So sánh cơ sở vật chất trƣớc và sau tái định cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 72 - 83)

Kém hơn 0,0% Cũng vậy 58,5 Tốt hơn 41,5%

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Bảng 3.2.2 cho thấy có 41,5% hộ gia đình nhận định trƣờng học tại khu tái định cƣ tốt hơn so với trƣớc tái định cƣ. Tỷ lệ hộ gia đình nhận định rằng cơ sở hạ tầng “Cũng vậy” trƣớc và sau tái định cƣ là 58,5%, không có hộ gia đình nào nhận định rằng cơ sở hạ tầng kém hơn so với trƣớc tái định cƣ.

“Trường mới hơn nên đương nhiên là tốt hơn ở trường cũ rồi, cái gì cũng mới” (PVS nữ, 45 tuổi, THCS, Buôn bán dịch vụ, phƣờng An Khánh).

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy có thể là do các điều kiện cơ sở vật chất của khu tái định cƣ đƣợc xây dựng mới, nên chất lƣợng tốt hơn khi so sánh với nơi cũ (trƣớc tái định cƣ) một số trƣờng học đã đƣợc xây dựng trong khoảng thời gian dài, cơ sở vật chất có dấu hiệu xuống cấp hơn nhƣng chƣa đƣợc cải tạo.

Khi hỏi về chất lƣợng các dịch vụ liên quan đến trƣờng học (chất lƣợng giảng dạy, dịch vụ canteen, học thêm, học bán trú…) đều đƣợc các hộ gia đình đánh giá khá tốt, không có nhiều sự khác biệt nhiều giữa trƣớc tái định cƣ và sau tái định cƣ. Do các trƣờng học trong An Khánh đều có mô hình và chịu sự quản lý chung của phòng giáo dục quận Ninh Kiều, trong khi hầu hết (trên 95%) các hộ gia đình đều sinh sống ở

quận Ninh Kiều trƣớc tái định cƣ. Ngoài ra, đối với các hộ gia đình chuyển học cho con thì chính quyền địa phƣơng và nhà trƣờng cũng đã tạo nhiều điều kiện thuận tiện giúp các hộ gia đình nhanh chóng chuyển chỗ học cho con nên tỷ lệ hộ gia đình nhận định rằng thủ tục chuyển học thuận tiện chiếm 79,8%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của đại diện UBND phƣờng thì với quy mô một trƣờng mẫu giáo và một trƣờng tiểu học tại phƣờng An Khánh mà không chỉ phục vụ nhu cầu cho con em các hộ gia đình tái định cƣ mà còn phục vụ các hộ gia đình khác (không phải tái định cƣ) đang sinh sống tại phƣờng An Khánh (cộng đồng tiếp cƣ) là không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ gia đình, đặc biệt là các dịch vụ giáo dục nhƣ học thêm/phụ đạo tại trƣờng hay học bán trú. Nhà trƣờng phải tuân thủ theo quy định về chỉ tiêu của phòng giáo dục của quận để đảm bảo chất lƣợng do vậy nhà trƣờng phải từ chối một số hộ gia đình tái định cƣ đến sau hoặc/và đăng ký chuyển học sau nên con em của một số hộ gia đình tái định cƣ là chƣa đăng ký đƣợc học bán trú hoặc/và học thêm/phụ đạo tại trƣờng. Kết quả phỏng vấn sâu của ngƣời dân cũng tƣơng tự.

“Chị muốn cho nhỏ nhà chị học bán trú ở trường Kim Đồng nhưng không được, họ bảo hết suất rồi. Chị phải làm ở ngoài kia không có thời gian đưa rước cứ phải chạy đi chạy lại hoặc nhờ hàng xóm rước hộ vừa vất vả lại vừa bất tiện…” (PVS, nữ, 47 tuổi, THPT, buôn bán dịch vụ, phƣờng An Khánh).

Nhƣ vậy, ngƣời dân tái định cƣ đang gặp khó khăn trong việc hội nhập học hành của con em họ tại nơi tái định cƣ, nguyên nhân chính của tình trạng này là do khâu thiết kế dự án chƣa lƣờng hết đƣợc nhu cầu của cộng đồng, mới chỉ tính đến nhu cầu chung của cộng đồng khu tái định cƣ mà chƣa tính đến nhu cầu của cộng đồng tiếp cƣ sinh sống tại phƣờng có chứa khu tái định cƣ dẫn đến tình trạng quy mô và dịch vụ trƣờng học không đủ đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình.

Ngoài ra, các hộ gia đình phải tái định cƣ trong dự án cũng không đƣợc tham gia một lớp đào tạo nghề hay giới thiệu việc làm.

3.2.1.4. Mức độ hài lòng của ngƣời về giáo dục sau tái định cƣ

Hộ gia đình sau tái định cƣ tƣơng đối hài lòng về học hành của con em sau tái định cƣ, tỷ lệ hộ gia đình hài lòng chiếm 26,4%, trong khi tỷ lệ hộ gia đình không hài long chiếm tỷ lệ thấp 6,0%. Tƣơng tự nhƣ đời sống kinh tế, mức độ hài lòng về đời sống giáo dục của ngƣời dân sau tái định cƣ có một số khác biệt giữa các nhóm chủ hộ gia đình khác nhau.

Giới tính của chủ hộ gia đình, từ xƣa quan niệm của ngƣời Việt Nam là “đàn ông làm nhà, đàn bà xây tổ ấm”, theo đó sự phân công lao động rõ rệt trong từng hộ gia đình, thƣờng nam giới sẽ là ngƣời trụ cột trong gia đình về kinh tế, đóng góp phần lớn vào thu nhập của gia đình và quyết định các công việc lớn của gia đình, còn phụ nữ bị chi phối

nhiều với vai trò làm mẹ làm vợ nhiệm vụ chính của họ là làm việc nội trợ và chăm sóc con cái. Trong những năm gần đây, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc thực hiện binh đằng giới góp phần nâng cao vai trò vị thế của ngƣời phụ nữ trong gia đình và xã hội theo đó phụ nữ và nam giới ít nhiều đã có sự hoán đổi, họ phụ giúp nhau trong công việc xã hội cũng nhƣ công việc gia đình. Với việc học hành của con em đƣợc coi là việc nhà, việc phụ nữ thì liệu rằng đối với các chủ hộ là nam và giới thì có khác nhau gì trong cách đánh giá về đời sống giáo dục hộ gia đình mình.

Bảng 3.2.2: Tƣơng quan giữa giới tính của chủ hộ gia đình với mức độ hài lòng về

giáo dục sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %)

Mức độ hài lòng Giới tính chủ hộ GĐ Trung bình chung Nam Nữ Rất hài lòng 3,2 28,4 15,4 Hài lòng 13,8 8,0 11,0 Bình thƣờng 78,7 55,7 67,6 Không hài lòng 4,3 8,0 6,0 Tổng 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Bảng 3.2.2 cho thấy tỷ lệ nữ làm chủ hộ gia đình hài lòng về việc học hành của con em chiếm tỷ lệ cao gấp đôi với tỷ lệ này ở nhóm nam giới làm chủ hộ (36,4% và 17%). Đáng lƣu ý, tỷ lệ hộ gia đình có nam là chủ hộ không hài lòng chiếm số lƣợng thấp là 4,3% so với tỷ lệ này ở nữ giới là 8,0%. Điều này có thể do quan niệm cũ nữ giới đƣợc phân công trách nhiệm trong các việc liên quan đến chăm sóc con cái nên dành nhiều tâm huyết hơn so với nữ giới nên có sự chênh lệch rất lớn giữa các mức độ hài lòng. Ngƣợc lại, nam giới ít để tâm đến vấn đề học hành con em hơn nữ giới khi phần đông (gần 80%) họ đánh giá mức độ hài lòng việc học hành con em ở mức độ bình thƣờng.

Về trình độ học vấn chủ hộ, khi đi tìm hiểu về học hành con em sau tái định cƣ không thể bỏ qua trình độ học vấn của chủ hộ. Có thể nói trình độ học vấn thƣờng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khả năng nhận thức của cá nhân. Và phải chăng ngƣời có trình độ học vấn chƣa cao thì khả năng nhận thức đánh giá về mức độ hài lòng sẽ khác nhiều so với nhóm ngƣời có trình độ học vấn cao hơn.

Bảng 3.2.3: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ với mức độ hài lòng về

giáo dục sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %)

Mức độ hài lòng Trình độ học vấn chủ hộ Chung

Tiểu học THCS THPT Cao đẳng/ĐH

Rất hài lòng 38,1 17,7 5,2 - 15,4

Mức độ hài lòng Trình độ học vấn chủ hộ Chung Tiểu học THCS THPT Cao đẳng/ĐH

Bình thƣờng 47,6 72,9 70,7 - 67,6

Không hài lòng 14,3 7,3 1,7 - 6,0

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Qua bảng 3.15 cho thấy 100% ngƣời dân có trình độ học vấn Cao đẳng/ĐH hài lòng về đời sống giáo dục sau tái định cƣ, không có ai là không hài lòng về đời sống giáo dục sau tái định cƣ. Tỷ lệ ngƣời dân có trình độ học vấn THPT không hài lòng về đời sống giáo dục cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể là 1,7%. Ngƣời dân có trình độ học vấn thấp nhất là tiểu học có tỷ lệ “Rất hài lòng” và “Không hài lòng” về đời sống giáo dục sau tái định cƣ đều chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,1% và 14,3% cao gấp đôi những ngƣời dân ở nhóm trung học cơ sở. Nhƣ vậy, có thể thấy ngƣời dân càng có trình độ học vấn cao thì tỷ lệ không hài lòng về đời sống giáo dục sau tái định cƣ càng chiếm tỷ lệ thấp.

Về nghề nghiệp chủ hộ, nghề nghiệp ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ gia đình, ít nhiều nó ảnh hƣởng đến ngân sách dành cho giáo dục và tới mức độ hài lòng về đời sống giáo dục sau tái định cƣ.

Bảng 3.2.4: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của chủ hộ với mức độ hài lòng về giáo

dục sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %) Mức độ hài lòng Nghề nghiệp chủ hộ Buôn bán dịch vụ Công nhân Công chức, viên chức nhà nƣớc Công nhân/nhân viên các cơ quan tƣ nhân Lao động tự do Nội trợ/nghỉ hƣu Không có việc làm Rất hài lòng 16,7 10,0 - - - 12,8 41,2 Hài lòng 20 - 100 20,0 - - 5,9 Bình thƣờng 46,7 90,0 - 80,0 50,0 87,2 52,9 Không hài lòng 16,7 - - - 50,0 - - Tổng 100 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Bảng 3.2.4 cho thấy 100% ngƣời dân thuộc nhóm có nghề nghiệp và thu nhập ổn định là công chức, viên chức nhà nƣớc có mức độ hài lòng về đời sống giáo dục sau tái định cƣ, hai nhóm nghề nghiệp chƣa ổn định sau tái định cƣ là lao động tự do và buôn bán dịch vụ có nhiều sự chuyển đổi nghề nghiệp có mức độ không hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất là 50% và 16,7%. Đáng lƣu ý, tỷ lệ ngƣời dân không có việc làm

hài lòng về đời sống giáo dục sau tái định cƣ chiếm tỷ lệ khá cao là 47,1%, và không có hộ gia đình nào không hài lòng về đời sống giáo dục sau tái định cƣ. Nhƣ vậy nghề nghiệp và mức thu nhập không có sự ảnh hƣởng nhiều đến đời sống giáo dục sau tái định cƣ.

Về độ tuổi chủ hộ, 100% nhóm hộ gia đình có chủ hộ dƣới 30 tuổi “Rất hài lòng" về đời sống giáo dục sau tái định cƣ. Nhóm chủ hộ trển 51 tuổi “Rất hài lòng” về đời sống giáo dục sau tái định cƣ chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,3%, đây cũng là nhóm có tỷ lệ không hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất là 8,2%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm dƣới 30 tuổi là 0% và nhóm từ 31-50 tuổi là 1,7%... Có thể thấy, nhóm tuổi càng cao thì càng ít hài lòng về đời sống giáo dục của hộ gia đình sau tái định cƣ. Điều này có thể là do các hộ gia đình có chủ hộ dƣới 30 tuổi con cái trong gia đình họ thƣờng ở độ tuổi học tiểu học, lại chuyển trƣờng học cho con cái họ vào khu tái định cƣ nên việc học hành khá thuận lợi hoặc cũng có thể do họ còn trẻ, có sức khỏe tốt hơn hoặc có bố mẹ vợ/chồng còn khỏe có giúp đƣợc việc đƣa đón con cái nên khoảng cách ít ảnh hƣởng đến cuộc sống nên tỷ lệ hài lòng cao hơn. Xem bảng 3.2.5

Bảng 3.2.5: Tƣơng quan giữa độ tuổi của chủ hộ với mức độ hài lòng về giáo dục

sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %) Mức độ hài lòng về đời sống GD Nhóm tuổi chủ hộ Nhóm chủ hộ dƣới 30 tuổi Nhóm chủ hộ từ 31 -50 tuổi Nhóm chủ hộ trên 51 tuổi Rất hài lòng 100 - 21,3 Hài lòng - 25,9 4,1 Bình thƣờng - 72,4 66,4 Không hài lòng - 1,7 8,2 Tổng 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Nhƣ vậy, có thể thấy sau tái định cƣ việc di dời nơi ở dẫn đến việc thay đổi nơi học của trẻ em trong các hộ gia đình, điều này dẫn đến những sự thay đổi trong đời sống giáo dục của hộ gia đình. Đa số hộ gia đình chuyển học vào khu tái định cƣ hài lòng với điều kiện cơ sở vật chất của trƣờng học. Nhƣng, đối với một số hộ gia đình khoảng cách từ nhà đến trƣờng là xa và thiếu hụt của một số dịch vụ trƣờng học (học thêm, học bán trú...) làm phát sinh thêm chi phí ”vô hình” cho sức khỏe và thời gian, gây ảnh hƣởng tới mức độ không hài lòng của hộ gia đình, đặc biệt là những hộ gia đình có nữ giới làm chủ hộ, trình độ học vấn thấp, làm những công việc phải chịu nhiều biến động sau tái định cƣ nhƣ buôn bán dịch vụ và lao động tự do....Trong thời gian tới, chính quyền địa phƣơng phải xem xét để mở rộng quy mô của dịch vụ trƣờng học tại địa phƣơng để đáp ứng nhu cầu ngƣời dân tái định cƣ.

3.2.2. Y tế

Việcdi dời tái định cƣ đòi hỏi ngƣời dân phải thích ứng với môi trƣờng sống, thời tiết, khí hậu, thổ nhƣỡng....của nơi đến tái định cƣ. Những thay đổi của môi trƣờng sống có ảnh hƣởng đến tình trạng sức khỏe của ngƣời dân, nếu nơi tái định cƣ có môi trƣờng ô nhiễm ngƣời dân dễ đối diện với nguy cơ bệnh tật kéo đến những thổn thất về thời gian và chi phí, ngƣợc lại môi trƣờng sạch sẽ sức khỏe của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Hơn thế nữa, cơ sở vật chất và các dịch vụ y tế tại nơi tái định cƣ cũng ảnh hƣởng đến tình trạng sức khỏe và hành vi chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân, cơ sở vật chất và dịch vụ y tế tốt giúp nâng cao sức khỏe và thể trạng ngƣời dân.

3.2.2.1. Tình trạng sức khỏe và hành vi khám bệnh của ngƣời dân

Sức khỏe của ngƣời dân và môi trƣờng sống có liên quan hết sức chặt chẽ, mật thiết. Trƣớc tái định cƣ, do các hộ gia đình đều sinh sống tại các khu thu nhập thấp điều kiện hạ tầng không hoàn chỉnh, ngõ/hẻm chật trội, hệ thống thoát nƣớc xuống cấp nghiêm trọng hoặc không có, nƣớc thải của các hộ gia đình chảy tự do ra ngoài môi trƣờng, và đặc biệt là tình trạng ngập úng nƣớc trong các khu dân cƣ (gồm cả ngập úng nƣớc sinh hoạt hàng ngày và khi có trời mƣa to) nhất là những hộ nằm sâu trong hẻm hoặc dọc theo các kênh rạch Cái Khế (phƣờng An Nghiệp, An Phú, Thời Bình), rạch Tham Tƣớng (Xuân Khánh, ….). Những vấn đề này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tình trạng vệ sinh môi trƣờng khu dân cƣ. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh có liên quan đến vệ sinh môi trƣờng thấp kém tình trạng ngập lụt, rác thải, nƣớc uống thiếu vệ sinh. Các nhóm bệnh thƣờng gặp liên quan đến môi trƣờng nhƣ cảm cúm, đau đầu, đau lƣng, ho.

Biểu đồ 3.2.3: So sánh tỷ lệ mắc bệnh thƣờng gặp liên quan tới môi trƣờng trƣớc

và sau tái định cƣ (ĐVT: %)

(Nguồn: Nguồn Báo cáo cuối cùng, Tiểu dự án NCĐT TP Cần Thơ )

3,3 0,8 3,6 12,3 8,2 17,2 88,4 0,0 0,0 3,6 0,27 9,4 3,30 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Sốt Cảm cúm tai mũi họng i Đau bụng tiêu chảy Kiết lị Thương hàn Ho Đau đầu Trước TĐC Sau TĐC

Biểu đồ 3.2.3 cho thấy, trƣớc đây đa phần ngƣời dân trong khu vực thƣờng mắc các chứng bệnh cảm cúm và viêm tai mũi họng (88,4%), sau tái định cƣ, tỉ lệ ngƣời bị bệnh cảm cúm và viêm tai mũi họng giảm rất mạnh, chỉ còn 9,4%. Các bệnh tiêu hóa (nhƣ đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ) do nguồn nƣớc sạch và điều kiện vệ sinh không đảm bảo cũng hầu nhƣ không còn sau khi chuyển vào khu TĐC. Các bệnh đau đầu, sốt xuất huyết cũng giảm đáng kể so với trƣớc tái định cƣ.

Khi đƣợc hỏi là “Nếu có bệnh, gia đình có đến khám tại trạm y tế này không?” thì cả trƣớc và sau khi tái định cƣ các hộ gia đình đều trả lời là có đến trạm y tế (đạt 32,2% và 34,2%). Thực tế cho thấy, ở Việt Nam phần đồng ngƣời có nhu nhập thấp tại các đô thị không có thói quen đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế/trạm y tế, trƣờng hợp bệnh tật nhẹ họ thƣờng mua thuốc tại các nhà thuốc, trƣờng hợp bệnh nặng họ thƣờng đến trực tiếp các bệnh viện lớn của thanh phố. Cơ sở y tế/trạm y tế chỉ là nơi tiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 72 - 83)