Giá trị về nghề nghiệp chân chính và sự tiêu thụ đúng đắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 56 - 59)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Quan niệm về Tám con đƣờng chân chính và sự định hƣớng giá trị đạo đức

2.4.1. Giá trị về nghề nghiệp chân chính và sự tiêu thụ đúng đắn

Những chuẩn mực về nghề nghiệp chân chính và sự tiêu thụ đúng đắn đƣợc thể hiện khá rõ nét tại quan điểm Phật giáo về chánh nghiệp và chánh mạng.

Chánh nghiệp và chánh mạng lại có mối liên quan khá mật thiết với nhau, nhấn mạnh vào sự lựa chọn đúng đắn trong nghề nghiệp, công việc của ngƣời Phật tử. Từ một nghề nghiệp chân chánh (chánh nghiệp) làm bằng sức lao động chân tay hoặc bằng trí óc tạo ra những thực phẩm lƣơng thiện để nuôi thân mạng (chánh mạng) không có sự gian ác và đau khổ trong đó. Nghề nghiệp có thể giúp nuôi sống bản thân, là điều thiết yếu để duy trì sự sống – “mạng”. Vậy yếu tố đầu tiên đó là Phật tử cần có một công ăn việc làm để kiếm đƣợc cơm ăn áo mặc, để có thể đáp ứng đƣợc bốn nguồn sống căn bản của con ngƣời. Còn chữ “chánh” nhấn mạnh vào Phật tử phải sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lƣơng thiện, trong sạch của mình. Nghề nghiệp lƣơng thiện là nghề nghiệp không làm giàu trên mồ hôi nƣớc mắt của ngƣời khác, không làm cho ngƣời và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Đồng lúc nhƣ vậy, chánh mạng là nuôi dƣỡng thân mạng một cách chân chính, tu sửa. Chẳng hạn, việc ăn uống phải có tiết độ, “ăn

uống không phải vì thèm khát mà ăn uống là vì sự sống để tu tập, không vì lợi dưỡng, không ăn thịt chúng sanh, không ăn uống những chất độc hại, gây tạo cho cơ thể bệnh tật khổ sở, dù những thực phẩm đó có ngon ngọt béo bổ đến đâu cũng nên tránh a, đó là nuôi chánh mạng” (C7).

Về đặc tính, có thể nói gọn lại là nếu nhƣ chánh nghiệp hƣớng tới khía cạnh sản xuất thì chánh mệnh hƣớng nhiều tới khía cạnh tiêu thụ. Nói về hành vi sản xuất, hay là hành vi tạo ra các sản phẩm bằng nghề nghiệp của mình, Phật giáo định nghĩa những nghề chánh nghiệp bằng cách vạch ra những ác nghiệp. Các ác nghiệp là những nghề nghiệp ngƣợc với những nghề tạo nghiệp lành. Đó là giết hại chúng sinh, làm đau khổ ngƣời khác, là những thói hƣ tật xấu, nghiện ngập, du đãng, sai trái phi pháp… Tà nghiệp còn có nghĩa là hành động, lời nói và ý nghĩ ác, hành động giết hại chúng sanh và làm đau khổ ngƣời khác hay mắng chửi ngƣời khác, nói xấu ngƣời khác, vu khống ngƣời khác, chuyện ít xích ra nhiều thêm bớt v.v.. Vậy để thực hiện đƣợc chánh nghiệp thì Phật tử trƣớc hết

cần phải tránh xa những nghiệp tà. Muốn không tạo ra các tà nghiệp, Phật giáo ngăn cấm không cho đệ tử của mình hành sáu nghề ác (săn bắn, chài lƣới, buôn bán thịt sống, buôn bán thịt chín, sản xuất và buôn bán rƣợu) để tránh đem vào thân mạng những sự khổ đau, do nghiệp quả ác chính mình đã tự tạo ra.

Nói về hành vi tiêu thụ, nguyên tắc tiêu thụ của Phật giáo đó là nguyên tắc về một cuộc sống đơn giản, tiết chế. Chẳng hạn, nguyên tắc liên quan đến sự tiêu thụ - ăn uống đó là không vô độ, không vì ham mê, không tiêu thụ chỉ vì giả bộ kiểu cách, mà là để nuôi dƣỡng thể xác, để có thể tiếp tục sống, để giảm đi những dày vò thể xác, đau đớn tinh thần nhƣ cơn đói, và để sống một cách thoải mái đủ để tu dƣỡng những tầng bậc Phật pháp cao hơn. Ba nguồn sống cơ bản còn lại gồm nơi trú ngụ, áo quần và thuốc men, cũng đƣợc áp dụng với những quy tắc tƣơng tự: Nơi trú ngụ: để tránh khỏi những nguy cơ tự nhiên nhƣ gió và mặt trời. Quần áo: để tránh khỏi những nguy hiểm từ động vật, côn trùng, cái lạnh, cái nóng v.v… Thuốc men: nhằm giảm bớt những cơn đau thể chất gây ra bởi bệnh tật. Nhìn chung, giáo lý nhà Phật không quan tâm tới việc quy định mỗi ngƣời nên sở hữu những lƣợng bằng nhau bởi đó không phải tiêu chuẩn cho niềm hạnh phúc và thịnh vƣợng của con ngƣời. “Đạo Phật quan tâm tới tiêu chuẩn thấp nhất, mà tất

cả mọi người nên có để sử dụng bốn nguồn sống hiệu quả để cuộc sống có thể tiếp tục duy trì êm ả. Hơn cả thế, Phật giáo cho phép một người sở hữu lượng vật chất tương ứng với mức độ phát triển của tinh thần và hoàn cảnh, nhưng phải ở trong giới hạn mà sự sở hữu không gây ra ảnh hưởng tiêu cực, không bóc lột bản thân và bóc lột những người xung quanh.”

(Subhavadee Numkanisorn) Nhƣng từ ăn no đến ăn ngon, từ ăn ngon đến ăn uống xa xỉ; từ mặc ấm đến mặc đẹp, từ mặc đẹp đến ăn mặc thời trang mà giá mỗi bộ quần áo tƣơng đƣơng với một năm lƣơng của một ngƣời lao động bình thƣờng là một sự xa xỉ khó có thể bào chữa hay chấp nhận đƣợc. Lối sống không đặt nặng về việc coi vật chất nhƣ là mục đích sống mà chỉ coi nó nhƣ phƣơng tiện để đạt đƣợc lối sống tốt đƣợc thể hiện trong một số phỏng vấn sâu, chẳng hạn nhƣ một Phật tử nói rằng:

Trong kinh doanh cũng thế thôi, mình đừng nghĩ là mình thế nọ mình thế kia, mà h y nghĩ mình là một người làm việc bình thường để có đủ tiền để sống, đủ tiền để tồn tại, đủ tiền để làm những việc mình thích. Nghĩa là có những giới hạn như thế thôi. Ví dụ như làm phúc, cho người

nọ cho người kia, mua cái nọ mua cái kia, giúp đỡ người nọ người kia ở mức nào đấy theo ý nguyện của mình chứ không phải là mình kiến được nhiều tiền và không biết tiêu tiền vào đâu. Mua máy bay tàu ngầm để làm gì.

Nam, Phật tử, công chức, kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông Hình thức tiêu thụ về bốn nguồn sống theo giáo lý nhà Phật đồng nghĩa với tiêu thụ về mặt kinh tế, bởi đó là tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu thể chất. Các nguồn cung cấp cần đƣợc sử dụng chỉ khi thật sự cần thiết. Ngoài ra, ý niệm này về sự tiêu thụ sẽ giúp thiết lập và truyền dẫn những thói quen và giá trị phù hợp, sửa chữa cách tiêu thụ trong nền kinh tế tự do hiện tại đang quá chú trọng thúc đẩy những giá trị tiêu thụ phung phí thông qua quảng cáo và phƣơng tiện truyền thống đại chúng; Kết quả là xuất hiện trong xã hội xu hƣớng tiêu thụ lãng phí, mua những thứ không cần thiết cho cuộc sống chỉ để thể hiện vị thế xã hội. Giá trị xã hội và khối lƣợng, bởi thế, mà trở thành những nhân tố định giá sản phẩm và dịch vụ. Dựa theo những nguyên tắc chung của kinh tế thì nếu nhƣ hàng hóa giá rẻ thì khách hàng sẽ có sức mua nhiều hơn và lƣợng bán ra đƣợc thúc đẩy, còn nếu giá hàng hóa bán đắt thì sức mua của khách sẽ giảm, lƣợng bán cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay lại không giống nhƣ vậy, giá trị con ngƣời nghiêng theo mức độ giàu có và chƣng diện, giá cả càng đắt thì càng nhiều ngƣời muốn mua vì những mặt hàng đắt tiền thể hiện vị thế xã hội (Subhavadee Numkanisorn). Điều này đi ngƣợc lại với quan điểm của Phật giáo đó là tiêu thụ chỉ là một phƣơng tiện duy trì cuộc sống, đáp ứng nhu cầu cuộc sống với mức tiêu thụ hiệu quả chứ không phải coi tiêu thụ nhƣ là mục đích chính và duy nhất: “Không phải tài sản ngăn cản chúng ta giải thoát mà chính là thái độ bám víu vào tài sản.

Không phải sự hưởng thụ những thú vui trần thế ngăn cản chúng ta giải thoát mà chính lòng ham muốn lặn ngụp trong các thú vui này.” (Subhavadee Numkanisorn)

Ngoài chỉ ra nguyên tắc tiêu thụ, Phật giáo cũng gợi ý cách thức tiêu thụ đó là của cải nên đƣợc chia thành bốn phần sử dụng. “Phần của cải đầu tiên được dành cho

chi dùng đời sống, để người Phật tử có thể nuôi dưỡng một gia đình và những người phụ thuộc vào mình một cách thoải mái, ngoài ra là để làm tốt công việc phục vụ cho lợi ích công cộng. Phần thứ hai và phần thứ ba là sự đầu tư. hần thứ tư được giành để tiết kiệm cho những lúc cần thiết, như khi phát sinh sự cố, hiểm nguy, hay trở ngại trên đường đời, chẳng hạn bị đau

ốm… Sự quản lý thích hợp thực sự, trong cái nhìn về của cải, theo hật pháp, đó là có được một thái độ gọi là nissaranapanna, có nghĩa là khôn ngoan và hiểu được chân giá trị, lợi ích của của cải, cũng như giới hạn của các giá trị và lợi ích, nhằm có được đầu óc thanh thản, con người không phải là nô lệ của tài sản mà là chủ nhân của chúng. Của cải cần phải là công cụ, phục vụ chúng ta để tạo ra lợi ích và cái thiện, để giúp óa đi những cam chịu, nâng cao hạnh phúc. Chúng không nên khiến cho chúng ta thêm phần chịu đựng, hay hủy hoại sức khỏe tinh thần, hủy hoại các giá trị, hoặc tạo ra sự chán ghét giữa loài người.” (Subhavadee Numkanisorn)

Tựu trung lại, chánh nghiệp và chánh mạng là hai luận điểm tiêu biểu cho quan điểm của Phật giáo về cách thức sinh sống của loài ngƣời bao gồm 2 mặt sản xuất và tiêu thụ. Chánh nghiệp đề cao những nghề nghiệp lƣơng thiện, gợi ý cho các Phật tử tránh xa những nghề không chân chính hoặc gây hại. Để đánh giá một công việc là chân chính hay không thì trọng tâm của chánh nghiệp đƣợc đặt vào kết quả mà các hành động của công việc ấy sẽ gây ra cho ngƣời khác và cho cả bản thân họ (nghiệp lành – nghiệp dữ). Ý nghĩa của chánh mạng thì lại gắn với yếu tố tiêu thụ. Phật tử theo ý nghĩa giáo lý Phật giáo này mà không đề cao chủ nghĩa tiêu thụ quá mức, không chạy theo sự chƣng diện để tiêu thụ một cách xa xỉ, lãng phí chỉ để thể hiện vị thế xã hội. Những nhà kinh doanh, theo Phật giáo, cũng không nên thúc đẩy, xây dựng chủ nghĩa tiêu thụ bởi nhƣ vậy là đi ngƣợc lại với giáo lý Phật giáo, coi tiêu thụ là mục đích, mục tiêu cuộc sống thay vì dùng nó làm phƣơng tiện để đạt đƣợc những mục tiêu tinh thần cao hơn. Trong khi chánh nghiệp thể hiện giá trị nhân đạo (không giết hại chúng sinh, làm đau khổ ngƣời khác…) thì nổi bật lên từ chánh mệnh là giá trị tiết kiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 56 - 59)