Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 34)

1.2 .Các lý thuyết áp dụng

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lƣới sông ngòi kênh rạch. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An Giang, đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long.

Thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số là 1.214.100 ngƣời (2011), trong đó dân số thành thị là 791.800 ngƣời. Về mặt hành chính, hiện nay Cần Thơ có 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt với tổng số 44 phƣờng; và 4 huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai với tổng số 41 xã. Từ xa xƣa, Cần Thơ đã đƣợc coi là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những nơi sản xuất và xuất khẩu gạo chính của cả nƣớc. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu là tôm cá nƣớc ngọt và chăn nuôi lợn, gà, vịt. Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc, 33.000 kw); Trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ cũng là một trong những dự án đƣợc Thành phố quan tâm đầu tƣ phát triển. Các ngành kỹ thuật điện, điện tử, hoá chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản... là thế mạnh của thành phố. Dịch vụ

của Cần Thơ rất đa dạng, nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh nhƣ Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,... Hiện nay Cần Thơ đang tập trung phát triển các dịch vụ cao cấp về tài chính, tín dụng.

Cần Thơ là thành phố trẻ. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng ở đô thị chƣa phát triển, nhiều khu vực dân cƣ đông đúc, với những đƣờng hẻm chật hẹp, quy hoạch hạ tầng không đúng quy cách, ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của ngƣời dân. Đa số ngƣời dân sống trong những khu hẻm này là những ngƣời dân có thu nhập thấp, lao động phổ thông, nghề nghiệp không ổn định, điều kiện sống chƣa đảm bảo. Vì vậy, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ là một đóng góp rất quan trọng, mang tính thực tiễn lớn nhằm cải thiện chất lƣợng sống của các hộ nghèo. Đem lại những cơ hội tốt hơn cho họ về việc làm, thu nhập và cải thiện tình trạng sức khỏe cho những đối tƣợng có thu nhập thấp.

Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ thực hiện tái định cƣ tập trung tại khu Thới Nhựt, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Quy mô khu tái định cƣ của khu Thới Nhựt tƣơng đối lớn và có thể đáp ứng đủ nhu cầu tái định cƣ của các hộ thuộc diện phải di dời. Theo Quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án thành phần số 2 về việc xây dựng khu tái định cƣ của Dự án Nâng cấp Đô thị thành phố Cần Thơ, quy mô thu hồi đất để thực hiện xây dựng khu tái định cƣ của dự án là 16,69 ha do các hộ dân sử dụng. Phần đất này nằm trên địa bàn ấp Thới Nhựt, xã An Bình (nay là phƣờng An Khánh) thành phố Cần Thơ theo quy hoạch chung khu tái định cƣ tại xã An Bình, thành phố Cần Thơ. Phần đất thuộc lô 1C, có tứ cận tiếp giáp nhƣ sau:

 Đông Bắc giáp đất quy hoạch khu tái định cƣ ấp Thới Nhựt.

 Đông Nam giáp đất quy hoạch khu hành chính đƣờng Nguyễn Văn Cừ nối dài.

 Tây Bắc giáp khu quy hoạch tái định cƣ (lô 1A)

 Tây Nam giáp tim đƣờng dự mở, khu quy hoạch Trƣờng Đại học Y - Dƣợc.

Công tác xây dựng khu TĐC đƣợc chia thành hai phân kỳ thực hiện (phân kỳ 1 có diện tích 10,77 ha và phân kỳ 2 là 5,92ha), trong đó diện tích dành cho nhà ở là 59,942 m2. Đất ở trong khu TĐC đƣợc phân chia thành các lô nền có diện tích 40 m2 và 60 m2. Trong đó có 1.551 nền bao gồm 1.381 nền có diện tích 40m2 và 170 nền có diện tích 60 m2. Đây là dự án tái định cƣ tập trung, các hộ gia đình sẽ nhận nền tái định cƣ và tự xây dựng nhà để ở. Loại diện tích hộ gia đình đƣợc nhận sẽ phụ thuộc vào mức độ bị ảnh hƣởng của hộ gia đình, hộ gia đình nào bị mất diện tích đất thổ cƣ lớn sẽ nhận đƣợc diện tích nền lớn

Chƣơng 2

THỰC TẾ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN NÂNG CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Các thành phố của Việt Nam có tốc độ phát triển dân số rất nhanh, công tác đầu tƣ cho hạ tầng cơ sở và dịch vụ công cộng thƣờng chậm hơn nhiều so với nhu cầu. Các khu vực thu nhập thấp đã đang và tiếp tục phát triển không theo qui hoạch nào, cơ sở hạ tầng cũng nhƣ các dịch vụ vừa thiếu vừa yếu. Điều này gây ra những ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và sức khoẻ của nhân dân sống trong những thành phố lớn. Dần tiến tới sự đổi mới và giá thành thấp là những yêu cầu và thách thức to lớn trong quá trình phát triển đô thị hoá tại Việt Nam. Chƣơng trình nâng cấp đô thị quốc gia (NUUP) là một chƣơng trình quốc gia về nâng cấp đô thị bao gồm các dự án kết hợp tuân thủ đúng định hƣớng của các chính sách phát triển đô thị của Nhà nƣớc. Nâng cấp đô thị sẽ cải tạo các khu vực có thu nhập thấp, nơi hạ tầng kém phát triển cũng nhƣ mức độ tiếp cận các dịch vụ đô thị còn có nhiều hạn chế. Nâng cấp còn gồm cả các hoạt động xây dựng và đầu tƣ để tạo ra một mức tiếp cận đến các dịch vụ cơ bản tốt hơn cho dân nghèo đô thị. Nâng cấp đô thị là tiến hành cải tiến các khu có thu nhập thấp, nhằm tránh có những tác động ảnh hƣởng tới cộng đồng ở mức tối thiểu. Vào năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu sự hỗ trợ của các Nhà tài trợ để chuẩn bị một chƣơng trình quốc gia nhằm nâng cấp các cộng đồng thu nhập thấp. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã yêu cầu WB hỗ trợ cho một Dự án Nâng cấp Đô thị Việt Nam (VUUP) nhằm nâng cấp các Khu dân cƣ thu nhập thấp tại một số thành phố, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định và Cần Thơ với tổng vốn vay tín dụng đã đƣợc Chính phủ cho phép trên nguyên tắc cho cả 04 Thành phố là 165 triệu USD. Chính phủ Nhật Bản cũng đã cung cấp và hỗ trợ PHRD với khoản viện trợ không hoàn lại là 841.900 USD để tài trợ giai đoạn chuẩn bị của dự án này và một số hoạt động tƣ vấn. Ngoài ra một số nhà tài trợ khác nhƣ AFD cũng đã quan tâm đến việc tài trợ cho một số hạng mục của Dự án.

2.1. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ (CUUP)

Cần Thơ là một trong bốn thành phố nhận đƣợc khoản viện trợ của WB trong chƣơng trình Nâng cấp đô thị Việt Nam (NUUP) thực hiện Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ (CUUP). Tuân thủ theo những mục tiêu và nguyên tắc của NUUP nhƣ sau:

Giảm nghèo đô thị thông qua việc cải thiện điều kiện sống và điều kiện môi trƣờng cho ngƣời nghèo đang sinh sống tại các khu vực có thu nhập thấp của đô thị; cụ thể giúp cho các cƣ dân đô thị đƣợc tiếp cận với nƣớc sạch, nhà vệ sinh có bể tự hoại, chất thải rắn và nƣớc thải đƣợc thu gom, xử lý, hệ thống thoát nƣớc kết hợp cho cả thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải đƣợc khôi phục và lắp đặt nhằm giảm bớt nguy cơ lụt lội và loại bỏ nƣớc thải khỏi môi trƣờng.

Các khu xây dựng tại đô thị có thể đạt chuẩn về mật độ đƣờng giao thông; hệ thống đèn đƣờng tại các đô thị đƣợc nâng cấp, những ngôi nhà xây tại các khu vực không đảm bảo an toàn và không phù hợp cho sinh sống của ngƣời dân sẽ đƣợc di dời, các hộ dân sinh sống tại các khu vực có thu nhập thấp có thể đƣợc vay vốn để cải tạo nhà ở của mình.

Thúc đẩy phƣơng pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng trong việc nâng cấp đô thị đáp ứng cao nhất nhu cầu của ngƣời dân. Lồng ghép thúc đẩy cân bằng giới trong các hoạt động.

Nguyên tắc thực hiện CUUP:

Đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, quản lý, giám sát, đồng thời đóng góp một phần kinh phí xây dựng mở rộng hẻm theo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Ngƣời dân tại các khu vực dự án đƣợc chủ động trong việc tham gia lựa chọn công trình nâng cấp tại địa phƣơng mình, giám sát thi công nhà thầu đồng thời gia tăng tính sở hữu và bền vững của công trình ngƣời dân tham gia đóng góp một phần kinh phí vào việc nâng cấp các hẻm.

Các chính sách về bồi thƣờng hỗ trợ - tái định cƣ phải đƣợc công khai minh bạch đến mọi ngƣời dân để biết, thực hiện và giám sát. Dự án phải sử dụng đa dạng các hình thức thông tin truyền thông, cung cấp cho ngƣời dân đầy đủ các thông tin liên quan đến đền bù – tái định cƣ nhƣ diện tích đất thu hồi, đơn giá và số tiền đền bù, hỗ trợ, sắp xếp, bố trị tái định cƣ, giải quyết khiếu nại.... từ đó đảm bảo ngƣời dân nhận đúng đủ, quyền lợi của mình cũng nhƣ giảm bớt các khiếu nại không cần thiết, tiết kiệm chi phí dự án....

Bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với nhu cầu và khả năng đầu tƣ của chính quyền địa phƣơng và cộng đồng. Các công trình lựa chọn nâng cấp có sự tham gia lựa chọn của cộng dồng nên phù hợp với nhu cầu cộng đồng, đồng thời các công trình nâng cấp ngoài việc sử dụng vốn vay còn có nguồn vốn đối ứng của địa phƣơng và phần đóng góp của cộng đồng nên các công trình có quy mô phải phù hợp với khả năng đầu tƣ đóng góp của chính quyền địa phƣơng và cộng đồng. Tránh tình trạng quy mô nâng cấp vƣợt quá khả năng đóng góp của ngƣời dân, khoản đóng góp trở thành

gánh nặng của hộ gia đình dẫn đến không đảm bảo mục tiêu dự án cũng nhƣ nguy cơ gia tăng “nghèo” cho hộ gia đình.

Hạn chế và giảm thiểu việc di dời. Di dời tái định cƣ dẫn đến xáo trộn trong cuộc sống của ngƣời dân, đồng thời phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau để ổn định đời sống sau tái định cƣ. Vì vậy, các thiết kế công trình linh hoạt có sự điều chỉnh kịp thời và tham gia đóng góp ý kiến của ngƣời dân để hạn chế và giảm thiểu tối đa di dời.

2.2. Các hạng mục Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ

Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ thực hiện nâng cấp 25 cộng đồng có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Dự án bao gồm 6 hạng mục và đƣợc thực hiện trong 2 giai đoạn (Giai đoạn 1: từ 2004 - 2008; Giai đoạn 2 từ 2008 - 2014). Bao gồm:

Hạng mục 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3

Mục đích chính của hạng mục này nhằm trực tiếp cải thiện điều kiện sống của các hộ gia đình thuộc nhóm dân cƣ có thu nhập thấp thông qua việc tập trung nâng cấp và cải tạo hệ thống CSHT cấp 3 trong khu vực dân cƣ có thu nhập thấp. Gồm 2 tiểu mục nhƣ sau:

Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: mở rộng, làm mới mặt hẻm; làm mới hoặc cải tạo hệ thống cấp - thoát nƣớc; làm mới hoặc cải tạo lƣới điện; lắp đặt trụ cứu hỏa, hệ thống đấu nối và phƣơng tiện thu gom chất thải rắn.Trên cơ sở kết quả các cuộc họp cộng đồng (lần 1, 2, 3) thống nhất số lƣợng, quy mô các hẻm; tƣ vấn tiến hành khảo sát, lập báo cáo đầu tƣ trình các cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Tổng số khoảng hơn 300 hẻm trong và ngoài kế hoạch của 14 phƣờng dự án thuộc hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy đã đƣợc Tiểu dự án Nâng cấp đô thị Thành phố Cần Thơ cải tạo nâng cấp và bàn giao đƣa vào sử dụng.

Nâng cấp cơ sơ hạ tầng xã hội: Song song với việc nâng cấp các hẻm thuộc các phƣờng quận Ninh Kiều và Bình Thủy, dự án còn đầu tƣ làm mới hoặc cải tạo một số trạm y tế và trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học để góp giảm bớt một số khó khăn về cơ sở vật chất của 02 ngành này.

Bảng 2.2.1: Kết quả nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3

Hạng mục hạ tầng kỹ thuật Đơn vị Đã thực hiện

Xây dựng đƣờng (nhựa và bêtông) Mét dài 8.832,39

Cống thoát nƣớc D 400 Mét dài 308

Cống thoát nƣớc D 600 Mét dài 5.104,7

Cống thoát nƣớc Mét dài 8.189

Hạng mục hạ tầng kỹ thuật Đơn vị Đã thực hiện

Điện hạ thế Mét dài 2.550,44

Hệ thống chiếu sáng (đèn cao áp) Bộ 342

Trụ cứu hỏa Cái 124

Trƣờng học Trƣờng 8

Trạm y tế Trạm 4

Công viên Cái 1

Nguồn: Báo cáo tổng hợp, tiểu dự án NCĐT Cần Thơ

Hạng mục 2: Cung cấp và/hoặc cải tạo mạng lƣới cơ sở hạ tầng cấp 1 và 2 để kết nối với các công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3.

Hạng mục này bao gồm những hoạt động chính sau đây:

Làm mới hoặc cải tạo một số tuyến cống cấp 1, 2 để đảm bảo thu gom hết nƣớc thải từ hệ thống cống của các hẻm vừa nâng cấp. Các tuyến cống đã đƣợc thực hiện cải tạo và nâng cấp là thuộc tuyến Cách mạng tháng 8, tuyến Nguyễn Văn Cừ, tuyến 30- 4. Ngoài việc cải tạo và nâng cấp các tuyến cống, các tuyến này còn thực hiện việc lát vỉa hè, lắp hệ thống trụ điện, trụ cứu hóa.

Tập trung cải tạo một số công trình hồ, kênh rạch trọng điểm bao quanh thành phố giúp tiêu thoát nƣớc thải sinh hoạt và nâng cao cảnh quan thành phố: Hồ Xáng Thổi (phƣờng An Cƣ), rạch Tham Tƣớng (phƣờng Xuân Khánh và An Phú); Rạch Cái Khế Bờ Bắc- Bờ Nam (An Nghiệp, Thới Bình); Rạch Cầu Kinh (Phƣờng Hƣng Lợi); Rạch Bần (An Phú, Xuân Khánh, Hƣng Lợi)....

Hạng mục 3: Xây dựng cơ sở hạ tâng khu tái định cƣ

Xây dựng khu nhà ở tái định cƣ là nhằm đền bù cho các hộ bị ảnh hƣởng bởi Dự án đƣợc thực hiện theo "Khung chính sách đền bù tái định cư" đƣợc soạn thảo trên cơ sở các quy định của Chính phủ Việt nam (Nghị định 22/1998/NĐ-CP) và của Ngân hàng thế giới (Hƣớng dẫn về đảm bảo an toàn xã hội OP4.30): đảm bảo ngƣời dân tái định cƣ có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn so với trƣớc khi di rời tái định cƣ.

Xây dựng khu tái định cƣ tại khu vực Thới Nhựt, phƣờng An Khánh (xã An Bình cũ) quận Ninh Kiều, với quy mô là 16,67 ha gồm 1551 lô nền với đầy đủ hạ tầng (đƣờng giao thông, hệ thống điện sinh hoạt và chiếu sáng, trƣờng mẫu giáo, trƣờng tiểu học, khu chợ và trạm y tế, nhằm bố trí tái định cƣ cho các hộ di dời do ảnh hƣởng bởi dự án (bao gồm: các hộ bị thu hồi đất để xây dựng khu tái định cƣ, các hộ bị ảnh hƣởng do nâng cấp hạ tầng cấp 3 và hạ tầng cấp 1,2).

Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đào tạo để thúc đẩy quá trình quản lý hành chính về đất đai, hỗ trợ cho các sở, ban ngành có liên quan thiết lập hệ thống thông tin quản lý nhà đất 3 cấp tại thành phố Cần Thơ.

Hạng mục 5: Chƣơng trình cho vay vốn cải tạo nhà ở

Chƣơng trình cho vay vốn nhà ở (hạng mục 5) đƣợc đề xuất xây dựng với mục đích tạo hiệu ứng cộng hƣởng để tăng cƣờng tính hiệu quả cho các hoạt động đầu tƣ vào cải thiện hạ tầng cơ sở của dự án. Chƣơng trình do Hội LHPN và Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)