ĐVT: % Loại nhà ở Trƣớc Tái định cƣ Sau Tái định cƣ
1. Nhà kiên cố 12,0 85,5
2. Nhà bán kiên cố 74,0 14,5
3. Nhà tạm, nhà lá 14,0 0,0
Tổng 100 100
Qua bảng 3.1.1 cho thấy tỷ lệ hộ có nhà kiên cố đã tăng lên gấp 4 lần từ 12,0% lên 85,5%, tỷ lệ nhà bán kiến cố giảm mạnh (từ 74,0% xuống 14,5%), đặc biệt không còn hộ gia đình nào sử dụng nhà tranh, nhà lá hoặc nhà tạm. Đáng lƣu ý diện tích đất thổ cƣ tại khu tái định cƣ của các hộ gia đình là tăng lên nhiều so với nơi ở cũ của họ, diện tích đất nhỏ nhất của hộ gia đình trƣớc tái định cƣ mà tác giả khảo sát là 8m2, trong khi sau tái định cƣ là 40m2, diện tích đất trung bình của các hộ trƣớc tái định cƣ là 29,94m2 sau tái định cƣ là 44,87m2. Quan sát cảnh quan nhà ở ở khu tái định cƣ với dãy dài các nhà cao tầng thì khó thể hình dung các hộ gia đình trƣớc đây là ở khu dân cƣ thu nhập thấp.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một trong những lý do để các hộ gia đình sau khi chuyển vào khu tái định cƣ đều xây dựng nhà ở mới to đẹp, trang khang hơn so với khu nhà cũ chủ yếu là
“Mình không ở đây thì biết ở đâu nên cũng cố gắng mà đầu tư xây dựng một lần, cho nhà cửa tươm tất”. (PVS, nữ, 47 tuổi, THCS, buôn bán dịch vụ, phƣờng An Khánh). Hay “Hàng xóm sao thì mình vậy, nhà cửa sập sệ quá thì coi sao được. Chị lấy tiền đền bù với lại vay mượn anh chị em mỗi người một ít để cất cái nhà đấy” (PVS, nữ, trung cấp, 52 tuổi, phƣờng An Khánh).
Có thể thấy, do các hộ sau khi chuyển về tái định cƣ họ xác định sinh sống ở đây lâu dài và ổn định, lại sẵn có khoản tiền đều bù nên họ đầu tƣ nhiều tiền bạc vào việc xây dựng nhà ở. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ hộ gia đình do tâm lý muốn “bằng chị, bằng em”, “bằng làng bằng xóm” nên cũng đầu tƣ hết tiền vào việc xây dựng nhà ở.