Nơi học của trẻ em các hộ gia đình trong khu tái định cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 69 - 72)

(ĐVT = %) 38,9 26,0 35,1 Tại nơi ở cũ Tại khu Tái định cư Nơi khác

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Biểu đồ 3.4 cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình cho con em mình học tại khu tái định cƣ chiếm 35,1%, tƣơng đƣơng tỷ lệ các hộ gia đình vẫn cho con học ở nơi ở cũ chiếm 26,0%. Tỷ lệ các hộ gia đình cho con đi học ở nơi khác là cao nhất chiếm 38,9%. Đồng thời, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ các hộ gia đình sau tái định cƣ cho con chuyển chỗ học cho con chiếm tỷ lệ khá cao khoảng gần 50% (48,6%).

Lý do chính của các hộ gia đình chuyển chỗ học cho con là do “Tái định cƣ” chiếm 61,4%, do con chuyển cấp học là 25,0% và do một số lý do khác nhƣ chuyển học cho con vào trƣờng điểm, chuyển học cho con gần cơ quan bố mẹ để tiện đƣa đón …. chiếm 13,6%.

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, các hộ gia đình tái đình tái định cƣ dƣợc tạo nhiều điều kiện thuận lợi về giáo dục cho con em mình khi con em họ đƣợc chuyển trƣờng học gần nhà, thủ tục chuyển học lại đơn giản. Đây là chính sách giáo dục mang lại nhiều nhiều lợi ích cho các hộ gia đình tái định cƣ. Cụ thể:

“Mình chuyển vào đây ở thì chuyển con vào đây học cho gần, ông bà ở nhà đưa rước luôn. Thủ tục cũng không có gì, nộp đơn xin học cho còn bình thường…” (PVS, nữ, 45 tuổi, THCS, Buôn bán dịch vụ, khu vực 5, phƣờng An Khánh).

Ngoài ra, một số hộ gia đình chƣa chuyển chỗ học cho con chủ yếu là do trƣờng học đƣợc xây dựng ở khu tái định cƣ mới chỉ có đến cấp tiểu học trong khi 68,4% số trẻ em trong các hộ gia đình học cấp THCS trở lên, do đó các em phải đi học ở ngoài khu tái định cƣ. Một bộ phận không nhỏ các hộ gia đình không mong muốn con em mình phải chuyển trƣờng học do tâm lý e ngại trẻ em khó có thể hòa nhập đƣợc ở ngôi trƣờng mới khi con em họ đã quen môi trƣờng học cũ với thầy cô và bạn bè, hoặc/và tâm lý muốn đầu tƣ cho con cái học ở trƣờng điểm của quận/thành phố. Bên cạnh đó cũng không loại trừ một số hộ gia đình chƣa chuyển đƣợc hộ khẩu mặc dù cũng có

mong muốn chuyển trƣờng nhƣng chƣa chuyển học cho con đƣợc hoặc khi chuyển xong hộ khẩu lại vào thời điểm giữa năm học nên họ cũng chƣa chuyển trƣờng cho trẻ.

“Nhà tôi cũng không muốn cho cháu chuyển trường, nó quen ở đấy rồi, còn bạn bè nữa, trường đấy cũng là trường điểm của quận” – (PVS, nam, 32 tuổi, nhân viên ngân hàng, phƣờng An Khánh)

Có thể nói việc di dời chỗ ở, tái định cƣ đã ít nhiều tác động đến việc thay đổi nơi học của con em các hộ gia đình tái định cƣ. Điều này có thể dẫn đến những biến động về đời sống sinh hoạt, khoảng cách đi lại, về trƣờng lớp, thầy cô của trẻ đồng thời kéo theo những thay đổi về đời sống của hộ gia đình. Đánh giá về việc học hành của con em sau tái định cƣ so với trƣớc tái định cƣ thì tỷ lệ hộ gia đình đồng ý là Tốt hơn chiếm 12%; Cũng vậy là 72,2% trong khi tỷ lệ các hộ gia đình nhận định rằng xấu hơn là 15,8% (Xem bảng 3.14). Ngoài ra, theo tìm hiểu của tác giả, trƣờng học dành cho học sinh trung học cơ sở cũng đang đƣợc xây dựng tại phƣờng An Khánh do dự án của UBND thành phố xây dựng, sau khi hoàn công vào năm 2015 sẽ giải quyết đƣợc số lƣợng các trẻ em có đang học THCS có nhu cầu, từ đó cũng giảm bớt khó khăn cho các hộ gia đình.

3.2.1.2. Khoảng cách từ nhà đến trƣờng

Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ đã cố gắng lựa chọn khu tái định cƣ không quá xa trung tâm thành phố để nhằm giảm thiểu những xáo trộn sinh hoạt trong đời sống ngƣời dân (khoảng cách trung bình từ nơi ở cũ (trƣớc tái định cƣ) của các hộ gia đình đến khu tái định cƣ khoảng 4km). Tuy nhiên, tiểu dự án cũng không tránh khỏi phải có một số lƣợng không nhỏ các hộ gia đình cách xa không gian sinh hoạt cũ. Đánh giá về khoảng cách từ nhà đến trƣờng sau tái định cƣ với trƣớc tái định cƣ thì có khoảng ½ (50,6%) hộ gia đình cho rằng khoảng cách đó là xa hơn so với khoảng cách từ nơi ở cũ đến trƣờng, tỷ lệ hộ gia đình nhận định là “Gần hơn” chiếm tỷ lệ thấp hơn khoảng 36,4%.

Khoảng cách đến trƣờng là một trong những lo ngại chính của các hộ gia đình khi chuyển đến vào khu tái định, nó có ảnh hƣởng đến chất lƣợng học hành của con em các hộ gia đình. Kết quả tƣơng quan giữa khoảng cách từ nhà đến trƣờng so với đánh giá về việc học hành của con em các hộ gia đình thấy rõ hộ gia đình nào có khoảng cách càng gần thì nhận thấy rằng việc học hành của trẻ càng tốt hơn. (Xem bảng 3.2.1).

Bảng 3.2.1: Tƣơng quan giữa khoảng cách từ nhà đến trƣờng so với đánh giá tình hình học hành của con em hộ GĐ so với trƣớc TĐC (n=200) ĐVT: %

Đánh giá việc học hành Dƣới 1km Từ 1-5 km Trên 5 km Trung bình chung Tốt hơn 0,0 10,0 31,6 12,0 Cũng vậy 92,2 72,7 47,6 72,2 Xấu hơn 7,8 17,3 21,0 15,8 Tổng 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Bảng 3.2.1 cho thấy, khoảng cách di chuyển càng xa thì việc học con em các hộ gia đình càng có nhiều xáo trộn. Tỷ lệ các hộ gia đình cho con học ngay tại trƣờng trong khu tái định cƣ (dƣới 1km) nhận xét là việc học hành của con em mình xấu hơn chiếm tỷ lệ thấp là 7,8% trong khi ngƣợc lại ở nhóm khoảng cách trên 5km gấp 3 lần là 21,0%. Điều này có thể do việc di dời xa gây nhiều tâm lý lo ngại, không ai tâm cho các hộ gia đình, để trẻ nhỏ di chuyển trên đƣờng dài trẻ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nhƣ tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội cũng nhƣ gây xáo trộn đến đời sống sinh hoạt của hộ gia đình. Khi đƣợc hỏi về “Khoảng cách từ nhà đến trƣờng có gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào?” thì các hộ nhận định nhƣ sau:

“Con tôi năm nay học lớp 7 ở trường Châu Văn Liêm, cách đây vài cây nhiều lúc cũng bất tiện lắm, cứ phải đưa rước cháu hoài, để cháu đi xe đạp thì không yên tâm”- PVS, nam, 43 tuổi, lao động tự do, phƣờng An Khánh.

Hay “Bé nhà anh vẫn cho học ở trường cũ nhưng bây giờ nhà xa phải đưa rước. Hôm nào mắc việc mà nó tan học thì phải đi lòng vòng đợi mình xong việc thì rước” - PVS, 49 tuổi, nam, cao đẳng, nhân viên tiếp thị, phƣờng An Khánh.

Có thể thấy, do khoảng cách từ nhà đến trƣờng học là khá xa và có nhiều nguy cơ nên nhiều hộ gia đình lựa chọn phƣơng án đƣa đón con đi học. Một số gia đình thì ông/bà hoặc vợ ở nhà không có việc làm, hoặc không đi làm việc dành thời gian để đón con cháu, gia tăng chi phí lên chi tiêu của hộ gia đình. Còn lại hầu hết các hộ gia đình hƣớng tới giải pháp vừa kết hợp việc đi làm và việc đón con. Tình trạng cả nhà phải chờ đợi nhau cho xong công việc hoặc học tập của mỗi ngƣời rồi cùng về nhà vẫn diễn ra. Việc phải kết hợp nhiều việc và chờ đợi nhau nhƣ thế dẫn đến sinh hoạt bị xáo trộn, vô hình tạo ra những tổn thất về thời gian, tiền bạc và sức lực cho cả ngƣời lớn lẫn trẻ em.

3.2.1.3. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ trong trƣờng học

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng trƣờng học cho các con em các hộ gia đình tái định cƣ, tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ đã xây dựng tại khu tái định cƣ một (01) trƣờng mầm non, một (01) trƣờng tiểu học. Với tiêu chí “cơ sở hạ tầng tại nơi ở mới ít nhất bằng hoặc hơn nơi ở cũ”, các lớp học, sân chơi, cây cối, khuôn viên trƣờng....đều đƣợc đầu tƣ xây dựng mới. Ngoài ra, các trƣờng học còn đƣợc trang bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy nhƣ: bàn ghế, bảng, máy móc, thiết bị….tất cả các thiết bị đều đƣợc đầu tƣ mua mới do ngân sách của quận chi trả. Đánh giá về các cơ sở hạ tầng ở khu tái định cƣ so với trƣờng học ở nơi ở cũ của học viên khá tốt. Xem chi tiết biểu 3.2.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 69 - 72)