Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Hà Nội là một đơn vị hành chính có điều kiện địa lý - dân cƣ phức tạp trải rộng từ thành thị đến nông thôn. Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 ngƣời và rộng 3.324,92km2

. Thông tin trên website của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cho thấy tổng số quận, huyện, thị xã của Hà Nội hiện là 29 và Hà Nội có 577 phƣờng, xã, thị trấn.

Hà Nội, với tính chất là một trong hai đô thị đặc biệt của Việt Nam, có số mật độ dân cƣ lớn, đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn. Đây cũng là đô thị tâp trung một lƣợng lớn nhóm dân cƣ làm nghề nghiệp kinh doanh, dich vụ, các hoạt động thƣơng mại buôn bán diễn ra thƣờng xuyên, tấp nập. Vì

vậy Hà Nội là địa bàn thích hợp để chúng tôi thực hiện triển khai đề tài liên quan tới quan điểm về đạo đức kinh doanh của các nhóm dân cƣ tại đây.

Nếu nhƣ đến cuối năm 2012, cả nƣớc có khoảng 46.495 tăng nim hàng chục triệu tín đồ Phật tử thuần thành tu học thường xuyên tại các cơ sở tự viện, 14.778 cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đƣờng (Thông cáo báo chí của Đại hội

Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, tháng 11 năm 2012); thì riêng Phật giáo tại Hà Nội vào cuối năm 2010 đã có 29 đơn vị Phật giáo cấp quận – huyện – thị trực thuộc, số lƣợng Tăng Ni là 2.078 vị, số lƣợng Tự viện có 2.059 ngôi (theo báo cáo tổng kết công tác Phật sự tháng 12 năm 2010 của Thành hội Phật giáo Hà Nội). Đó là những con số chính thức, còn số lƣợng những ngƣời có tình cảm yêu mến, gắn bó với đạo Phật do truyền thống, tín ngƣỡng thờ tổ tiên của gia đình thì có lẽ rất nhiều và khó để thống kê toàn bộ. Tuy việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn do số lƣợng tăng ni, tự viện đông nhƣ vậy nhƣng nhìn chung các hoạt động Phật sự đƣợc tiến hành tƣơng đối bài bản với việc giám sát, báo cáo hàng năm các công tác tổ chức, tăng sự, an cƣ kiết hạ, tổ chức giới đàn. Công tác giáo dục tăng ni và hoằng Pháp cũng đƣợc quan tâm với những hoạt động nhƣ đƣa tăng ni học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam, các lớp giáo lý cho Phật tử đƣợc tổ chức rộng rãi, nhiều lễ cầu nguyện, đêm biểu diễn văn nghệ mừng ngày lễ của Phật giáo đƣợc tổ chức quy mô hoành tráng. Công tác từ thiện hoạt động mạnh với số tiền làm từ thiện của Ban Từ thiện Thành hội, Ban Đại diện Phật giáo các đơn vị quận – huyện – thị và Tăng Ni trụ trì các cơ sở tự viện lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Nhìn chung, hoạt động Phật giáo tại Hà Nội hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ, với sự đầu tƣ lớn tiền bạc, công sức và ngày một thu hút nhiều những ngƣời quan tâm và đến với đạo Phật.

CHƢƠNG 2: PHẬT TỬ VÀ NỘI DUNG CÁC GIÁ TRỊ PHẬT GIÁO VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 32 - 34)