CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Định hƣớng giá trị đạo đức của Phật tử về mặt hàng kinh doanh
Xét theo giáo lý Phật giáo, các Phật tử nói riêng và loài ngƣời nói chung cần hƣớng tới việc hoàn toàn tránh xa một số loại nghề cấm gồm: nghề săn bắn, nghề chài lƣới, nghề buôn bán thịt sống, nghề buôn bán thịt chín, nghề sản xuất và buôn bán rƣợu, nghề buôn bán ngƣời.
Nội dung là vậy, tuy nhiên cần xét về mức độ đồng tình của các Phật tử trên thực tế.
* Quan điểm của Phật tử về mặt hàng kinh doanh gia súc, gia cầm; rượu, bia, thuốc lá và các hóa chất độc hại
Bảng 8: Quan điểm của Phật tử về những mặt hàng Phật tử không nên kinh doanh
Trung bình
Mode Độ lệch chuẩn Phật tử không đƣợc kinh doanh gia súc, gia cầm 3,02 1* 1,484 Phật tử không đƣợc kinh doanh rƣợu, bia, thuốc lá 3,13 5 1,468 Phật tử không đƣợc sản xuất và kinh doanh các loại
hóa chất độc hại
3,64 5 1,467
(Nguồn: Tính toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05) Dấu (*) có nghĩa là: Nhiều mode cùng tồn tại. Giá trị thấp nhấp được thể hiện trong bảng.
Từ bảng số liệu điều tra thu đƣợc về quan điềm của các Phật tử về những mặt hàng mà một ngƣời Phật tử không đƣợc kinh doanh, có thể thấy mức độ đồng tình – phản đối của họ là khá đa dạng. Mặc dù trong những mặt hàng đƣợc đƣa ra có 3 thứ thuộc giới cấm theo nhƣ giáo lý Đạo Phật không kể tới buôn vũ khí và con ngƣời là thứ vi phạm pháp luật (cấm buôn bán đao kiếm, vũ khí chiến tranh; cấm buôn bán con ngƣời; cấm buôn bán rƣợu; cấm buôn bán các loài súc sinh; cấm nghề buôn bán các loại độc dƣợc) nhƣng số lƣợng những ngƣời đồng ý với việc Phật tử kinh doanh những mặt hàng trên không phải là không có.
Trƣớc hết, về những ngƣời phản đối, họ phản đối nhiều nhất đối với mặt hàng hóa chất độc hại (64% đồng ý rằng Phật tử không đƣợc sản xuất, kinh doanh mặt
hàng này), sau đó là tới mặt hàng rƣợu, bia, thuốc lá (46% cho rằng Phật tử không đƣợc kinh doanh mặt hàng này), 44% cho rằng Phật tử không đƣợc kinh doanh gia súc, gia cầm và chỉ 30% đồng ý với “Phật tử không đƣợc kinh doanh hàng hiệu đắt tiền”.
Một trong những vấn đề luôn nhận đƣợc quan tâm nhiều nhất khi bàn về đạo đức kinh doanh đó là sự an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Bất chấp việc các cơ quan quản lý có đƣa ra danh sách dài đến đâu các hợp chất độc hại cấm đƣợc sử dụng trong từng sản phẩm, rất nhiều chất độc hại vẫn đƣợc bán đi khắp nơi, từ thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc kích thích, phụ gia, cho tới phẩm màu thực phẩm, mỹ phẩm, đều có thể đƣợc tạo ra từ các hóa chất độc hại. Những hóa chất độc hại đƣợc hiểu là những hóa chất gây tổn hại đến sức khỏe của con ngƣời, mà an toàn cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng lại là ƣu tiên hàng đầu đối với mỗi một mặt hàng, sản phẩm, vì vậy khá dễ hiểu khi đây là mặt hàng chịu sự phản đối nhiều nhất.
“Ngành nghề mà Phật giáo nghiêm cấm như là buôn bán vũ khí, chất kích thích, buôn người… Những người kinh doanh buôn người là những người vi phạm giáo lý nhà Phật, vi phạm pháp luật. Điều này quá rõ ràng, mạng sống của mỗi người trong thời đại văn minh này không thể bị trói buộc như là nô lệ được. Ở đây thì bác biết có một số người liên quan đến buôn bán ma túy, toàn là mấy anh thanh niên nghịch ngợm thôi, cũng đáng lo ngại đấy, chỉ toàn làm bố mẹ, gia đình người thân khổ thôi.”
Nữ, Phật tử, 1974, viên chức, kinh doanh quán ăn chay Tƣơng tự nhƣ vậy, mặt hàng rƣợu, bia, thuốc lá cũng thuộc vào giới cấm do quan niệm của Phật giáo cho rằng vì có những chất kích thích nhƣ rƣợu mà con ngƣời mới càng dễ dàng phạm vào các giới luật và gây tệ nạn xã hội. Bởi vậy mà Phật giáo thậm chí vẫn đƣa ra hình phạt – quả báo cho những ngƣời say rƣợu đó là sự loạn trí ở kiếp sau.
Tuy nhiên, cách thể hiện sự “đƣợc phép” và “không đƣợc phép” một cách triệt để trong câu hỏi điều tra lại khiến nảy sinh ra sự khác biệt giữa các luồng ý kiến của Phật tử. Đặc biệt, đối với với phát ngôn “Phật tử không đƣợc kinh doanh gia súc, gia cầm”, có nhiều nhóm quan điểm khác nhau và không có nhóm nào chiếm đa số quan điểm (có nhiều mode cùng tồn tại). Nhƣ vậy, trong tùy tình
huống và ở chừng mực nào đó, các Phật tử vẫn có thể chấp nhận một cách linh hoạt việc kinh doanh các mặt hàng có liên quan tới giới luật Nhà Phật.
40% số ngƣời trả lời không đồng ý với quan điểm “Phật tử không đƣợc kinh doanh gia súc, gia cầm”, 38% không đồng tình với “Phật tử không đƣợc kinh doanh rƣợu, bia, thuốc lá”, 25% không đồng tình với “Phật tử không đƣợc sản xuất và kinh doanh các loại hóa chất độc hại”. Có nhiều cách tự lý giải khác nhau về vấn đề này, chẳng hạn, theo nhƣ giới luật thì cấm “không làm nghề đánh bắt cá”, tuy nhiên một Phật tử kinh doanh đồ câu cá đã đƣa ra lý do về nhân quả có từ kiếp trƣớc để kiếp này “nghề chọn mình” chứ không phải “mình chọn nghề”:
Nghề nghiệp cũng không nằm ngoài luật Nhân Quả. Có những nghề tưởng là do mình chọn nhưng thực tế nó lại do “Nhân Quả” từ kiếp trước hoặc từ những hành động của kiếp này mà cuộc đời cứ ô đẩy ta đến với nghề đó. Nếu chiếu theo giáo lý nhà Phật mà thấy nghề nghiệp đó là “Quả Tốt” thì hẳn là có phúc lắm. Tiếp tục sống tốt để tích phúc cho các đời sau. Còn nếu là “Quả Xấu” thì hẳn là do cái “Nhân” mình tạo ra. Vậy cũng chỉ có một con đường duy nhất là: sống tốt, để tích góp phước cho đến khi đủ thì sẽ được chuyển nghiệp tốt.
Nữ, Phật tử, 1984, kinh doanh đồ câu cá Hoặc là, mặc dù Phật giáo cấm hoàn toàn việc sát sinh (đƣa ra các lý do nhƣ: Lấy lòng mình suy lòng ngƣời mà biết ai cũng yêu quý sự sống, ai cũng sợ hãi chết chóc; Chúng sinh là cha mẹ trong quá khứ; Chúng sinh đều là Phật tử ở tƣơng lai; Tránh gây oan trái, gặt quả báo xấu), nhƣng một số Phật tử quan niệm rằng miễn không phải những nghề pháp luật cấm, thì nếu lƣơng thiện và gìn giữ phẩm chất đạo đức, không sống thiếu lƣơng tâm nghề nghiệp theo cách “Thợ may ăn vải, thầy cãi ăn tiền” thì vẫn có thể chấp nhận đƣợc ở một chừng mực nào đó. Có rất nhiều lý do đƣợc đƣa ra nhƣ giá trị hợp pháp và trung thực phải đặt lên hàng đầu vì cung cấp sản phẩm có chất lƣợng tới khách hàng mới là quan trọng:
Việc kinh doanh nào thì cũng có mặt lợi và mặt hại của nó, ví dụ như bây giờ có thể có những cô bán cá thì cô toàn bán những con cá tươi ngon thôi nhưng cái đấy thì nó là tốt hay là không tốt, với những người mua cá thì nói rằng ôi cái cô này bán cá rất là tươi ngon rất là tốt nhưng đối với những người hiểu đạo Phật thì lại nói cô này đang làm một cái nghề sát sinh, cô đang giết hại chúng sinh thì đấy là cô đang tạo nghiệp. Chính vì thế nhiều khi cái ranh giới giữa việc tốt và việc xấu nó rất là mong manh, nó theo cái quan điểm của từng người, mình chỉ có thể giúp người ta một phần nào thôi.
Nữ, Phật tử, 32 tuổi, kinh doanh quán trà đạo Và họ có những đánh giá riêng của mình về các ngành nghề xét theo hệ giá trị riêng của họ:
Chị nghĩ công việc là công việc, bản thân nó không quyết định điều gì cả. cái quyết định là con người làm công việc đó như thế nào, có trong sạch, ngay thẳng hay không. Chị làm về kinh doanh buôn bán, cũng chỉ cố gắng làm ăn thật thà, không buôn gian bán dối, không ăn tiền thiên hạ, làm nhiều việc thiện mong tích đức về sau… Chị không ủng hộ việc kinh doanh vàng mã. Vì theo chị đó là một hình thức buôn thần bán thánh. Hơn nữa, sử dụng quá nhiều thứ đó, gây ô nhiễm môi trường, chị không tán thành. Còn hướng phật là ở cái tâm của mình chứ không phải đo đếm bằng việc đốt được bao nhiêu vàng mã.
Nữ, Phật tử, 1982, kinh doanh trang sức Hoặc Phật tử có thể đƣa ra lý do về vai trò của các ngành nghề trong xã hội là ngang nhau, vì thế không nên có sự phân biệt:
“Mỗi người một nghề trong xã hội chứ. Có những nghề giết mổ động vật cũng là một nghề quan trọng, không có những người như thế thì làm gì người mua có mà mua được để mà sử dụng, đến khi ấy, ai muốn ăn thịt động vật thì tự đi mà làm thôi ạ!”
Nữ, Phật tử, 1985, kế toán trƣởng công ty Đến đây, có thể thấy đƣợc “logic hiện đại của tính tôn giáo” (Olivier Bobineuau, Sébastien Tank-Storper: 116) đã thể hiện ở chỗ nội dung của đức tin vào giáo lý Phật giáo nếu là trƣớc đây thì sẽ đƣợc “khách quan hóa”, có nghĩa đƣợc coi nhƣ là đúng đắn từng lời từng chữ, thì hiện nay các Phật tử đã có sự chọn lựa, định giá nội dung với thƣớc đo riêng của họ, bằng sự trải nghiệm và nhận thức riêng của họ, rồi mới đƣợc tuân theo ở mức độ mà họ công nhận. Logic này đƣợc thể hiện ở sự đánh giá riêng của các Phật tử về mặt hàng kinh doanh mà Phật tử đƣợc lựa chọn và cũng đƣợc thể hiện ở quan điểm của họ về những mặt hàng xa xỉ.
* Quan điểm của Phật tử về mặt hàng xa xỉ phẩm
Mặt hàng xa xỉ phẩm chẳng hạn nhƣ các loại hàng quần áo, trang sức đắt tiền là loại mặt hàng tƣơng đối đặc biệt. Bởi nếu nhƣ các mặt hàng bên trên vẫn đƣợc coi là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, cân bằng cung – cầu thì đây, thì tới mặt hàng xa xỉ phẩm lại là sự kích cầu mạnh mẽ cho chủ nghĩa tiêu thụ phát triển, đi ngƣợc lại với giáo lý Phật giáo về việc tiêu thụ.
Thói quen và giá trị của ngƣời tiêu dùng trở thành nhân tố quan trọng trong việc sản xuất và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ không cần thiết, dẫn đến tiêu thụ hoang phí những nguồn tự nhiên. Những thói quen và giá trị này vẫn sẽ đƣợc tuyên dƣơng một khi nhà kinh doanh tiếp tục khuyến khích các giá trị xấu xa qua việc đáp ứng đòi hỏi của xã hội, mà thực ra những đòi hỏi ấy cũng đƣợc tạo ra bởi các doanh nghiệp, ngƣời bán hàng. Dƣới đây là bảng thể hiện quan điểm của Phật tử đối với việc kinh doanh mặt hàng đồ hiệu, thƣờng đƣợc coi là biểu hiện của lối sống xa xỉ, khuyến khích chủ nghĩa tiêu thụ:
Biểu đồ 5: Quan điểm của Phật tử đối với câu "Phật tử không được kinh doanh hàng hiệu đắt tiền”
(Nguồn: Tính toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)
Theo bảng trên, có thể thấy có tới gần một nửa số Phật tử (48%) không đồng tình với quan điểm rằng “Phật tử không đƣợc kinh doanh hàng hiệu đắt tiền” và chỉ 30% có quan điểm ngƣợc lại. Điều này thể hiện thái độ tích cực của Phật tử đối với mặt hàng này, nhƣng cũng là thể hiện thái độ thiếu kìm hãm đối với chủ nghĩa tiêu thụ ngày càng gia tăng hiện nay.
Nhƣ vậy, có thể nói tóm lại nhƣ sau: Có một số nghề thuộc giới cấm của Phật giáo, cũng là nghề cấm của pháp luật, đây là điểm chung giữa Phật giáo và luật pháp. Những nghề sản xuất và kinh doanh các loại hóa chất độc hại có phần bƣớc nhiều vào lằn ranh này. Vì thế mà mức điểm trung bình của các Phật tử đồng tình
rằng “Phật tử không đƣợc sản xuất và kinh doanh các loại hóa chất độc hại” là cao nhất. Song vòng tròn đạo đức Phật giáo và vòng tròn luật pháp không phải là trùng nhau. Phật giáo nói rằng không đƣợc “làm nghề săn bắn, chài lƣới, buôn bán thịt sống, buôn bán thịt chín, sản xuất và buôn bán rƣợu” nhƣng cƣờng độ giá trị của các Phật tử lại khá đa dạng, nhƣ số ngƣời đồng tình ở mức cao nhất với luận điểm “Phật tử không đƣợc kinh doanh gia súc, gia cầm” cũng cao ngang bằng với số ngƣời phản đối ở mức độ cao nhất đối với cùng luận điểm. Đặc biệt, đối với luận điểm “Phật tử không đƣợc kinh doanh hàng hiệu đắt tiền” thì có tới gần một nửa số Phật tử (48%) không đồng quan điểm và chỉ có 30% là đồng tình. Vậy, với những nghề nghiệp nằm trong phạm vi luật pháp cho phép thì tùy từng tình huống và hoàn cảnh mà các Phật tử mới đƣa ra đánh giá của mình.