Lý thuyết áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.1. Lý thuyết hành động của Max Weber

Lý thuyết hành động của Max Weber có nhiều liên hệ với lý thuyết giá trị. Luận đề lý luận của Weber ông về quan hệ giữa giá trị và hành động cho rằng

lịch sử là sáng tạo và xác lập giá trị. Cuộc sống con người được dệt nên bởi một chuỗi những chọn lựa và thông qua đó ác lập được hệ thống giá trị. Khoa học văn hóa, theo nghĩa đó là sự tái tạo và hiểu những lựa chọn của con người gắn liền với hệ thống giá trị nêu trên. Xã hội học thì em ét hành động chừng nào chủ thể cấp một ý nghĩa ác định vào những hành động của mình. (Bùi Quang

Dũng: 102). Nói cách khác, những hành động của con ngƣời luôn chứa đựng nội dung và ý nghĩa chủ quan trong đó và những ý nghĩa này gắn liền với hệ thống

giá trị. Xã hội học khi nghiên cứu hành động thì cần gắn nó với những động cơ và cảm xúc chứ không phải nghiên cứu hành động nhƣ là những hành vi cơ học hoặc phản ứng thuần túy. Con ngƣời không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn cả về ý chí hành động và sự thôi thúc từ bên trong tiềm thức. Ở đề tài này, những động cơ có liên quan tới tôn giáo của các Phật tử, ẩn dƣới sự đánh giá của họ về các giá trị đạo đức trong kinh doanh rất đƣợc chúng tôi quan tâm tìm hiểu.

Ngoài ra, một luận điểm khác của Weber mà chúng tôi cũng chú ý tới đó là việc Weber phân biệt đánh giá (evaluation) với cái liên quan đến giá trị hay tính

thích hợp – giá trị (value-relatedness or value-relevance) (Bùi Quang Dũng: 105). Từ luận điểm này, chúng tôi dành chƣơng 2 để tìm hiểu hệ thống những giá trị cụ thể ảnh hƣởng tới phƣơng thức đánh giá của Phật tử đối với các giá trị đạo đức trong kinh doanh; còn chƣơng 3 là những phân tích để tìm hiểu sự đánh giá, lƣợng giá của các Phật tử về tính hợp hay không hợp đạo đức của mỗi một tình huống có liên quan trong kinh doanh.

1.2.2. Lý thuyết giá trị học hiện đại:

Các lý thuyết về giá trị đã có lịch sử từ lâu đời. Từ thời cổ đại, các nhà bác học phƣơng Đông và phƣơng Tây đã đêu ra một số giá trị mà họ đề cao nhƣ trí tuệ, lý trí, các giá trị “chân, thiện, mỹ”.

Giá trị học hiện đại ngày nay gắn liền với tên tuổi của ngƣời sáng lập Robert S. Harman. Giá trị học hiện đại quan tâm nhiều tới “giá trị trung bình”, coi các giá trị nhƣ một hiện tƣợng, với mục đích đi tìm các thuộc tính cơ bản của giá trị. “Giá trị trung bình” là định tính hệ giá trị, thước đo giá trị… của một nhóm

người trên cơ sở định lượng (Phạm Minh Hạc: 37).

Trong đề tài này, vận dụng giá trị học vào thực tiễn, chúng tôi sử dụng cách thu thập dữ liệu và xử lý số liên theo các công thức của SPSS (Statistical Package for Social Sciences: phƣơng pháp thống kê dùng trong khoa học xã hội) để mô tả và tính toán, tìm đến các giá trị trung bình. Đồng thời, để hoàn chỉnh cuộc điều tra giá trị xã hội, chúng tôi kết hợp dùng phƣơng pháp định tính.

Có nhiều lý thuyết về đạo đức, tuy nhiên trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng hai lý thuyết là đạo lý học (deontology) và chủ nghĩa vị lợi (utilitarianism) để nhìn nhận và lý giải những quan điểm của Phật tử đối với vấn đề các giá trị đạo đức trong kinh doanh. Thuyết đạo lý học nhấn mạnh quan niệm

trách nhiệm và bổn phận mang tính chất nhìn lại quá khứ để biện giải (Damien

Keown: 45). Chẳng hạn, Phật tử có thể lý giải về những khó khăn đến với họ nguyên do là nghiệp đến từ kiếp trƣớc và tới bây giờ họ cần phải trả. Hoặc Phật giáo khuyên can các đệ tử của mình ăn chay, với một trong những ý nghĩa của việc ăn chay đó là do những súc sinh mà con ngƣời giết mổ cũng có thể đã từng là cha mẹ, ngƣời thân của ngƣời đó ở kiếp trƣớc. Những gì con ngƣời đã làm trong quá khứ nay trở thành bổn phận mà bây giờ họ có trách nhiệm trả. Hệ thống đạo lý học về đạo đức chủ yếu nhấn mạnh quy định, áp đặt và luật lệ: nó áp đặt bổn phận mà chúng ta có trách nhiệm thực hiện.

Chủ nghĩa vị lợi đi tìm sự biện minh trong tương lai thông qua những hệ quả tốt đẹp được kỳ vọng sẽ tràn đến nhờ việc thực hiện một hành động nào đó

(Damien Keown: 45) Các nhà duy lợi biện giải việc thực hành kinh doanh theo cách có đạo đức cũng sẽ đem lại cho lợi ích cũng nhƣ giúp tránh khỏi những điều bất lợi, theo một cách nào đó, đối với các Phật tử, bởi vì thế những “quả lành” trở thành phần thƣởng cũng nhƣ “nghiệp báo” trở thành hình phạt để định hƣớng cho hành vi của Phật tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 30 - 32)