiều đến mức độ hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ của hộ gia đình. Nhóm có tỷ lệ hài lòng về đời sống chính trị cao là ở hai nhóm có trình độ học vấn cao nhất và thấp nhất. 100% ngƣời dân có trình độ học vấn cao đẳng/ĐH hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ. Đa số (61,9%) ngƣời dân trình độ tiểu học hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ, đặc biệt hơn ½ (52,4%) nhóm tiểu học Rất hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ. Tỷ lệ nhóm trình độ học vấn trình bình là THCS và THPT thấp hơn nhóm tiểu học 2 lần và thấp hơn nhóm cao đẳng/ĐH khoảng 3 lần, lần lƣợt là 21,4% và 23,7%. Ngoài ra, tỷ lệ nhóm không hài lòng chiếm tỷ lệ không đáng kể ở nhóm 1% và 1,7%. Xem bảng 3.3.3

Bảng 3.3.3: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ với mức độ hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %)

Mức độ hài lòng Trình độ học vấn chủ hộ Tiểu học THCS THPT Cao đẳng/ĐH Rất hài lòng 52,4 21,2 1,7 - Hài lòng 9,5 2,0 22,0 100 Bình thƣờng 38,1 75,8 74,6 0 Không hài lòng 0,0 1,0 1,7 0 Tổng 100 100 100 100

(Nguổn: Khảo sát Thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Về nghề nghiệp của chủ hộ, tƣơng tự nhƣ trình độ học vấn, tính chất và đặc thù nghề nghiệp chủ hộ gia đình không có sự ảnh hƣởng nhiều đến mức độ hài lòng về đời sống chính trị của ngƣời dân sau tái định cƣ. Các nhóm nghề nghiệp khác nhau, không có sự khác biệt rõ rệt về mức độ hài lòng về đời sống chính trị.

Bảng 3.3.4: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của chủ hộ với mức độ hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %) Mức độ hài lòng Nghề nghiệp chủ hộ Buôn bán dịch vụ Công nhân Công chức, viên chức nhà nƣớc Nhân viên các cơ quan tƣ nhân Lao động tự do Nội trợ/nghỉ hƣu Không có việc làm Rất hài lòng 17,6 10,0 - 20,0 - 12,8 35,0 Hài lòng 28,9 - 100 - 50,0 2,6 5,0 Bình thƣờng 62,2 90,0 - 80,0 50,0 84,6 60,0 Không hài lòng 1,4 - - - - - - Tổng 100 100 100 100 100 100 100

(Nguổn: Khảo sát Thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Qua bảng 3.3.4 cho thấy nhóm nghề hài lòng cao nhất với đời sống chính trị sau tái định cƣ là nhóm công chức, viên chức nhà nƣớc. Đây là nhóm có trình độ học vấn cao, hiểu biết và nhận thức tốt họ nắm rõ quyền chính trị của mình nên 100% hộ gia đình hài lòng. Không có sự chênh lệch nhiều về mức độ hài lòng giữa nhóm Lao động tự do, Buôn bán dịch vụ, không có việc làm với tỷ lệ lần lƣợt là 50%; 48,5% và 40%. Tỷ lệ hài lòng thấp là ở các nhóm Nhân viên các cơ quan tƣ nhân/đơn vị tƣ nhân, nhóm nội trợ/nghỉ hƣu, nhóm công nhân lần lƣợt là 20%; 15,4% và 10%.

Về độ tuổi chủ hộ, trong xã hội Việt Nam quan niệm “kính lão đắc thọ” rất đƣợc đánh giá cao, những ngƣời trẻ tuổi tôn trọng lắng nghe ý kiến của những ngƣời cao tuổi. Đối với công việc địa phƣơng khi mang ra các vấn đề ra bàn bạc thảo luận tiếng nói của ngƣời cao tuổi luôn đƣợc coi trọng, có sứcnặng đến cộng đồng dân cƣ và chính quyền địa phƣơng. Nhƣ vậy, liệu điều đó có ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng về đời sống chính trị của ngƣời dân.

Bảng 3.3.5: Tƣơng quan giữa độ tuổi của chủ hộ với mức độ hài lòng về đời sống

chính trị sau tái định cƣ (n= 200) (ĐVT: %)

Mức độ hài lòng

Nhóm tuổi chủ hộ Nhóm chủ hộ

dƣới 30 tuổi Nhóm chủ hộ từ 31 -50 tuổi

Nhóm chủ hộ trên 51 tuổi Rất hài lòng 0,0 3,4 22,3 Hài lòng 0,0 22,4 6,5 Bình thƣờng 100 72,4 70,5 Không hài lòng - 1,7 0,7 Tổng 100 100 100

(Nguổn: Khảo sát Thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Bảng 3.3.5 cho thấy tỷ lệ ngƣời dân hài lòng về đời sống chính trị sau tái định cƣ có xu hƣớng tăng lên khi độ tuổi của chủ hộ cao. Nhóm có tỷ lệ hài lòng cao nhất là ở nhóm chủ hộ có độ tuổi cao nhất trên 51 tuổi là 28,8%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm 31-50 tuổi là 25,8% và 0,0% ở nhóm dƣới 30 tuổi. Đáng lƣu ý tỷ lệ ngƣời dân trên 51 tuổi nhận định rằng “Rất hài lòng” cao hơn 6-7 lần so với nhóm 31-50 tuổi và nhiều lần so với nhóm dƣới 31 tuổi.

Nhƣ vậy, sau tái định cƣ đời sống chính trị có một chút thay đổi so với trƣớc tái định cƣ, quyền thông tin của ngƣời dân vẫn đƣợc duy trì ổn định, nhƣng quyền tham gia có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, thời gian ngƣời dân mới chuyển vào khu tái định cƣ chƣa lâu, thời gian hoàn tất thủ tục hộ khẩu chƣa hoàn thiện nên sau khi hoàn tất thì

quyền tham gia sẽ đƣợc duy trì ổn định. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về đời sống chính trị sau tái định cƣ bị ảnh hƣởng bởi độ tuổi chủ hộ và giới tính của chủ hộ gia đình, sự ảnh hƣởng của trình độ học vấn và nghề nghiệp là không rõ ràng.

Hộp 1: Cuộc sống ngƣời dân khu tái định cƣ còn nhiều khó khăn

Bà Nguyễn Thị Ánh Nga, hiện trú tại đƣờng 16, KV5, khu tái định cƣ phƣờng An Khánh. Trƣớc đây ở nhà trên rạch Tham Tƣớng 2, phƣờng Xuân Khánh, tuy điều kiện hạ tầng kém phát triển, không có giấy tờ nhà nhƣng gần trung tâm hơn, kiếm sống bằng nghề buôn bán gạo tại chợ An Nghiệp. Khi dự án triển khai, nhà bà Nga thuộc diện giải tỏa trắng, đƣợc nhận đền bù bằng nền 40m2

ở khu tái định cƣ, có giấy tờ quyền sử dụng nhà đất, có điều kiện hạ tầng khu dân cƣ thuận tiện, đồng bộ và các công trình dịch vụ công cộng nhƣng lại xa trung tâm thành phố. Bà Nga chỉ đƣợc nhận tiền đền bù, không thấy có đào tạo nghề, sau khi chuyển về nơi ở mới công việc làm ăn buôn bán gạo bị ảnh hƣởng nhiều, mất mối khách cũ nên thu nhập không ổn định. Mặc dù đã có chợ nhƣng do số lƣợng dân chuyển về sống còn ít nên cũng khó bán đƣợc hàng. Gia đình đã đăng ký 1 lô bán hàng ở chợ An Khánh nhƣng chƣa nhận đƣợc. Bà Nga cho rằng thông tin đến ngƣời dân chậm nên bà không biết là tiền mua đất ở khu tái định cƣ đƣợc trả chậm, vì vậy, với điều kiện nhà ở cũ của bà chỉ đƣợc đền bù 2,3 triệu đồng/m2

nhƣng phải mua lại nền ở khu tái định cƣ với giá 2 triệu đồng/m2, nên hầu nhƣ không còn tiền để kinh doanh hoặc xoay ra làm nghề khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 94 - 98)