So sánh thu nhập hàng tháng của hộ gia đình trƣớc và sau TĐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 61)

(n=200) ĐVT: % 9,19,2 14,5 21,5 16,7 23,6 22,6 23,6 10,2 8,7 26,9 13,3 0 5 10 15 20 25 30 Dưới 1 triệu Từ 1-2 triệu Từ 2-3 triệu Từ 3-4 triệu Từ 4-5 triệu Trên 5 triệu Trước TĐC Sau TĐC

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Kết quả khảo sát cho thấy thu nhập của các hộ sự thay đổi sau tái định cƣ. Số lƣợng ngƣời có thu nhập từ 4 triệu/1 tháng đã có giảm đi so với trƣớc Tái định cƣ. Trƣớc tái định cƣ có khoảng 37,1% số lƣợng ngƣời có thu nhập từ 4 triệu trở lên nhƣng sau tái định cƣ tỷ lệ này là 22,0%, giảm mạnh ở nhóm thu nhập cao từ 5 triệu trở lên từ 26,9% xuống 13,3%. Tỷ lệ ngƣời có thu nhập từ 3-4 triệu và dƣới 1 triệu không có sự biến động trƣớc và sau tái định cƣ. Dấu hiệu đáng khích lệ khi lỷ lệ nhóm ngƣời có thu nhập từ 1-3 triệu trở lên tăng từ 31,2% lên đến 44,1%.

Đồng thời khi đƣợc hỏi “So sánh mức thu nhập của gia đình ông/bà” trƣớc và sau tái định cƣ thì có đến hơn 70% hộ gia đình cho rằng thu nhập của hộ gia đình mình giảm đi so với trƣớc khi Tái định cƣ. Trung bình thu nhập của các hộ gia đình trƣớc tái định cƣ là 4.362.000đ nhƣng sau khi tái định cƣ thì giảm xuống 800.000đ còn lại là 3.544.560đ. Khoảng 15,9% hộ gia đình cho thấy hộ gia đình mình có thu nhập tăng hơn so với trƣớc khi tái định cƣ, trong đó thu nhập cao nhất hàng tháng sau tái định cƣ của hộ gia đình là 15 triệu đồng cao hơn so với trƣớc tái định cƣ là 14 triệu đồng, sau tái định cƣ cũng không còn hộ thu nhập dƣới 500.000đ.

Sự thay đổi nghề nghiệp có liên hệ chặt chẽ tới sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình. Tƣơng quan giữa việc chuyển đổi nghề nghiệp và mức thu nhập của hộ gia đình đã cho thấy rõ hầu hết (97,2%) các hộ thu hẹp địa bàn kinh doanh hoặc (60%) hộ gia đình bỏ hẳn kinh doanh đều có thu nhập giảm đi và không có hộ gia đình nào thu hẹp hoặc bỏ hẳn kinh doanh có thu nhập tăng lên (Xem bảng 3.1.8).

Bảng 3.1.8: Đánh giá mức thu nhập hộ gia đình kinh doanh buôn bán và Sự

chuyển đổi nghề nghiệp ĐVT: %

Đánh giá về mức thu nhập

Sự chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ gia đình kinh doanh buôn bán

Giữ nguyên Mở rộng Thu hep Bỏ hẳn Trung bình chung

Tăng lên 6,2 100 - - 15,9

Giảm đi 93,8 97,5 60,0 74,3

Nhƣ cũ - - 2,5 40,0 9,7

TỔNG 100 100 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Ngoài ra, một tỷ lệ lớn các hộ gia đình vẫn giữ nguyên quy mô kinh doanh nhƣng thu nhập của hộ gia đình vẫn giảm đi. Điều này có thể do việc phải di dời chỗ ở thì họ mất đi lƣợng khách quen thƣờng ngày ở nơi ở cũ, trong khi khu tái định cƣ có dân cƣ thƣa thớt hơn nơi ở cũ và họ cũng cần thời gian để xây dựng lại mối quan hệ với lƣợng khách mới nên thu nhập vẫn chƣa đƣợc duy trì nhƣ cũ hoặc tăng lên.

“Ông xã chị làm nghề sửa xe, vào đây rồi thì cũng tiếp tục bày đổ để làm. Nhưng bày riết mà chẳng có khách, thỉnh thoảng có ngày có khách thì cũng đủ tiền đi chợ mua rau, còn không có dư dật. Ở ngoài kia thì ngày nào cũng có khách quanh khu đó vào sửa xe nên sống khỏe, vào đây rồi chẳng biết lấy gì mà sống”. (PVS nữ, 47 tuổi, THPT, Buôn bán dịch vụ (bán quán ăn sáng), phƣờng An Khánh).

Bên cạnh đó, một số hộ gia đình không tìm đƣợc việc làm hoặc không kinh doanh buôn bán đƣợc ở khu tái định cƣ nên họ phải quay về nơi ở cũ tìm việc làm hoặc thuê mặt bằng ở một nơi khác để kinh doanh và những chi phí họ phải quan tâm thêm là tiền xăng xe đi lại, tiền ăn uống ở ngoài, tiền bảo trì phƣơng tiện đi lại và cả thời gian, chi phí chăm sóc sức khỏe. Điều này làm thu thập của hộ gia đình sau tái định cƣ trở lên “Xấu hơn, giảm đi” so với trƣớc tái định cƣ.

“Ở đây (khu tái định cư) thì buôn bán ế ẩm lắm chị phải xuống dưới (nơi ở cũ) thuê nhà người ta bán hàng, tốn kém lắm, tiền thuê cửa hàng,tiền ăn uống, tiền xăng xe đi lại….nhưng biết làm sao được”. – PVS, nữ, 45 tuổi, THCS, Buôn bán dịch vụ, phường An Khánh.

Có thể thấy, việc thay đổi về chỗ ở kéo theo chuỗi thay đổi về việc làm và thu nhập, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống chi tiêu của ngƣời dân.

Biểu đồ 3.1.3 So sánh thu nhập so với chi tiêu hộ gia đình trƣớc và sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %) 5,5 9,6 78,0 65,7 16,5 24,7 0 20 40 60 80 100 120 Trước TĐC Sau TĐC Dư giả Vừa đủ

Không đủ chi tiêu

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Đánh giá mức thu nhập của hộ gia đình so với chi tiêu thì tỷ lệ hộ gia đình thấy thu nhập sau tái định cƣ không đủ chi tiêu có xu hƣớng tăng lên từ 16,5% lên 24,7%. Tỷ lệ các hộ gia đình nhận định rằng thu nhập vừa đủ chi tiêu cũng giảm đi so với trƣớc tái định cƣ từ 78,0% xuống 65,7%. Tuy nhiên, tái định cƣ cũng là cơ hội tốt cho một số hộ gia đình có thu nhập cao hơn trƣớc, khi họ thấy thu nhập là dƣ giả tăng lên khoảng gần lần từ 5,5% lên 9,5%.

Bên cạnh đó, trƣớc TĐC các hộ gia đình ở khu thu nhập thấp, điều kiện khó khăn nhất là nhà ở thì sau khi chuyển tới khu tái định cƣ, đa số các hộ gia đình đều xây dựng nhà cửa khang trang sạch đẹp hơn. Họ sử dụng toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình, tiền đền bù vào xây dựng nhà cửa nên sau đó họ gặp khó khăn về chi tiêu. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 2/3 (66%) các hộ gia đình vừa đủ tiền đền bù để mua đất xây nhà và 32% số hộ nhận số tiền đền bù không đủ để xây dựng lại nhà mới. Do vậy, có khoảng 14,3% các hộ gia đình sau tái định cƣ phải đi vay vốn để xây dựng nhà ở và chuyển đổi nghề nghiêp. Trong đó, nguồn vay chủ yếu của họ là ngƣời thân, bạn bè chiếm 64,3%, còn lại là vay ngân hàng và các nguồn khác.

Nhƣ vậy, đời sống kinh tế của các hộ gia đình tái định cƣ sau tái định cƣ không bền vững ở nhóm nghề nghiệp kinh doanh buôn bán và lao động tự do. Hơn nữa, thu nhập ngƣời dân có xu hƣớng giảm đi trong khi chi phí tăng lên do nhu cầu thiết lập lại đời sống sau tái định cƣ hay những khó khăn về việc chi phí phát sinh do ngƣời dân phải quay lại nơi ở cũ làm việc. Hơn nữa một số hộ gia đình có nguy cơ rơi vào tình trạng”mắc nợ” sau tái định cƣ khi phải vay nhà ở xây dựng nhà ở và chuyển đổi nghề nghiệp. Những thay đổi mang tính không bền vững về đời sống kinh tế là việc làm, thu nhập, chi tiêu là điều không mong muốn của dự án đi ngƣợc lại với mục tiêu đặt ra. Từ đó, chúng ta thấy rằng cần có sự giúp đỡ hỗ trợ, định hƣớng từ bên ngoài giúp cho hộ gia đình ổn định sinh kế và nghề nghiệp.

3.1.5. Mức độ hài lòng của ngƣời dân sau tái định cƣ về đời sống kinh tế

Đối với các hộ gia đình tái định cƣ thì vấn đề ổn định đời sống kinh tế mang tính quyết định đối với các vấn đề khác trong đời sống. Ngƣời dân sau tái định cƣ hài lòng về đời sống kinh tế của hộ gia đình mình thì mới có ý định sinh sống lâu dài tại khu tái định cƣ, tạo thành một hệ thống xã hội ổn định và bền vững. Hiện nay, đời sống kinh tế của các hộ gia đình trong tiểu dự án đã có sự ổn định về nhà ở, điều kiện sinh hoạt nhƣng vấn đề sinh kế và việc làm thì chƣa mang tính bền vững. Liệu rằng với đời sống kinh tế nhƣ trên ngƣời dân có hài lòng? Các hộ gia đình khác nhau thì mức độ hài lòng có khác nhau, đây là vấn đề đáng quan tâm để tìm hiểu.

Bảng 3.1.9: Tƣơng quan giữa giới tính của chủ hộ gia đình và mức độ hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ (n=200) ĐVT: %

Mức độ hài lòng Giới tính chủ hộ GĐ Trung bình chung Nam Nữ Rất hài lòng 2,1 1,0 1,5 Hài lòng 5,3 0,0 2,6 Bình thƣờng 68,1 74,5 71,4 Không hài lòng 24,5 24,5 24,5 Tổng 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Về giới tính chủ hộ, tình trạng đời sống kinh tế sau tái định cƣ hiện nay không nhận đƣợc sự hài lòng của ngƣời dân cao. Chỉ có khoảng 4% ngƣời dân hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ. Trong khi, tỷ lệ ngƣời dân không hài lòng về đời sống kinh tế chiếm 24,5%, Đa số (71,4%) các hộ gia đình nhận thấy đời sống kinh tế sau tái định cƣ là bình thƣờng. Dƣờng nhƣ nhóm chủ hộ gia đình là nam giới nhanh chóng ổn định về đời sống kinh tế hơn nữ giới khi tỷ lệ nam giới hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ cao gấp 8 lần nhóm nữ giới (7,4% và 1,0%). Đóng vai trò vừa là chủ hộ vừa là trụ cột kinh tế của cả gia đình thì sau tái định cƣ nam giới có thể dễ dàng bắt nhịp với đời sống sau tái định cƣ hơn nữ giới, nam giới có điều kiện sức khỏe và trình độ học vấn cao hơn nữ giới (tỷ lệ nam chủ hộ có trình độ học vấn từ THPT trở lên là 54,2% trong khi tỷ lệ này ở nữ giới là 13,5%) nên có thể thích ứng nhanh với cuộc sống sau tái định cƣ, nếu có sự chuyển đổi về nghề nghiệp thì nam giới cũng dễ dàng tìm đƣợc công việc mới hơn nữ giới.

Về trình độ học vấn chủ hộ gia đình,trình độ học vấn của ngƣời lao động là một yếu tố rất quan tâm, nó giúp ngƣời lao động nắm bắt đƣợc các kiến thức mới, là công cụ nâng cao khả năng tƣ duy sáng tạo. Do vậy, những ngƣời có trình độ học vấn cao dễ dàng đƣợc phân công lựa chọn các công việc dễ ổn định sinh kế và thu nhập. Đồng thời kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm có trình độ học vấn cao hài lòng về cuộc sống, họ thƣờng là

nhóm làm công việc tại cơ quan đơn vị nhà nƣớc hoặc tƣ nhân nên việc thay đổi chỗ ở không ảnh hƣởng nhiều đến thu nhập sinh kế bền vững sau tái định cƣ. Nhóm trình độ thấp, làm công việc đơn giản hoặc không có việc làm nên bấp bênh về sinh kế, khó ổn định đời sống kinh tế nền tỷ lệ ngƣời dân hài lòng về đời sống y tế chiếm tỷ lệ thấp thấp.

Bảng 3.1.10: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ gia đình và mức độ hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %)

Mức độ hài lòng Trình độ học vấn chủ hộ Tiểu học THCS THPT Cao đẳng/ĐH Rất hài lòng - 2,1 1,7 - Hài lòng - - - 100 Bình thƣờng 52,4 78,1 66,1 - Không hài lòng 47,6 19,8 32,2 - Tổng 100 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Bảng 3.1.10 cho thấy mỗi nhóm chủ hộ (100% hộ gia đình) có trình độ học vấn cao trên CĐ/ĐH là nhóm hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ. Ngƣợc lại 100% nhóm chủ hộ có trình độ học vấn thấp (tiểu học) chƣa thấy thấy hài lòng đời sống sau tái định cƣ. Gần ½ (47.6%) nhóm tiểu học không hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ. Do hạn chế về nhận thức và bằng cấp nên nhóm này gặp khó khăn khi di dời chuyển chỗ ở và chuyển đổi việc làm, ảnh hƣởng xấu tới thu thập hộ gia đình. Với vai trò là trụ cột của gia đình, họ khó có thể giảm thấy hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ.

Về nghề nghiệp chủ hộ, nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến thu nhập, sinh kế gia đình và là chỉ số thể hiện đời sống kinh tế hộ gia đình.

Bảng 3.1.11: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của chủ hộ gia đình và mức độ hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %)

Mức độ hài lòng Nghề nghiệp chủ hộ Buôn bán dịch vụ Công nhân Công chức, viên chức nhà nƣớc Nhân viên các cơ quan tƣ nhân Lao động tự do Nội trợ/nghỉ hƣu Không có việc làm Rất hài lòng - - - 20,0 - - - Hài lòng - - 100 - - - - Bình thƣờng 75,3 90,0 - 80,0 50,0 83,3 11,1 Không hài lòng 24,7 10,0 - - 50,0 15,4 88,9 Tổng 100 100 100 100 100 100 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy ngƣời dân làm ở các cơ quan nhà nƣớc khá hài lòng với đời sống kinh tế sau tái định cƣ, 100% nhận định rằng họ “hài lòng” về đời sống kinh tế. Đây là nhóm nghề nghiệp ổn định việc di dời chỗ ở ít có tác động đến sinh kế hộ gia đình, có chăng chỉ là phát sinh thêm chi phí đi lại nhƣng bù lại họ có chỗ ở mới và điều kiện sinh hoạt tốt hơn nên tỷ lệ hài lòng cao. Ngƣợc lại, những ngƣời dân không có việc làm không hài lòng về đời sống kinh tế là cao nhất chiếm tỷ lệ 88,9%. Bên cạnh đó, nhóm lao động tự do và nhóm kinh doanh buôn bán không hài lòng về đời sống kinh tế cũng chiếm tỷ lệ cao lần lƣợng là 50% và 24,7%. Có thể, đây là các nhóm nghề nghiệp chịu ảnh hƣởng nhiều từ việc di dời tái định cƣ, sau tái định cƣ có thể họ phải mất việc làm hoặc thu hẹp quy mô nghề nghiệp, thu nhập từ việc làm thì giảm trong khi những chi phí liên quan đến việc thiết lập lại cuộc sống hoặc chi phí để làm việc lại có dấu hiệu tăng lên.

Về độ tuổi chủ hộ gia đình, theo Parsons cộng đồng dân cƣ là một hệ thống xã hội ổn định, bất kỳ một sự thay đổi nào trong cộng đồng dẫn đến sự phá vỡ tính ổn định của hệ thống đó. Di dời chỗ ở để tái định cƣ kéo theo sự thay đổi của một loạt các thành phần khác trong hệ thống, trong đó đời sống kinh tế có nhiều biến chuyển (nhƣ đã phân tích ở trên). Điều này đòi hỏi khả năng thích ứng của các nhóm cộng đồng dân cƣ, những ngƣời có khả năng thích ứng tốt thì đời sống mong chóng ổn định, bền vững ngƣợc lại là bấp bênh, mất cân bằng. Từng nhóm tuổi khác nhau có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, khi đối với một hoạt động mang tính thay đổi lớn nhƣ tái định cƣ, khả năng thích ứng của họ sẽ nhƣ thế nào?

Bảng 3.1.12: Tƣơng quan giữa độ tuổi của chủ hộ gia đình và mức độ hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ (n=200) ĐVT: %

Mức độ hài lòng

Nhóm tuổi chủ hộ Nhóm chủ hộ

dƣới 30 tuổi Nhóm chủ hộ từ 31 -50 tuổi

Nhóm chủ hộ trên 51 tuổi Rất hài lòng - 0,7 - Hài lòng - 8,6 - Bình thƣờng 100 63,8 74,3 Không hài lòng - 24,1 25,7 Tổng 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Bảng 3.1.12 cho thấy hơn ¼ (25%) ngƣời dân không hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ là nhóm tuổi từ trên 31 tuổi trở lên. Không có ngƣời nào thuộc nhóm chủ hộ gia đình dƣới 30 tuổi là không hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ. Đáng lƣu ý, nhóm chủ hộ gia đình từ 31-50 tuổi hài lòng về đời sống kinh tế sau tái

định cƣ chiếm 9,3%. Nhƣ vậy, có thể thấy nhóm trên 51 tuổi là ít hài lòng về đời sống kinh tế sau tái định cƣ nhất so với các nhóm dƣới 50 tuổi, có thể đây là nhóm tuổi khá cao, bị hạn chế bởi trình độ học vấn (chỉ có 19,2% chủ hộ trên 51 tuổi có trình độ THPT trở lên) sức khỏe, họ đã hình thành thói quen sinh sống và làm việc ở nơi ở cũ nhiều năm nên ít nhiều tâm lý e ngại phải di dời chỗ ở, khi thay đổi chỗ ở họ khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 61)