Quan niệm của Phật giáo về động cơ làm giàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 52 - 55)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Quan niệm của Phật giáo về động cơ làm giàu

Nhƣ đã đề cập tới ở mục 2.2 và 2.3, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng rất có thể sẽ ảnh hƣởng tới sự nhận thức của tín đồ về các giá trị đạo đức, trong đời sống và trong kinh doanh. Ở hai phần 2.3 và 2.4, những giáo lý chung và tiêu biểu của Phật giáo có liên quan chặt chẽ tới vấn đề làm giàu và thực hành kinh doanh một cách có đạo đức sẽ đƣợc chúng tôi đƣa ra bình luận.

Do ảnh hƣởng của niềm tin cho rằng Đức Phật chỉ dạy về khổ, vô thƣờng và sự diệt dục, nhiều ngƣời cho rằng Đức Phật không quan tâm đến hạnh phúc trong đời sống thế tục và không khuyến khích đệ tử tại gia thành đạt, có của cải. Tuy nhiên, quan niệm khác lại cho rằng những tƣ tƣởng nhấn mạnh vào sự vô thƣờng, xuất ly, nhấn mạnh vào sự khổ, “đời là bể khổ” nói trên của Phật giáo chủ yếu là dành cho việc rèn luyện cộng đồng Phật tử xuất gia - những ngƣời hƣớng tới hạnh phúc có đƣợc từ việc từ bỏ mọi thỏa mãn dục lạc. Còn đối với các đệ tử tại gia thì Phật giáo vẫn đƣa ra những giải pháp hợp lý để họ đạt đƣợc hạnh phúc tại tầng thế tục.

Vì vậy, những giải pháp để Phật tử đạt đƣợc hạnh phúc phải tùy theo từng thang bậc mà họ hƣớng đến. Các thang bậc hạnh phúc trong quan điểm của Phật giáo đƣợc chia thành 3 nấc, bao gồm: Hạnh phúc nhục cảm (là những lợi ích có

sống hàng ngày của chúng ta – S. Numkanisorn); Hạnh phúc thiền định (là lợi

ích a hơn, hay là lợi ích thuộc về tinh thần – S. Numkanisorn); Hạnh phúc niết

bàn (là lợi ích cao nhất, lợi ích được cho là cái đích cao nhất trong đạo Phật, đó

là đi tới cõi Niết bàn – S. Numkanisorn)

Từ thế giới quan này chúng ta có thể thấy rằng đạo Phật thừa nhận sự quan trọng của hạnh phúc ở tất cả các tầng bậc lợi ích hay mục tiêu. Nếu nhƣ một ngƣời không thể đạt đƣợc mục tiêu cao nhất là tới cõi Niết bàn, thì ngƣời đó cũng vẫn có thể hƣớng tới việc cố gắng đạt đƣợc những lợi ích trƣớc mắt và lâu dài hơn. Hành vi theo đuổi hạnh phúc ở cấp độ xúc cảm, thể xác, nói cách khác, là cấp độ vật chất không hề mâu thuẫn với đạo đức Phật giáo nếu chúng ta không cho phép bản thân mê đắm trong chúng.

Ngƣợc với quan niệm cho rằng Phật giáo không khuyến khích ngƣời ta làm giàu, không khuyến khích sở hữu tài sản, thực ra trong giáo lý Phật giáo, tài sản đƣợc ví nhƣ “mưa rào để nuôi dưỡng cuộc sống”. Sự thành đạt, giàu sang không đƣợc coi là mục đích tối hậu nhƣng nó là một phƣơng tiện để đƣa con ngƣời đến với những mục đích cao hơn, đƣa đến hạnh phúc: “Niềm hạnh phúc của việc sở

hữu tài sản là gì? Một số người tích lũy tài sản lớn và của cải dồi dào bằng những phương tiện chính đáng, nỗ lực tinh tấn, và nghĩ rằng, „Giờ tôi đ có của cải, có tài sản bằng những phương tiện chính đáng.‟ Khi nghĩ như thế, người đó cảm thấy hạnh phúc, hài lòng. Đó là điều mà người ta gọi là atthi sukha.” (Tăng

Chi Bộ Kinh IV)

Nhƣ vậy, làm giàu có thể coi là một phƣơng tiện giúp con ngƣời phát triển trên con đƣờng đạt đƣợc hạnh phúc nhục cảm và tinh thần, cũng là phƣơng tiện để họ giúp đƣợc cả bản thân mình và cả ngƣời khác. Chẳng hạn, Phật giáo cũng cho phép các chủ hộ gia đình tìm kiếm và sở hữu tiền bạc, tài sản tùy theo khả năng và sự sẵn sàng của họ, miễn là nằm trong giới hạn sao để họ không tự bóc lột bản thân hay ngƣời khác. Ngoài ra, Phật giáo không chỉ nhìn nhận mục đích sử dụng khối lƣợng tài sản lớn cho bản thân ngƣời sở hữu, cho gia đình họ và cho những ngƣời ăn theo, mà đạo Phật còn mong chờ ngƣời sở hữu dùng khối tài sản có đƣợc để làm giàu cho những ngƣời khác trong xã hội và để ủng hộ cho các

hoạt động tôn giáo. Việc làm giàu không chỉ là để giúp cho bản thân ngƣời đó trên con đƣờng có đƣợc hạnh phúc mà còn là giúp tạo ra lợi ích cho những ngƣời khác nữa. Đây chính là điểm nhấn giá trị tinh thần của Phật giáo.

Tới đây, chúng ta cần nhắc lại ý nghĩa khi vấn đề “giáo lý Phật giáo về động cơ làm giàu” đƣợc đặt ra đó là giúp tìm kiếm một sự giải thích cho những hồ nghi của một vài ngƣời về khả năng Phật giáo giúp xây dựng một nền kinh tế phát triển. Trên thực tế, những nghi ngờ về việc một tôn giáo nào đó có thể ảnh hƣởng (tích cực hoặc tiêu cực) tới khả năng phát triển kinh tế của các tín đồ là có cơ sở. Chẳng hạn, nghiên cứu của Max Weber từ cách đây hơn 100 năm cho thấy

những người nắm giữ vốn liếng tài sản chính của xứ Bade, những người đứng đầu doanh nghiệp, những tầng lớp trên của giới lao động lành nghề phần lớn đều theo đạo Tin lành chứ không phải theo đạo Thiên Chúa (Olivier Bobineuau,

Sébastien Tank-Storper: 41). Nguyên nhân của hiện tƣợng này đó là do những ngƣời theo đạo Tin lành có niềm tin rằng thành công của sự nghiệp chính là một dấu hiệu mình là ngƣời đƣợc chọn. Từ đó mà họ tin tƣởng nhiệm vụ lớn nhất của con ngƣời trên đời đó là lao động không biết mệt mỏi một cách khắc khổ và có lý trí. Một ví dụ khác về ảnh hƣởng của tôn giáo đối với thu nhập đó là kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ đã đƣợc đề cập tới trong bài viết Hiện đại hóa kinh tế gần

đây tại vùng Anh Ấn: Những khác biệt giữa tín đồ Hindu và tín đồ Hồi giáo

(Timur Kuran, Anantdeep Singh, 2013: 503) đã chỉ ra thực trạng sự khác biệt giữa mức thu nhập, khối lƣợng tài sản sở hữu, số lƣợng ngƣời nằm trong top giàu nhất Ấn Độ của đạo Hồi và đạo Ấn, mà nguyên nhân nằm ở luật lệ Hồi giáo Trung Đông đã ngăn trở sự tự do trong hoạt động kinh doanh.

Vậy những tác động của Phật giáo đối với động cơ của làm giàu của ngƣời Phật tử là gì? Từ những luận điểm đƣợc trích từ giáo lý Phật giáo mà chúng tôi đã phân tích ở bên trên, có thể thấy đƣợc rằng đạo Phật không hẳn là một tôn giáo có thái độ xa lánh trần thế, chỉ khuyến khích con ngƣời đạt đƣợc hạnh phúc nhờ vào sự khổ hạnh, thoát ly với cuộc sống, từ bỏ mọi động cơ làm giàu; trái lại, sự tôn trọng khả năng có đƣợc hạnh phúc ở bất kỳ tầng bậc nào của Phật giáo

chính là sự khích lệ đối với những ngƣời có mong muốn kiếm đƣợc tài sản, tiền bạc để nuôi bản thân và những ngƣời phụ thuộc.

Phật giáo không hạn chế con ngƣời trong việc tìm kiếm và sở hữu tài sản bởi việc làm giàu có thể đem lại lợi ích cho nhiều ngƣời, mà Phật giáo hạn chế họ ở việc tìm kiếm và sở hữu tài sản bằng cách nào, nhƣ thế nào. Con ngƣời có quyền làm giàu nhƣng không có quyền làm giàu bằng mọi cách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)