(ĐVT: %) 22,0 17,6 20,4 41,2 38,0 35,0 17,7 23,5 43,0 64,7 41,6 35,3 0 20 40 60 80 100 120 Hạng mục 1 Hạng mục 2 Hạng mục 3 Chung bình chung Tốt hơn Như cũ Xấu hơn
Qua biểu đồ 3.2.3 cho thấy, quan hệ hàng xóm láng giềng của ngƣời dân sau tái định cƣ là xấu hơn so với trƣớc tái định cƣ khi tỷ lệ ngƣời dân nhận định là quan hệ hàng xóm láng giềng của hộ gia đình của họ là xấu hơn sau tái định cƣ tăng gần gấp đôi so với nhận định là Tốt hơn (43,0% và 22,0%). Tỷ lệ ngƣời dân nhận định là không có gì thay đổi chiếm 35%. Với câu hỏi phỏng vấn sâu về đánh giá sự thay đổi mối quan hệ láng giềng sau tái định cƣ, ngƣời dân cũng cho rằng:
“Cũng không thay đổi nhiều lắm, hàng xóm quanh đây đều ở dưới đó lên đây hết. Còn một ít hàng xóm ở đường bên cạnh, thỉnh thoảng vẫn sang nhà nhau chơi, thỉnh thoảng cũng có vay mượn nhau chút đỉnh” – (PVS nữ, 52 tuổi, thất nghiệp, phƣờng An Khánh).
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy mối quan hệ giữa các gia đình tốt lên có lẽ do các hộ gia đình khi chuyển vào khu tái định cƣ trƣớc đây phần lớn họ ở tƣơng đối gần nhau/hàng xóm cũ và đƣợc phân nền tại cùng một lô nên dễ chia sẻ với nhau, hơn nữa sau khi chuyển vào nơi ở mới cuộc sống có nhiều thay đổi họ thƣờng xuyên tâm sự chia sẻ với nhau nên mối quan hệ đƣợc tốt hơn.
Ngoài ra, do đặc thù ảnh hƣởng từng loại công trình nên mối quan hệ này cũng khác nhau. Những hộ bị ảnh hƣởng bởi dự án xây dựng khu tái định cƣ, ít chịu sự ảnh hƣởng di dời chỗ ở, họ vẫn sống tại nơi ở cũ, những hộ gần nhau vẫn đƣợc sắp xếp ở gần nhau nên mối quan hệ ít ảnh hƣởng, họ còn thân nhau hơn do có chung mối quan tâm về tái định cƣ, tỷ lệ hộ gia đình nhận định rằng mối quan hệ hàng xóm sau tái định cƣ là tốt hơn chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,2%, nhƣ cũ là 23,5%. Tƣơng tự nhóm hộ gia đình thuộc hạng mục 2 cải thiện kênh rạch, trƣớc khi sinh sống cùng nhau họ đã là hàng xóm cũ. Ngƣợc lại đối với các hộ gia đình bị ảnh hƣởng bởi công trình nâng cấp hẻm thì gần nhƣ mối quan hệ hàng xóm láng giềng của họ bị thay đổi toàn bộ do mỗi hẻm nâng cấp thì chỉ có một vài hộ thuộc tái định cƣ, hàng xóm tại khu tái định cƣ là toàn ngƣời mới họ cần phải có thời gian xây dựng lại mối quan hệ từ đầu, chƣa kể đến sự khác biệt về mặt thói quen sinh hoạt, văn hóa tại từng khu dân cƣ nên họ dễ gặp khó khăn trong mối quan hệ với hàng xóm mới. Tỷ lệ hộ gia đình nhận định là tốt hơn của hai nhóm lần lƣợt là 20,5% và 17,6%, nhƣ cũ là 38% và 17,6%. Các hộ gia đình có thể nói chuyện, trao đổi đồ dùng sinh hoạt với nhau
Mặc dù, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ đã cố gắng giảm tối đa xáo trộn quan hệ xã hội của ngƣời dân bằng việc sắp xếp các hộ gia đình bị ảnh hƣởng cùng một công trình ở gần nhau nhƣng cũng không tránh khỏi việc phải xen kẽ một số hộ gia đình vào các khu dân cƣ bị ảnh hƣởng bởi công trình khác nhau vào cùng một khu, hay sự đan xen giữa cộng đồng tái định cƣ và ngƣời dân bản địa. Việc xây dựng những ngôi nhà cao tầng, thói quen sinh hoạt gắn liền với nghề nghiệp cũ, quay lại nơi làm việc cũ cũng làm cản trở giao tiếp giữa các hộ gia đình là hàng xóm láng giềng. Vì
vậy, tỷ lệ hộ gia đình đánh giá mối quan hệ láng giềng sau tái định cƣ kém hơn chiếm tỷ lệ khá cao, ở nhóm ngƣời dân bị ảnh hƣởng bởi hạng mục 1 là 64,7%, nhóm hạng mục 2 là 41,6% và hạng mục 3 là 35,3%. (xem biểu 3.2.3)
“Từ hồi nhà chị chuyển vào đây chưa quen thân với nhà ai lắm, hàng xóm thì đi làm suốt, chiều về thì đóng cửa nhà nào biết nhà đấy. Không như khu nhà chị dưới kia, mở cửa buôn bán suốt nhìn thấy nhau hàng ngày, thỉnh thoảng qua nhà mượn cái này cái nọ”- (PVS nữ, 45 tuổi, Buôn bán dịch vụ, phƣờng An Khánh)
Nhằm làm rõ thêm đánh giá của ngƣời dân sau tái định cƣ, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ giữa các hộ gia đình hàng xóm xung quanh qua việc tham gia hỗ trợ các công việc liên quan đến gia đình nhƣ việc hiếu, hỷ.
“Đám ma hay đám cưới cũng vậy em, nếu có điều kiện thì ra ngoài (nhà hàng, nhà tang lễ) nếu không có thì làm ở nhà. Mọi việc cũng đều là thuê người làm hết, hàng xóm cũng không tham gia giúp gì hết. Đám cưới ai mời thì đi dự, mà họ cũng chỉ mời những hộ sát vách. Hàng xóm mất/chết thì mình đi thăm hỏi, sống hay vui vẻ trò chuyện với nhau, chết không đi thăm hỏi thì kỳ chết. Từ hồi vào trong này thì nhà mình cũng chưa quen thân ai mới mà đi, chỉ có mấy người ở trên đó xuống cùng mình đến giờ thì đi thôi.” - (PVS nam, 49 tuổi, cao đẳng, nhân viên tiếp thị, phƣờng An Khánh)
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, trƣớc tái định cƣ ngƣời dân ít nhiều có tham gia vào các công việc hiếu hỷ của hàng xóm, khi đƣợc mời thì họ đến tham dự nhƣ những khách bình thƣờng khác, hoặc nếu là đám tang thì cũng có hỏi thăm hoặc cùng tổ dân phố có tổ chức đi thăm viếng, không có hoạt động hỗ trợ hay tham gia nào khác. Đây là nét đặc trƣng của lối sống đô thị có sự khác biệt so với lối sống nông thôn. Sau tái định cƣ, mối quan hệ này có dấu hiệu lỏng lẻo hơn khi các hộ gia đình mới chuyển nơi ở, họ chƣa có thời gian và điều kiện để có quan hệ tốt với hàng xóm để tham gia.
3.2.3.2. Liên kết xã hội
Theo E.Dukheim, liên kết xã hội là sự kết hợp hay hoà nhập một bộ phận của ý thức tập thể với ý thức cá nhân và với phƣơng thức lệ thuộc lẫn nhau của các yếu tố khác nhau của xã hội (tín ngƣỡng, tôn giáo, nhóm, phái...) trong một chỉnh thể có tổ chức, tạo thành sự liên kết xã hội. Trong cộng đồng tái định cƣ, sự liên kết xã hội thể hiện hệ thống xã hội lành mạnh, bền vững. Trong đó, xem xét liên kết xã hội thể hiện qua qua mối quan hệ giữa ngƣời này ngƣời khác, trong nghiên cứu tái định cƣ có thể xem xét mối quan hệ giữa hàng xóm láng giềng hay cộng đồng đến tái định cƣ và cộng đồng tiếp cƣ (mục 3.2.3.1) và mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể qua các hoạt động mang tính văn hóa chung của cộng đồng hay các vấn đề cộng đồng.
Liên kết xã hội thể hiện qua trách nhiệm của ngƣời dân đối với các công việc chung của cộng đồng, cụ thể thông qua việc đóng góp kinh phí vào công việc cộng đồng.
Biểu đồ 3.2.4: So sánh mức độ đóng góp chi phí vào công việc chung cộng đồng
trƣớc và sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %) 87,9 73,3 65 70 75 80 85 90 Trước TĐC Sau TĐC Đóng góp kinh phí
(Nguổn: Khảo sát Thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)
Qua biểu 3.2.4 cho thấy, đa số các hộ gia đình đã có sự tham gia đóng góp kinh phí cho các công việc trung của cộng đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình tham gia đóng góp kinh phí sau tái định cƣ có giảm đi so với trƣớc tái định cƣ. Sự tham gia đóng góp chi phí cho công việc chung của cộng đồng thƣờng do trƣởng/phó các khu vực tới tận nhà các hộ gia đình để thu. Do các hộ chuyển tái định cƣ chƣa hoàn thành hoặc mới hoàn thành việc chuyển và đăng ký hộ khẩu nên các trƣởng/phó các khu vực chƣa nắm đƣợc nên chƣa đến tuyên truyền vận động ngƣời dân tham gia.
Đánh giá mối liên kết xã hội của ngƣời dân thông qua các hoạt động văn hóa tín ngƣỡng. Sau tái định cƣ, ngƣời dân vẫn thƣờng xuyên duy trì các thói quen tín ngƣỡng của mình nhƣng không phải ở ngay tại khu tái định cƣ do khu tái định cƣ không có các công trình mang tính tôn giáo nhƣ đền thờ, miếu mạo, chùa, nhà thờ.... Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy:
“Trước nhà chị ở phường Thới Bình, có gần chùa Thới Long, thì đầu tháng nào mình cũng cùng mẹ chồng đi hoặc lễ hoặc ngày phật đản....khi chuyển vào trong này thì mẹ chị vẫn thích đi chùa đó, cứ đến này thì chị chở bà đi, nhiều lúc cũng ngại đi vì hơi xa...nhưng biết sao được” – (PVS, nữ, 47 tuổi, THPT, Buôn bán dịch vụ, phƣờng An Khánh).
“Chị với mấy chị ở bên (hàng xóm ở nơi ở cũ cùng lên tái định cư) cũng hay đi nhà thờ lễ, cứ cuối tuần lại chị em lại về đi lễ” –(PVS, nữ, 52 tuổi, trung cấp, thất nghiệp)
Có thể thấy, đối với một số ngƣời mộ đạo thì trƣớc khi tái định cƣ họ thƣờng xuyên đi lễ chùa, hoặc nhà thờ tại xung quanh nơi ở cũ, nên khi chuyển vào khu tái định cƣ họ thƣờng phải quay về nơi ở cũ hoặc ở các vùng phụ cận xung quanh khu tái định cƣ để tiếp tục đi lễ chùa, hoặc nhà thờ. Ngƣời dân tái định cƣ chƣa có các hoạt động tôn giáo cùng với “những ngƣời hàng xóm nơi tiếp cƣ” mà vẫn có thói quen cùng
với những ngƣời hàng xóm cũ những ngƣời cùng lên tái định cƣtham gia các hoạt động tôn giáo tại nơi ở cũ. So sánh với trƣớc tái định cƣ thì các thói quen sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân cũng không có nhiều thay đổi ngoài trừ khoảng cách đi lại, việc khu tái định cƣ thiếu các công trình mang tính tôn giáo làm giảm tính liên kết của cộng đồng, họ chƣa hòa nhập với nhau.
Trong các hoạt động vui chơi giải trí tập thể tại địa phƣơng, chính quyền nơi tiếp cƣ đã nỗ lực tổ chức các phòng trào lễ tết nhƣ lễ trồng cây, chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam, hay ngày đoàn kết toàn dân đã có sự tham gia của ngƣời dân trong cả khu dân cƣ không phân biệt ngƣời đến tái định cƣ hay ngƣời tiếp cƣ.
“Chúng tôi có tổ chức các chương trình tại phường như văn nghệ chào mừng ngày mùng 8-3, ngày đoàn kết toàn dân, tôi đi vận động hết tất cả người dân trong khu tham gia, cũng nhiều người tham gia lắm” – (PVS nam, 64 tuổi, trung cấp, trƣởng khu vực 4, phƣờng An Khánh)
Nhƣ vậy, có thể thấy, sau tái định cƣ đời sống văn hóa xã hội có sự thay đổi, ít nhiều có mang tính tiêu cực, mối quan hệ xã hội giữa hàng xóm láng giềng , hay sự tham gia vào các vấn đề cộng đồng chƣa đƣợc còn chƣa đƣợc nhƣ nơi ở cũ. Những nhìn nhận đánh giá của tác giả chỉ mang tính phác thảo, cần phải có nghiên cứu sâu hơn và công phu hơn, thậm chí là lƣu sống tại đó thì mới có những phân tích cụ thể hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, theo cảm quan thì mối quan hệ xã hội và liên kết này sẽ đƣợc cải thiện trong thời gian tới khi ngƣời dân có nhiều thời gian sinh sống với nhau và sự tích cực của chính quyền trong việc vận động ngƣời dân tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, tín ngƣỡng,... chung. Các nghiên cứu về quá trình di cƣ trƣớc đây cho thấy sự khác biệt lớn nhất khó vƣợt qua nhất giữa cộng đồng di cƣ và cộng đồng bản địa là sự khác biệt về phong tục tập quán. Chủ trƣơng tổ chức di cƣ “Mô hình tại chỗ” nội quận, nội thành đã khắc phục đƣợc trở ngại đó.
3.2.3.3. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về văn hóa – xã hội sau tái định cƣ
Quan hệ thân thiện hàng xóm láng giềng là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của ngƣời dân Việt Nam, thể hiện tính gắn kết cộng đồng của ngƣời Việt. Tính cộng đồng đặc biệt đƣợc thể hiện ở đó các thành viên có sự liên kết với nhau, mỗi thành viên đều hƣớng tới những thành viên khác và tới tập thể. Sau tái định cƣ, ít nhiều mối quan hệ làng xóm giảm đi, giảm tính liên kết cộng đồng và cần thời gian để khôi phục lại gây ảnh hƣởng tới mức độ hài lòng của ngƣời dân đến đời sống văn hóa xã hội sau tái định cƣ. Tỷ lệ ngƣời hài lòng với đời sống văn hóa xã hội là 21.6% cao hơn không đáng kể với tỷ lệ ngƣời không hài lòng là 19.5%. Hơn ½ ngƣời dân cảm thấy đời sống văn hóa xã hội sau tái định cƣ bình thƣờng. Xem bảng 3.2.12. Xem xét các yếu tố ảnh
hƣởng tới đời sống văn hóa xã hội sau tái định cƣ là việc làm cần thiết để có những biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Bảng 3.2.12: Tƣơng quan giữa giới tính chủ hộ mức độ hài lòng về văn hóa xã hội
sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %)
Mức độ hài lòng Giới tính chủ hộ GĐ Trung bình chung Nam Nữ Rất hài lòng 3,3 2,9 3,1 Hài lòng 15,2 21,4 18,5 Bình thƣờng 66,3 52,4 59,0 Không hài lòng 15,2 23,3 19,5 Tổng 100 100 100
(Nguổn: Khảo sát Thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)
Về giới tính chủ hộ, qua bảng 3.2.12 có thể thấy tỷ lệ nam giới cảm thấy đời sống văn hóa xã hội bình thƣờng cao hơn nữ giới 13.9% là 66.3% và 52.4%. Tỷ lệ nữ cảm thấy hài lòng về đời sống văn hóa xã hội sau tái định cƣ là 24.3% cao hơn 5.8% tỷ lệ này ở nam giới là 18.5%. Trong khi ở mức độ không hài lòng tỷ lệ ở nữ giới cao gấp 1.5 lần so với nam giới (15.2% và 23.3%). Có thể thấy giới tính của chủ hộ không ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của đời sống văn hóa xã hội ngƣời dân sau tái định cƣ.
Về trình độ học vấn chủ hộ, chủ hộ gia đình là đóng vai trò trụ cột trong gia đình, mang nhiều ý nghĩa trong việc quyết định và chi phối hoạt động của các thành viên khác trong gia đình. Trong mối quan hệ với hàng xóm và cộng đồng, mối quan hệ đó bị chi phối nhƣ thế nào với những ngƣời chủ hộ có nhận thức, trình độ học vấn khác nhau? Liệu có phải những ngƣời có trình độ học vấn cao thì hài lòng hơn so với những ngƣời có học vấn thấp?
Bảng 3.2.13: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn chủ hộ và mức độ hài lòng về văn
hóa xã hội sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %)
Mức độ hài lòng Trình độ học vấn chủ hộ Tiểu học THCS THPT Cao đẳng/ĐH Rất hài lòng - 5,2 1,7 - Hài lòng 15,8 18,6 6,8 100 Bình thƣờng 42,1 62,9 74,6 - Không hài lòng 42,1 13,4 16,9 - Tổng 100 100 100 100
(Nguổn: Khảo sát Thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)
Bảng 3.2.13 cho thấy, ngƣời dân có trình độ học vấn thấp có tỷ lệ không hài lòng về đời sống văn hóa xã hội cao nhất trên 40%, trong khi ở nhóm trình độ học vấn
cao Cao đẳng/ĐH không có ngƣời nào không hài lòng về đời sống văn hóa xã hội sau tái định cƣ. Đáng lƣu ý mức độ không hài lòng về đời sống văn hóa sau tái định cƣ của nhóm THPT cũng cao hơn nhóm THCS là 3,5%. Bên cạnh đó, 100% ngƣời có trình độ học vấn cao hài lòng về đời sống văn hóa sau tái định cƣ, nhóm có trình độ học vấn THCS hài lòng thứ hai về đời sống văn hóa xã hội sau tái định cƣ là 23,8%, nhóm có tỷ lệ thấp là nhóm THPT là 8,5%.
Về nghề nghiệp chủ hộ, nghề nghiệp ảnh hƣởng đến thói quen sinh hoạt của ngƣời dân, từ đó ảnh hƣởng đến các mối quan hệ. Nhƣ đã phân tích ở trên, sau tái định cƣ nhiều hộ gia đình đã có sự chuyển đổi nghề nghiệp, điều đó liệu có gây ảnh hƣởng gì đến mối quan hệ với hàng xóm và cộng đồng, từ đó tác động đến mức độ hài lòng về đời sống văn hóa xã hội nhƣ thế nào?
Bảng 3.2.14: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp chủ hộ và mức độ hài lòng về đời sống văn hóa xã hội sau tái định cƣ (n=200) (ĐVT: %)
Mức độ hài lòng Nghề nghiệp chủ hộ