.Khung lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 27)

Đặc điểm xã hội

Đời sống chính trị

- Quyền đƣợc thông tin - Quyền tham gia

Một số khía cạnh đời sống khác

- Giao thông - Môi trƣờng

Đời sống kinh tế

- Điều kiện sinh hoạt - Nhà ở

- Việc làm

- Thu nhập, chi tiêu - Tổ chức thực hiện Tái định cƣ của dự án Đặc điểm nhân khẩu học Kỳ vọng và sự chuẩn bị trƣớc TĐC

Điều kiện Kinh tế - xã hội TP Cần Thơ THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƢ Đời sống VH, XH, GD&YT

- Giáo dục: Nơi học, khoảng cách, CSHT &dịch vụ trƣờng học

- Y tế: CSHT & dịch vụ y tế - Văn hóa & xã hội: Quan

hệ láng giếng, Liên kết xã hội

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1. Tái định cƣ

Tái định cƣ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là mọi ảnh hƣởng tác động đến tài sản và cuộc sống của những ngƣời bị mất tài sản hoặc nguồn thu nhập do dự án phát triển gây ra, bất kể họ có phải di chuyển hay không. Tái định cƣ theo nghĩa hẹp là sự di chuyển của các hộ gia đình bị ảnh hƣởng tới định cƣ ở nơi ở mới (Phạm Hồng Hoa và Lâm Mai Lan, năm 2000).

Tái định cƣ bao hàm tất cả những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với những biện pháp đền bù và sửa chữa. Tái định cƣ không hạn chế ở sự di dời về mặt vật chất. Tái định cƣ có thể, tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể, bao gồm (a) thu hồi đất và các công trình trên đất, bao gồm cả việc kinh doanh, buôn bán; (b) sự di dời về mặt vật chất; và (c) sự khôi phục kinh tế của những ngƣời bị ảnh hƣởng nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống. Theo Kế hoạch Hành động Tái định cư (RAP) được phê duyệt năm 2008 của Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ thì “Tái định cư là những Thiệt hại về tài sản cố định mà chủ sở hữu có thể bị di dời hoặc không. Tái định cư bắt buộc: Là những người bị ảnh hưởng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải di dời, xây dựng cuộc sống, thu nhập và các tài sản của họ lại ở một nơi khác”.

Trong phạm vi luận văn của mình tác giả sử dụng khái niệm tái định cƣ là những ngƣời bị ảnh hƣởng về nhà, đất và tài sản không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải di dời, xây dựng cuộc sống, thu nhập và các tài sản của họ lại ở một nơi khác.

1.1.2. Đời sống và đời sống sau tái định cƣ

Theo thuyết nhị nguyên: Đời sống bao gồm đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đời sống vật chất: việc làm, thu nhập, nhà ở… Đời sống tinh thần: văn hóa, giáo dục, vui chơi giải trí. Nếu chia việc thao tác khác niệm theo bốn tầng. Gồm có tầng 1: bản thân từ đó, tầng 2: biến số bề mặt, tầng 3: yếu tố sắc thái, khía cạnh thì thao tác khái niệm “Đời sống” trên chỉ ở tầng 2, chƣa thể hiện đƣợc cụ thể vấn đề nghiên cứu đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ.

Trong cuốn từ điển xã hội học của Đức do tác giả Gunter Endruweit Gisela Trommsdorff và nhiều nhà xã hội học khác soạn thảo. Đời sống của ngƣời dân bao gồm:

o Đời sống kinh tế: 1) Thu nhập&chi tiêu; 2) Nhà ở; 3) Việc làm; 4) Phƣơng tiện sinh hoạt thƣờng ngày.

o Đời sống xã hội: 1) Quan hệ xã hội; 2) Tƣơng tác xã hội (trong nhóm và các nhóm khác); 3) Liên kết xã hội.

o Đời sống văn hóa: 1) Của cải văn hóa; 2) Ƣu đãi văn hóa; 3) Chiều sâu của vốn văn hóa.

o Đời sống chính trị: 1) Quyền đƣợc thông tin; 2) Quyền tham gia.

Phạm vi nghiên cứu của tác giả quan tâm đến đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ trên các chỉ số kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị và một số khía cạnh khác. Trong đó, có sử dụng sự so sánh các chỉ số này trƣớc và sau tái định cƣ để thấy đƣợc sự thay đổi đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực nghiên cứu nên tác giả tập trung chính về đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ vào những vấn đề sau đây:

o Đời sống kinh tế: (i) Nhà ở; (ii) Điều kiện sinh hoạt; (iii) Việc làm; (iv) Thu nhập chi tiêu.

o Đời sống văn hóa- xã hội, giáo dục, y tế: (i) Liên kết xã hội; (ii) Quan hệ hàng xóm láng giềng; (iii) Nơi học của trẻ; (iv) Khoảng cách từ nhà đến trƣờng; (v) Cơ sở vật chất và dịch vụ trƣờng học; (vi) Cơ sở hạ tầng & dịch vụ y tế.

o Đời sống chính trị: (i) Quyền đƣợc thông tin; (ii) Quyền tham gia.

o Một số khía cạnh khác: (i) Môi trƣờng; (ii) Giao thông, đƣờng đi lại;

1.1.3. Nâng cấp đô thị

Trong tài liệu tâp huấn dành cho chính quyền tham gia Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ nêu rõ, “Nâng cấp đô thị” là một chƣơng trình sẽ cải tạo các khu vực có thu nhập thấp, nơi hạ tầng kém phát triển cũng nhƣ mức độ tiếp cận các dịch vụ đô thị còn có nhiều hạn chế. Nâng cấp còn bao gồm cả các hoạt động xây dựng và đầu tƣ để tạo ra một mức tiếp cận đến các dịch vụ cơ bản tốt hơn cho dân nghèo đô thị. Chƣơng trình/dự án này sẽ cung cấp những dịch vụ cơ bản cho cộng đồng dân cƣ này, bao gồm: nƣớc sạch, điện chiếu sáng, thu gom rác thải, cải thiện hoặc xây mới hệ thống thu gom nƣớc thải sinh hoạt, thoát nƣớc mƣa, đƣờng xá đi lại, vv…

Mục tiêu của các dự án nâng cấp độ thị Việt Nam:

i. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trên cơ sở đa lĩnh vực (không phải là đơn ngành). ii. Giảm nghèo cho các khu vực đô thị thông qua việc cải thiện các điều kiện sống

và môi trƣờng cho dân nghèo đô thị.

iii. Thúc đẩy các phƣơng pháp lập kế hoạch nâng cấp đô thị có sự tham gia cộng đồng để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của ngƣời dân.

Trong quá trình thực hiện dự án Nâng cấp đô thị đặc biệt là các hoạt động cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng: Mở đƣờng, nạo vét kênh, rạch, xây dựng đƣờng điện...thì bắt buộc phải tiến hành thu hồi đất của ngƣời dân để lấy không gian thực hiện nâng cấp.

Do đó, có một số hộ gia đình bị mất nhà ở, không còn nơi cƣ trú phải chuyển nơi ở. Trong phạm vi dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam, các ban quản lý dự án đã dành riêng một hạng mục để xây dựng nhà ở tái định cƣ cho những hộ bị ảnh hƣởng có nơi ở mới với điều kiện ít nhất là bằng và tốt hơn nơi ở cũ.

1.2. Các lý thuyết áp dụng

1.2.1. Lý thuyết hệ thống của Talcott Parsons

Các đại diện tiêu biểu của thuyết này: Talcott Parsons, Robert Merton, Peter Blau…Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả sử dụng quan điểm của nhà xã hội học Talcott Parsons.

Parsons cho rằng xã hội là một chỉnh thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống gồm các thành phần có những chức năng nhất định tạo thành một cấu trúc ổn định. Nhƣ vậy, xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô đều luôn luôn tồn tại với một hệ thống toàn vẹn. Hệ thống đó là tổng hòa các thành phần, các bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng theo một kiểu nào đó tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn và hoàn chỉnh. Đối với một hệ thống nhƣ thế, đòi hỏi phải đƣợc xem xét trong một sự thống nhất, trong một nhãn quan đa biện, biện chứng và thống nhất.

Lý thuyết cơ cấu chức năng cho rằng một xã hội, một hệ thống tồn tại đƣợc, phát triển đƣợc là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc. Bất kỳ một sự thay đổi trật tự và thứ tự của các thành phần hay sự thay đổi ở các kiểu quan hệ giữa các thành phần hoặc một sự phát triển quá nhanh hay quá chậm sự bành trƣớng hay thu hẹp quá mức, sự thay đổi quá quá sớm hay quá muộn của bất kỳ một thành phần nào cũng đƣa đến “sự lệch pha”, sự thay đổi ở các thành phần khác và ảnh hƣởng đến trạng thái cân bằng của toàn bộ hệ thống. Trạng thái mất cân bằng mất ổn định của hệ thống về thực chất đều đƣa đến sự suy yếu và đổ vỡ của hệ thống, nhƣng một bên hứa hẹn sự thay thế bằng một hệ thống tốt hơn, một bên thì làm cho hệ thống ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Đề tài “Thực trạng đời sống của ngƣời dân sau tái định cƣ” (Trƣờng hợp Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ- Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam) xem xét cộng đồng dân cƣ tái định cƣ nhƣ là các hệ thống xã hội trong đó do các thành phần cấu tạo nên hệ thống này bao gồm các yếu tố nhƣ: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và y tế, chính trị, môi trƣờng... Tất cả các yếu tố này cấu tạo nên hệ thống xã hội, chúng quan hệ, tƣơng tác, tác động qua lại lẫn nhau, sự thay đổi của yếu tố này dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác. Những yếu tố trên tạo thành một tổng thể cộng đồng dân cƣ tái định cƣ.

Ngoài ra, đề tài chỉ ra rằng Tái định cƣ là việc di dời của một nhóm ngƣời di dời nơi ở từ nơi này sang nơi khác. Đây chính là sự thay đổi về mặt chỗ ở. Theo lý thuyết cơ cấu chức năng thì sự thay đổi của dẫn đến sự thay đổi của các thành phần khác

trong hệ thống cộng đồng dân cƣ tái định cƣ nhƣ Kinh tế (việc làm, thu nhập, chi tiêu); Chăm sóc sức khỏe và y tế; Giáo dục; Văn hóa xã hội, Chính trị, Môi trƣờng…Nhƣ vậy sự ổn định, trạng thái cân bằng của ngƣời dân cƣ dân Tái định cƣ sẽ bị phá vỡ. Sự mất cân bằng này hứa hẹn sự sụp đổ của hệ thống, thiết lập một cộng đồng mới nếu có các chính sách tác động phù hợp và hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu các chính sách hỗ trợ không phù hợp hoặc không đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của cộng đồng dân cƣ thì có thể dẫn đến việc chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ ngày càng tồi tệ và xuống cấp. Chính sách đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định cao đối với việc ổn định đời sống của ngƣời dân sau tái định cƣ.

1.2.2. Lý thuyết phát triển bền vững

Từ khi mới ra đời cho đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm “phát triển bền vững”. Điển hình nhƣ các định nghĩa sau:

Uỷ ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển tại hội nghị Brundtland 1987 cho rằng “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đƣợc các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”. Định nghĩa đã đề cập đến sự công bằng giữa các thế hệ trong sự phát triển, và coi đó là yêu cầu của sự phát triển bền vững. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, định nghĩa này vấn còn chƣa nói rõ đến các vấn đề, nội dung của phát triển bền vững.

Bên cạnh định nghĩa của Uỷ ban Thế giới về môi trƣờng và phát triển, Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á cũng định nghĩa: “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Phát triển bền vững cần phái đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phƣơng hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tƣơng lai.

Trong sách “Không chỉ là tăng trƣởng kinh tế-Nhập môn về phát triển bền vững” của Ngân hàng thế giới, các tác giả đã chỉ rõ “Phát triển bền vững cũng có thể đƣợc gọi một cách khác là phát triển bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi, cần cân bằng giữa lợi ích của các nhóm ngƣời trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, và thực hiện điều này đồng thời trên ba lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau – Kinh tế, xã hội và môi trƣờng”.

Nhƣ vậy, có thể tóm tắt lại, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà ở ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trong đó, việc khai thác, sử dụng các nguồn lực trong giai đoạn hiện tại cần hợp lý và có kế hoạch, để sao cho đáp ứng đủ nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.

Vận dụng trong nghiên cứu về phát triển bền vững đối với đối tƣợng cộng đồng thì theo Meredith P. Hamstead và Michael S Quinn (2005) thì phát triển cộng đồng bền vững không tập trung vào nền kinh tế cũng nhƣ cộng đồng nhƣ là mục đích chính của hành động mà là tìm kiếm sự tích hợp công cụ, mô hình và chiến lƣợc sinh thái, kinh tế và chính trị. Đặc trƣng của lý thuyết phát triển cộng đồng là (i) Đa dạng hóa kinh tế và tự chủ; (ii)Công bằng xã hội thông qua tiếp cận trao quyền công dân và cải thiện công tác tiếp cận giáo dục, thông tin và sự tham gia có ý nghĩa và hiệu quả; (iii) Sinh thái bền vững thông qua quản lý dựa vào cộng đồng và giảm thiểu tất cả hình thức tiêu thụ và chất thải; (iv) Tích hợp chiến lƣợc kinh tế, xã hội và sinh thái.

Nhƣ vậy, phát triển cộng đồng là phát triển tổng thể cho cộng đồng về kinh tế- văn hóa- xã hội – môi trƣờng. Do đó, trong nghiên cứu của mình tác giả nhìn nhận phát triển cộng đồng theo 2 hƣớng nghiên cứu chính (i) Sự thay đổi ngƣời dân sau tái định cƣ (thay đổi về kinh tế - giáo dục – y tế- văn hóa – xã hội – chính trị - môi trƣờng); (ii) Mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các yếu tố trên.

1.3. Chính sách của Ngân hàng thế giới và chính phủ Việt Nam về tái định cƣ và khôi phục mức sống ngƣời dân sau tái định cƣ và khôi phục mức sống ngƣời dân sau tái định cƣ

1.3.1. Chính sách của Ngân hàng thế giới về tái định cƣ và khôi phục mức sống ngƣời dân sau tái định cƣ

Ngân hàng Thế giới (WB) không chỉ quan tâm đến những chi phí và những tổn thất “vô hình”, mà cũng rất quan tâm đến việc ổn định cuộc sống của ngƣời dân sau tái định cƣ. Việt Nam cũng nhƣ bất kỳ một quốc gia nào khác nhận đƣợc khoản viện trợ (hoàn lại hay không hoàn lại) đều phải cam kết thực hiện theo các điều khoản liên quan đến chính sách an toàn – tái định cƣ OP 04.12 tháng 12/2001 của WB. Trong đó khẳng định, tránh hoặc giảm thiểu tái định cƣ bắt buộc trong trƣờng hợp có thể, thông qua việc nghiên cứu xem xét các thiết kế kỹ thuật có thể lựa chọn. Khi việc di dời không thể tránh khỏi thì cần phải có một kế hoạch tái định cƣ chi tiết. Tất cả các hoạt động tái định cƣ cần đƣợc bàn bạc cụ thể, phải tham vấn ngƣời bị ảnh hƣởng thực sự và thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Ngƣời dân tái định cƣ phải đƣợc cung cấp đầy đủ các nguồn lực đầu tƣ và đƣợc tạo cơ hội hƣởng lợi từ dự án. Ngƣời dân tái định cƣ phải đƣợc bồi thƣờng mọi thiệt hại và mất mát do phải di dời, đƣợc hỗ trợ di dời và đƣợc trợ giúp trong suốt quá trình thích nghi với nơi ở mới, và đƣợc hỗ trợ để nâng cao mức sống và thu nhập, có cuộc sống tốt hơn hay ít nhất là ngang bằng so với trƣớc tái định cƣ.

Ngoài ra, trong trƣờng hợp các chính sách của WB có sự khác biệt với các chính sách hiện hành của Việt Nam, thì theo quy ƣớc Quốc tế về ODA thì phải thực hiện theo các chính sách của WB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 27)