Khái niệm đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm công cụ của đề tài

1.1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh

Hiện có khá nhiều định nghĩa khác nhau xoay quanh khái niệm “đạo đức kinh doanh”. Chẳng hạn, Nguyễn Mạnh Quân (2007) trong cuốn Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty đã đƣa định nghĩa: Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ…) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức. Trong định nghĩa này, tác giả phân tách hai khái niệm đạo đức

kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Với quan điểm đạo đức kinh doanh khác với

trách nhiệm xã hội, ông đƣa thêm định nghĩa về trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Tiếp theo, trong trách nhiệm xã hội, tác giả chia tiếp thành các

loại: nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lý, nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ nhân văn và cho rằng đạo đức kinh doanh đƣợc thể hiện ra dƣới dạng văn hóa công ty hay văn hóa tổ chức.

Đây là một cách định nghĩa nhằm phân tách rõ ràng ngoại diên của các khái niệm, tuy nhiên, do luận văn này hƣớng đến nhóm đối tƣợng là những ngƣời là Phật tử tham gia hoạt động kinh doanh, chúng tôi muốn xem xét tới thái độ của họ trong cả 3 vấn đề: đánh giá một hành động cụ thể là đúng hay sai dựa trên nguyên tắc và chuẩn mực đƣợc đề ra, xét trên mặt trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm tình nguyện. Vì vậy, để đơn giản, chúng tôi không tách biệt hai khái niệm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội mà coi trách

Không cùng với quan điểm của Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Viết Lộc (2012: 117) cho rằng “Đạo đức kinh doanh của doanh nhân gồm đạo đức nghề kinh

doanh là sự tôn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các quốc gia, tổ chức, hiệp hội ngành nghề quy định) nhằm làm cho các doanh nhân, doanh nghiệp có thể đảm nhiệm được trách nhiệm của mình đối với các đối tác và xã hội và phẩm chất đạo đức của doanh nhân chịu sự chi phối của chuẩn mực đạo đức và các giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc Việt Nam.”

Ở nƣớc ngoài, Ferrels và John Fraedrich (2005) định nghĩa: Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng. Định nghĩa của Ferrels và John Fraedrich là một định nghĩa khá chi tiết,

đặc biệt ở điểm những ngƣời đƣợc quyền đánh giá một hành vi kinh doanh cụ thể là đúng hay sai. Tuy nhiên, khái niệm này dƣờng nhƣ có xu hƣớng nhấn mạnh đến khía cạnh đạo đức kinh doanh phải chịu sự quy định của các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp hơn là ngay tự bản thân doanh nghiệp cũng phải có đánh giá của mình. Điều này có thể dẫn đến xảy ra trƣờng hợp một ngƣời vẫn có thể tuân thủ luật kinh doanh, thực hiện theo các quy tắc, quy định do tổ chức trong và ngoài nƣớc đặt ra, nhƣng khi đứng trƣớc những vấn đề tự nguyện hoặc đứng trƣớc những tình huống còn gây tranh cãi trong kinh tế, luật định còn lỏng lẻo, thì họ vẫn có thể đƣa ra những quyết định không hƣớng đến lợi ích chung của xã hội mà chỉ hƣớng theo lợi ích đạt đƣợc cho bản thân hoặc tổ chức. Một trƣờng hợp khác là các nhà đầu tƣ, nhân viên, khách hàng, cộng đồng… không nắm đƣợc rõ 100% thông tin của hoạt động kinh doanh nhƣ bản thân những ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp, và lợi dụng sự thiếu thông tin hoặc thiếu kỹ thuật để đo lƣờng đánh giá sản phẩm, nhà kinh doanh có thể có những hoạt động ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời tiêu thụ, nhà đầu tƣ, nhân viên, khách hàng, thậm chí là quyền lợi của đối thủ.

Trong khi đó, Mostafa Emami, Kamran Nazari (2012) lại trích dẫn định nghĩa của Crance và Matten (2004) về đạo đức kinh doanh nhƣ là “việc nghiên cứu các

tình huống, các hoạt động, và các quyết định trong kinh doanh, rằng vấn đề nào là đúng và vấn đề nào được coi là sai”.

Trong đề tài này, trên cơ sở định nghĩa của Ferrels and John Fraedrich (2005) và định nghĩa của Mostafa Emami, Kamran Nazari (2012), chúng tôi xác định:

Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực nhằm xem xét cái nào là đúng, cái này là sai, từ đó chủ thể điều chỉnh các quyết định, hành vi trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 26 - 28)