Nguồn tài nguyên là phần quan trọng cốt lõi của Thư viện. Một chiến lược phát triển nguồn tài nguyên đúng hướng và phù hợp có vai trò quyết định chất lượng SP&DV TT-TV. Cũng giống như bất kỳ một cơ quan TT-TV, TT TTTL luôn mong muốn tổ chức được các SP&DV TT-TV phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu NDT. Chính vì vậy, điều quan tâm trước tiên là phải xây dựng cho được vốn tài liệu đủ lớn về số lượng, phong phú về chủng loại với chất lượng tốt, phù hợp yêu cầu ngày càng cao của NDT.
Để thực hiện được mục tiêu trên TT TTTL cần thực hiện các giải pháp sau: Hình thành chính sách phát triển bộ sưu tập. Chính sách phát triển bộ sưu tập đóng vai trò tiên quyết trong việc xây dựng nguồn tài liệu và hiệu quả sử dụng tài liệu của Trung tâm.
Phát triển có chọn lọc nhiều loại hình tài liệu mới nhằm đa dạng hóa nguồn tài liệu, Trung tâm cần tập trung phát triển các lĩnh vực sau:
Về chuyên ngành Hàng hải: Cần phải bổ sung tài liệu về tất cả các lĩnh vực Hàng hải. Song, số lượng tài liệu phục vụ các chuyên ngành phải khác nhau. Các khoa có số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên đông đảo thì phải bổ sung nhiều tài liệu hơn (cả về đầu sách và bản sách).
Về khoa học tự nhiên và kỹ thuật: cần bổ sung thêm các tài liệu về Toán học,
vật lý, cơ học, tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về các công trình xây dựng, thiết kế,....
Các tài liệu chính trị - xã hội: Bổ sung các tài liệu phổ biến về chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước, các chính sách mới ban hành,....
Có thể thấy, tài liệu chuyên ngành được đòi hỏi ở mức độ nhu cầu cao của cán bộ, giảng viên và sinh viên. Vì vậy hàng năm Trung tâm cần chú ý phát triển các loại hình tài liệu chuyên ngành và tài liệu cơ sở cơ bản,... nhằm đảm bảo cho nhu cầu về giáo trình của tất cả các môn học, xóa bỏ tình trạng “học chay”, phục vụ đắc
lực cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, TT TTTL cũng nên chú trọng bổ sung thêm các loại tài liệu thuộc các lĩnh vực giải trí, văn học nghệ thuật nhằm đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường.
Số lượng tài liệu ngoại văn của TT TTTL được bổ sung ít do giá cả cao và nguồn kinh phí có hạn. Tài liệu ngoại văn trong kho chủ yếu do nhận tặng biếu từ tổ chức, cơ quan. Tuy nhiên, do nhu cầu thiết thực của bạn đọc nên Trung tâm cần có biện pháp hợp lý để tăng nguồn bổ sung tài liệu này, đặc biệt là các tài liệu về khoa học công nghệ, khoa học hàng hải, công nghệ thông tin,... Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại báo, tạp chí ngoại văn về các chuyên ngành Hàng hải.
Hiện nay, số lượng tài liệu chuyên ngành do các cán bộ, giảng viên trong trường biên soạn tương đối nhiều, Trung tâm cần phối hợp và khai thác một cách tốt nhất để tăng cường vốn tài liệu này. Số lượng các công trình khoa học, bài viết, bài tham luận của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên hiện nay ở trường có nhiều, song cần có quy định, các biện pháp cụ thể để đăng ký, thu thập, quản lý... làm giàu thêm vốn tài liệu đặc trưng của TT TTTL ĐHHHVN.
Với tài liệu được nhiều NDT sử dụng cần nhân làm nhiều bản bằng hình thức số hóa. Cụ thể với một số tài liệu giáo trình của Trường viết, một số luận án có giá trị được nhiều NDT sử dụng. Hàng năm, TT TTTL cần duy trì hoạt động đóng và tu sửa tài liệu.
Tài liệu điện tử hiện có tại TT TTTL vẫn còn ít. Ngoài các CSDL do Trung tâm tạo lập gồm: CSDL sách, CSDL tạp chí, CSDL luận văn, luận án và CSDL bài trích tạp chí. Còn có CSDL Proquest Central mua quyền truy cập hàng năm. Ngoài ra còn có CSDL các tài liệu đĩa CD-ROOM tạp chí các chuyên ngành về hàng hải. Trong giai đoạn tới TT TTTL cần chú trọng bổ sung hợp lý nguồn tài liệu điện tử, đặc biệt là các phần mềm học ngoại ngữ, các CSDL chuyên ngành,..Bên cạnh đó để nguồn lực thông tin phong phú hơn TT TTTL cần xây dựng các CSDL bài trích xây dựng các CSDL toàn văn cho luận văn, luận án, sách giáo trình và một số tài liệu quý hiếm có giá trị.
Thăm dò ý kiến giảng viên, sinh viên nhằm bổ sung tài liệu phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
Phân bổ hợp lý nguồn ngân sách: Kinh phí cho công tác bổ sung tài liệu của
hoạt động thông tin - tư liệu ĐHHHVN cơ bản dựa trên ngân sách của Nhà nước và sự đóng góp của người học thông qua sự giám sát và phân bổ của nhà trường. Hàng năm, để chuẩn bị nguồn kinh phí hoạt động cho năm sau thì ngay từ cuối năm trước Trung tâm phải có kế hoạch dự trù mua tài liệu cho năm sau, với số lượng và số kinh phí cụ thể trình Ban Giám Hiệu để Nhà Trường căn cứ vào kế hoạch cụ thể của Trung tâm mà cấp. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban chức năng để có nguồn kinh phí ổn định lâu dài đảm bảo công tác bổ sung từng năm của Trung tâm.
Ngoài nguồn kinh phí chính do trường cấp thì Trung tâm phải tranh thủ nguồn kinh phí do các tổ chức quốc tế và các tổ chức viện trợ để thu thập tài liệu như: Quỹ sách Châu Á, dự án JICA của chính phủ Nhật Bản, dự án Bỉ...
Chia sẻ nguồn tài nguyên giữa các Thư viện: Trung tâm cần liên kết và phối
hợp chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan thông TT-TV để chia sẻ nguồn lực thông tin. Nếu cơ quan TT-TV hoạt động riêng lẻ thì không đủ kinh phí bổ sung nguồn lực để thoả mãn nhu cầu tin của NDT. Để cho quá trình hợp tác, liên kết nêu trên được thuận lợi, hoạt động TT-TV của trường cần được sự tương hợp giữa các đơn vị TT- TV khác. Việc chia sẻ nguồn lực thông tin đúng mục đích sẽ đem lại nhiều lợi ích cho NDT và cho chính cơ quan thông tin, thư viện tham gia chia sẻ.
Song song với việc bổ sung tài liệu Trung tâm cần có kế hoạch thanh lọc tài liệu, loại bỏ những tài liệu không thuộc diện phục vụ như thừa bản, trùng bản, tài liệu có nội dung không còn phù hợp với hiện tại và không còn ý nghĩa sử dụng. Đặc biệt với kho tài liệu tiếng Nga, Trung tâm cần loại bỏ những tài liệu lỗi thời, không phù hợp trước khi bắt tay vào làm cơ sở dữ liệu sách tiếng Nga.