So sánh tình trạng cấp thoát nƣớc trƣớc và sau tái định cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 100)

0 20 40 60 80 100 Nối trực tiếp ra cống thoát nước chung Chảy thẳng ra bên ngoài không

qua cống

Chảy xuống kênh rạch 41.5 10 58.5 100 Trước TĐC Sau TĐC

(Nguổn: Khảo sát Thực trạng đời sống người dân sau TĐC, 2014)

Trƣớc tái định cƣ vào mùa mƣa nƣớc tràn ra hẻm, tràn từ kênh rạch lên gây ngập úng úng bộ trong khu dân cƣ. Các hộ gia đình chịu nhiều thiệt hại, nhà ở đồ đạc bị hƣ hại, ô nhiễm môi trƣờng và sức khỏe không đảm bảo. Tuy nhiên, sau tái định cƣ với hệ thống cấp thoát nƣớc đồng bộ tình trạng ngập úng tại các hộ gia đình đã đƣợc cải thiện. Kết quả khảo sát cho thấy, trƣớc tái định cƣ có khoảng 56.8% hộ gia đình bị ngập úng, nhƣng sau tái định cƣ thì không còn bất kỳ hộ gia đình nào bị ngập úng khi trời mƣa. Đây là một bƣớc cải thiện cuộc sống quan trọng cho các hộ gia đình, bởi trƣớc đây khi sống tại khu vực hay bị ngập lụt họ phải vất vả để lau rửa nhà cửa, đi lại khó khăn khi nƣớc lên xuống, kéo theo muỗi, rác thải, rắn rết vào nhà và đồng thời phải tốn một khoản chi phí không hề nhỏ đôi khi vƣợt quá khả năng tài chính của họ để chi trả nhà cửa. Theo tính toán trong nghiên cứu tiền khả thi, mỗi lần bị ngập lụt mỗi gia đình phải chịu tổn thất khoảng 50.000 đồng (thời điểm năm 2008) do đồ vật bị hƣ hại và tổn thất thời gian làm việc để phục hồi nhà cửa. Giả định tần suất ngập lụt trung bình trong năm thấp nhất là 3 lần thì mỗi hộ gia đình có thể tiết kiệm đƣợc 150.000đ/năm/hộ

Trƣớc dự án Sau dự án

Trước cứ mưa là lụt, mà nhất là cái dãy chúng tôi … đấy cho nên là vô cùng là khổ, nước cứ lên quá đầu gối”.

..Thời kỳ trước đây nhất là cổng trường Trần Quốc Toản bố mẹ phải sắn quần cõng con qua chỗ lội để vào trường”.

(TLN nhóm người dân sinh sống tại khu An Khánh)

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp, tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ)

“…Sau khi làm xong đường và công thoát nước, tình trạng ngập lụt hầu như không còn...Khu tái định cư không còn tình trạng người dân bị ngập úng

PVS, nam,cán bộ địa chính phường An Khánh

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp, tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ)

Các khía cạnh khác nhƣ hệ thống đƣờng giao thông, tình trạng môi trƣờng sống của ngƣời dân sau tái định cƣ đã có sự cải thiện rõ rệt giúp nâng cao sức khỏe và mức sống của ngƣời dân, vì vậy nhận đƣợc sự hài lòng cao của ngƣời dân có khoảng 87,5%

ngƣời dân hài lòng về đời sống này sau tái định cƣ, và tỷ lệ ngƣời dân không hài lòng chiếm tỷ lệ không đáng kể là 2.5%.

Tóm lại đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ có nhiều thay đổi so với trƣớc tái định cƣ. Những thay đổi mang tính tích cực có thể kể đến là điều kiện nhà ở, sinh hoạt và môi trƣờng sống có sự cải thiện rõ rệt, giúp nâng cao sức khỏe ngƣời dân. Các vấn đề y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ sở vật chất nhà trƣờng cũng nhận đƣợc sự đồng thuận cao của ngƣời dân khi mang lại cuộc sống ổn định cho ngƣời dân sau tái định cƣ so với trƣớc tái định cƣ. Đời sống ngƣời dân có một vài điểm tiêu cực ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của ngƣời dân nhƣ: Sinh kế bền vững, thu thập, chi tiêu chƣa đạt sự kỳ vọng của ngƣời dân, họ còn gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp ổn định thu nhập trong khi chi tiêu đang có dấu hiệu tăng sau tái định cƣ. Ngoài ra, các dịch vụ giáo dục, khoảng cách ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục, đời sống văn hóa xã hội chƣa có sự hòa nhập của ngƣời dân với cộng đồng hàng xóm, đời sống chính trị sự tham gia của ngƣời dân đang giảm đi. Trong thời gian tới, chính quyền địa phƣơng cần quan tâm hơn nữa đến cộng đồng tái định cƣ để đảm bảo cuộc sống cho họ.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu “Thực trạng đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ” - Trƣờng hợp tiểu Dự án Nâng cấp đô thị TP Cần Thơ - Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam cho phép luận văn có những đóng góp quan trọng về việc nghiên cứu đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ dƣới góc độ xã hội học, đồng thời tìm ra những yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng ngƣời dân sau tái định cƣ. Đề tài cũng góp phần chứng minh lý thuyết hệ thống trong việc thực hiện các dự án phát triển ở Việt Nam. Đề tài đóng góp phong phú về việc nghiên cứu khoa học về đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ, có hƣớng nghiên cứu khác so với các nghiên cứu trƣớc, tìm hiểu về đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ theo chức năng (kinh tế - văn hóa – xã hội – chính trị - môi trƣờng) thay vì tìm hiểu đời sống ngƣời dâu sau tái định cƣ theo thuyết nhị nguyên (đời sống vật chất và đời sống tinh thần). Đồng thời, đề tài đã rút ra đƣợc một số kết luận có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhƣ sau:

Về đặc điểm hộ gia đình sau tái định cƣ, các hộ gia đình có sự thu hẹp về quy mô hộ gia đình. Có thể nói, tái định cƣ là cơ hội để các hộ gia đình tách ra ở riêng, độc lập về cuộc sống. Các hộ gia đình tái định cƣ có trình độ học vấn thấp và công việc có tính ổn đình thấp

Về đời sống kinh tế, các hộ gia đình thực sự đã có sự cải thiện lớn về nhà ở và điều kiện sống. Đa số các hộ gia đình sau khi chuyển vào tái định cƣ có nhà ở khang trang sạch đẹp hơn, điều kiện điện nƣớc sinh hoạt đầy đủ. Môi trƣờng sống cũng có bƣớc tiến quan trọng, không còn tình trạng xả rác bừa bãi, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, bệnh tật đều giảm, đặc biệt là tình trạng ngập lụt hoàn toàn biến mất. Điều này giúp ngƣời dân tiết kiệm chi phí và cải thiện sức khỏe. Đây là tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ ổn định cuộc sống của ngƣời dân. Việc làm của các thành viên trong hộ gia đình có sự thay đổi đáng kể sau khi thực hiện tái định cƣ. Sau khi tái định cƣ, nhóm nghề nghiệp có sự chuyển đổi nhiều nhất là nhóm Kinh doanh buôn bán, dịch vụ do vị trí địa lý. Có thể các hộ kinh doanh buôn bán dịch vụ phải thu hẹp quy mô kinh doanh nhiều hơn các hộ có thêm cơ hội mới để mở rộng kinh doanh. Số lƣợng ngƣời tạo ra thu nhập trƣớc và sau tái định cƣ không có sự thay đổi nhiều. Thu nhập là một bài toán khó đối với các hộ tái định cƣ, một số hộ gia đình không nhỏ đã gặp khó khăn khi chuyển vào nơi ở mới, thậm chí là “mắc nợ” sau tái định cƣ do thu nhập giảm đi mà chi phí để tái thiết cuộc sống tăng lên.

Về giáo dục, ngƣời dân sau khi chuyển vào tái định cƣ đã cho con chuyển trƣờng học, họ khá thuận lợi trong việc hoàn thiện các thủ tục chuyển trƣờng học. Tuy nhiên, các hộ cũng gặp khó khăn khi khoảng cách đƣa con đi học quá xa tiềm tàng

nhiều nguy hiểm cũng nhƣ tốn thời gian sức lực và đảo lộn cuộc sống. Cũng nhƣ quy mô các trƣờng học trong khu tái định cƣ chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ gia đình, dẫn đến trẻ em không đƣợc nhập học tại khu tái định cƣ cũng nhƣ hƣởng lợi một số dịch vụ giáo dục nhƣ “bán trú”, “học thêm”.…

Về Y tế, sức khỏe ngƣời dân tốt hơn do có sự cải thiện về nhà ở và điều kiện sống. Hầu hết ngƣời dân sau tái định cƣ đều nhận biết đƣợc tại khu tái định cƣ có cơ sở y tế để khám chữa bệnh, với điều kiện cơ sở vật chất và dịch vụ khám chữa bệnh tốt. Ngƣời dân cũng có hành vi chủ động tìm kiếm đến các cơ sở y tế này nhiều hơn so với trƣớc tái định cƣ.

Về văn hóa xã hội, quan hệ thân thiện của láng giếng bị ảnh hƣởng do thời gian tái định cƣ chƣa đủ dài và thay đổi việc làm ảnh hƣởng tới thói quen sinh hoạt của ngƣời dân. Họ cần thời gian hơn nữa để mở rộng kết nối lại quan hệ láng giếng cũng nhƣ tính cố kết tại khu dân cƣ.

Về chính trị, mức độ thông tin của ngƣời dân vẫn đƣợc duy trì, ít có sự thay đổi sau tái định cƣ. Ngƣời dân chƣa chủ động trong việc tham gia vào các công việc tại cộng đồng. Công việc này cần một thời gian lâu dài hơn nữa thì ngƣời dân mới có thể ổn định. Chính quyền địa phƣơng cũng chƣa chủ động giúp ngƣời dân có thể hòa nhập và tham gia vào các hoạt động cộng đồng

Về mức độ hài lòng của ngƣời dân sau tái định cƣ, ngƣời dân hài lòng nhất đối với đời sống y tế, môi trƣờng sống sau tái định cƣ. Tỷ lệ ngƣời dân ít hài lòng nhất là ở nhóm đời sống kinh tế do chƣa ổn định lại thu nhập. Yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng ngƣời dân có thể kể tế trình độ học vấn và việc làm, giới tính, độ tuổi, hạng mục ảnh hƣởng của chủ hộ gia đình cũng ảnh hƣởng đến mức độ ổn đình của hộ gia đình

Nhƣ vậy, thông qua việc phân tích đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ, tác giả đã chứng minh đƣợc sự đúng đắn giả thuyết 3 là Một số hộ gia đình gặp khó khăn về vấn đề học hành cho con em mình sau khi chuyển vào khu tái định cƣ. Giả thuyết 2 và giả thuyết 4 có sự ngƣợc lại so với giả thuyết ban đầu khi các hộ gia đình kinh doanh buôn bán gặp nhiều khó khăn về mặt bằng để buôn bán nên thu nhập giảm, chậm ổn định cuộc sống và nhiều hộ nhận định mối quan hệ láng giềng xấu hơn so với trƣớc tái định cƣ. Giả thuyết 5 về vấn đề hài lòng của hộ gia đình về các mặt đời sống sau tái định cƣ thì thấy rõ tỷ lệ nam chủ hộ hài lòng về đời sống kinh tế, văn hóa hơn so với nữ giới trong khi nữ giới hài lòng về đời sống giáo dục, y tế, văn hóa hơn nam giới nên không đủ cơ sở để kiểm chứng.

Do hạn chế về mặt nguồn lực nên tác giả chƣa phỏng vấn sâu đƣợc nhiều trƣờng hợp cũng nhƣ thực hiện thảo luận nhóm để làm phong phú thêm các luận điểm của đề tài. Một số khía cạnh về đời sống ngƣời dân chƣa đƣợc khai thác nhƣ liên kết

xã hội, quan hệ xã hội của ngƣời dân sau tái định cƣ chƣa đƣợc đi sâu khai thác tìm hiểu. Ngoài ra, đây là dự án Nâng cấp đô thị tại thành phố Cần Thơ nên có những đặc trƣng riêng của dự án, chƣa có sự bao quát lên tổng thể của tất cả các dự án phát triển có tái định cƣ trên cả nƣớc và thế giới.

Qua việc phân tích về “Thực trạng đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ “, tác giả nhận thấy rằng Đời sống ngƣời dân sau tái định cƣ gặp nhiều khó khăn. Công tác hỗ trợ giúp ngƣời dân ổn định cuộc sống đòi hòi sự tham gia của nhiều đơn vị thực hiện. Cụ thể:

Đối với UBND thành phố, do cuộc sống của ngƣời dân sau tái định cƣ đang gặp nhiều khó khăn sau khi chuyển nơi ở mới. Vì vậy rất cần sự quan tâm của UBND thành phố để nhằm hỗ trợ ngƣời dân ổn định cuộc sống. UBND thành phố cần có những chính sách ƣu đãi trong việc vay vốn để ngƣời dân thực hiện các hoạt động kinh doanh, buôn bán hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Hơn nữa đối với các hộ gia đình đã từng kinh doanh tại nơi ở cũ là chợ An Nghiệp, Xuân Khánh thì sẽ đƣợc ƣu tiên tiếp tục kinh doanh tại khu chợ An Nghiệp mới đang chuẩn bị xây dựng cũng nhƣ đƣợc đăng ký lô kinh doanh tại khu chợ An Khánh – nơi tái định cƣ.

Bên cạnh đó có những chính sách liên quan đến học nghề và giới thiệu việc làm cho những ngƣời dân bị mất việc làm khi chuyển vào khu tái định cƣ hoặc việc làm mới không tạo ra việc làm. Chính quyền UBND phƣờng kết hợp với Sở lao động TB- XH cùng với Trung tâm giới thiệu việc làm giúp ngƣời dân học nghề đồng thời giúp giới thiệu việc làm. Điều nay giúp ngƣời dân khôi phục thu nhập ổn định cuộc sống.

Chính quyền nơi tiếp nhận Tái định cƣ, tại nơi ngƣời dân đến Tái định cƣ, chính quyền cần chủ động hơn nữa trong việc tiếp nhận các hộ gia đình đến tái định cƣ. Chủ động tiếp cận các hộ dân, thông tin cho họ để họ nhanh chóng hòa nhập cuộc sống mới. Tạo điều kiện giúp các hộ dân chuyển vào khu tái định cƣ nhanh chống làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Sổ hộ khẩu để ngƣời dân có thể nhanh chóng ổn định nơi ở cũng nhƣ đủ giấy tờ để tiếp nhận nguồn vốn vay cũng nhƣ các quyền lợi về y tế & chăm sóc sức khỏe, giáo dục, quyền thông tin và tham gia trong khu tái định cƣ. Trƣớc mắt, chính quyền chủ động trong việc tìm hiểu các nhu cầu căn bản của ngƣời dân nhƣ việc vay vốn, học nghề, giới thiệu việc làm, nhu cầu về địa điểm kinh doanh để nhanh chóng giải quyết vấn đề về việc làm thu nhập thì các mặt khác của đời sống mới nhanh ổn định. Đặc biệt chính quyền UBND phƣờng cần có một cán bộ chịu trách nhiệm riêng biệt về vấn đề quản lý các hộ gia đình tái định cƣ để kịp thời nắm bắt tình hình cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp phù hợp đề xuất lên cấp trên đến khi khu tái định cƣ đi vào ổn định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sunardi, Livelihood status of resettlers affected by the Saguling Dam project, 25 years after inundation, năm 2013

2. Marko Valenta, Finding friends after resettlement. PhD.-thesis 2008.

3. Resettlement Action Network Land and Livelihoods Programme, The NGO Forum on Cambodia, 2008

4. Kimberley Centre, New Zealand: Donald Beasley Institute Inc (Paul Milner, Sue Gates, Dr Brigit Mirfin-Veitch and Dr Claire Stewart), An examination of the outcome of the resettlement of residents, 2008

5. Micheal M. Cerinia & Scott E. Guggenheniem, Anthropological Approaches to Resettlement: Policy, Practic and Theory”, 1993

6. Phạm Tất Dong, Xã hội học đại cương, NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2002 7. Bùi Quang Dũng, Nhập môn lịch sử Xã hội học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,

năm 2004

8. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia, năm 2009

9. Trịnh Duy Luận, Xã hội học độ thị, NXB Khoa học xã hội, năm 2008

10.Kế hoạch hành động Tái định cƣ, Dự án Nâng cấp đô thị TP. Cần Thơ, năm 2008

11.Báo cáo giám sát tái định cƣ đợt 1, giai đoạn 1, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ, năm 2011

12.Báo cáo giám sát tái định cƣ đợt 2, giai đoạn 2, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ, năm 2011

13.Báo cáo giám sát tái định cƣ đợt 3, giai đoạn 2, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ, năm 2012

14.Báo cáo giám sát tái định cƣ đợt 4, giai đoạn 2, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ, năm 2012

15.Báo cáo giám sát tái định cƣ đợt 5, giai đoạn 2, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ, năm 2013

16.Báo cáo giám sát tái định cƣ đợt 6, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị TP. Cần Thơ, năm 2013

17.Báo cáo tổng hợp giai đoạn 1&2, tiểu dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ 18.Báo cáo tình hình tái định cƣ của UBND phƣờng An Khánh, năm 2014

19.Báo cáo cuối cùng, Tiểu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ, năm 2014 20.Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tiêu dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống người dân sau tái định cư (nghiên cứu tiểu dự án nâng cấp đô thị TP cần thơ dự án nâng cấp độ thị việt nam) (Trang 100)