Cơ chế thưởng – phạt nhằm duy trì các khuôn mẫu hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 42 - 52)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Chức năng kiểm soát của Phật giáo với đời sống của Phật tử

2.2.2. Cơ chế thưởng – phạt nhằm duy trì các khuôn mẫu hành vi

Chức năng kiểm soát xã hội của Phật giáo nằm ở việc tạo ra cho các Phật tử những động cơ để họ. Mặc dù loại kiểm soát này là kiểm soát phi chính thức (informal control) nhƣng nó cũng có một hệ thống cơ chế thƣởng – phạt riêng khá bền vững để duy trì đƣợc sự kiểm soát này. Những phân tích dƣới đây của chúng tôi hƣớng đến việc làm sáng tỏ 3 yếu tố quan trọng của cách thức kiểm soát này: điều kiện tiền đề, khẳng định với mỗi một hành động đều sẽ đem đến kết quả tƣơng ứng; yếu tố thƣởng để lôi kéo (pull) tín đồ thực hiện theo những gì Phật giáo khuyến khích; yếu tố phạt để đẩy (push) Phật tử tránh xa những hành vi mà Phật giáo muốn ngăn chặn.

* Quan niệm về hệ quả tất yếu xảy ra đối với mọi hành động

Trong cuộc khảo sát nghiên cứu này, chúng tôi đặt ra một số định đề để kiểm chứng niềm tin của các Phật tử đối với những ý niệm có thể đƣợc coi là hệ quả gây ra bởi từng suy nghĩ, hành động trong cuộc sống. Ý niệm xuyên suốt nhất từ đạo lý của Phật giáo có liên quan tới vấn đề hệ quả của hành động đó là “luật nhân – quả”. Theo đó, nhiều ý niệm nhỏ hơn đƣợc đặt ra.

Chúng tôi đã đƣa ra một số chỉ báo hàm ý tới sự phán xét trong tƣơng lai theo quan niệm Phật giáo, để tìm hiểu niềm tin của Phật tử đối với các mệnh đề này: 1/“Có sự sinh và tái sinh liên tục của các kiếp sống” – chỉ báo đặt tiền đề tạo ra một môi trƣờng kéo dài vô hạn để con ngƣời chắc chắc họ đƣợc nhận hoặc phải trả vì những hành vi của mình (không ở kiếp này thì ở kiếp khác), một tiền đề vững vàng để nhắc nhở các Phật tử rằng các hành động của họ tốt hay xấu đều sẽ phải trả vào một lúc nào đó, không thể trốn tránh. Chỉ báo này nhận đƣợc sự tin tƣởng của 83,6% Phật tử; 2/ “Mọi hành động của con ngƣời đều có nghiệp báo” – một cảnh báo khác để nhắc nhở con ngƣời cần phải liên tục rèn giũa, tinh tấn bản thân, không bất cẩn một giây phút nào để phải trả nghiệp xấu hoặc đƣợc an ủi rằng các

nghiệp lành cũng đều sẽ đƣợc báo đáp. Có 92,9% tin vào điều này; 3/ “Mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống đều có nhân duyên” – mệnh đều này khác với khía cạnh chủ động hành động của mệnh đề trên mà nó nhìn nhận sự việc ở góc độ đón nhận, bị động. Họ chấp nhận những trở ngại đến trong cuộc sống và công việc một cách bình thản hơn, bớt đi “chấp chƣớc”. Trong số những ngƣời trả lời thì có tới 95% đặt niềm tin vào sự tồn tại của nhân duyên. Bằng cách này, các Phật tử học cách chấp nhận những điều đến với họ một cách dễ dàng hơn, họ coi những khái niệm trừu tƣợng nhƣ “nghiệp báo”, “nhân duyên” là sự thực và từ đó họ định hƣớng cách sống cho bản thân theo định hƣớng của Phật giáo nhằm tránh đi những sự trừng phạt và có đƣợc những phần thƣởng vô hình trong tƣơng lai.

Bảng thống kê dƣới đây cho thấy mức độ niềm tin của Phật tử đối với các ý niệm này:

Bảng 2: Mức độ niềm tin của Phật tử vào một số quan niệm cốt lõi của Phật giáo hàm ý về sự phán xét

Trung bình

Mode Độ lệch chuẩn Có sự sinh và tái sinh liên tục của các kiếp sống 4,32 5 0,924

Có địa ngục 4,11 5 1,096

Mọi hành động của con ngƣời đều có nghiệp báo 4,53 5 0,787 Mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống đều có nhân duyên 4,51 5 0,629

(Nguồn: Tính toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Nhận xét chung có thể rút ra từ bảng thống kê này đó là Phật tử đặt niềm tin lớn vào ý tƣởng về khả năng chắc chắn sẽ xảy ra của những hệ quả - thƣởng hoặc phạt, bắt nguồn từ từng hành động một. Do Mod của tất cả các chỉ báo trên đều bằng 5, vậy đối với sự tồn tại của mọi quan niệm có hàm ý về sự thƣởng – phạt cho những hành động trong hiện tại và hành động trƣớc đây (trong kiếp này hoặc trong kiếp trƣớc) của con ngƣời, phần đông Phật tử đều đồng tình tin tƣởng ở mức tuyệt đối.

Đặc biệt, hai chỉ báo trực tiếp bộc lộ ý tƣởng về việc có nhân ắt có quả, nhân nào quả nấy - “Mọi hành động của con ngƣời đều có nghiệp báo” và “Mọi sự

việc xảy ra trong cuộc sống đều có nhân duyên” là hai chỉ báo nhận đƣợc nhiều sự đồng tình tin tƣởng nhất về phía các Phật tử. (Tính theo thang 5 điểm với mức độ tin tƣởng tăng dần từ 1 đến 5, thì trị trung bình của sự đồng tình đến từ các Phật tử đối với mệnh đề trƣớc là 4,53 điểm, đối với mệnh đề sau là 4,51 điểm). Gần nhƣ tất cả các Phật tử trả lời phỏng vấn đề thể hiện niềm tin chắc chắn của họ vào thuyết nhân quả, chẳng hạn nhƣ trong phỏng vấn với nữ Phật tử sau:

“Cô rất tin tưởng vào giáo lý nhà Phật, điều làm cô tin tưởng đầu tiên là thuyết nhân quả:

từ ngày ưa, các nhà khoa học không biết đến kiếp trước kiếp sau, nhưng hật giáo đ biết đến. Bây giờ thì các nhà khoa học mới nghiên cứu đến kiếp trước kiếp sau. Thuyết nhân quả là thuyết cô tiếp úc đầu tiên khi tìm hiểu về Phật giáo. Luật nhân quả không từ bỏ một ai. Ví dụ hôm nay cháu gặp cô ở đây là bác cháu mình phải có nhân duyên từ mấy đời mấy kiếp, đủ nhân duyên mới gặp được nhau. Hoặc là hôm nay cháu tát cô một cái, cô từ bi hỉ xả cho qua là bởi vì cô nghĩ là kiếp trước cô nợ cháu nhưng sẽ có người vả vào mặt cháu 3 cái.”

Nữ, Phật tử, 1974, công chức, kinh doanh quán ăn chay

ác cũng hay làm phúc nhiều mà, bán hàng tạp hóa, đồ ăn cho những người ở gần đây chủ yếu là những người đi làm ây hay sinh viên thì bác cũng bán chịu mà nếu người đó túng quẫn quá chưa có tiền trả. ác nghĩ mình cũng làm ăn lương thiện nên có thể giúp giải nghiệp cho con cháu sau này. Phật đ dạy rồi là gieo nhân nào gặp quả ấy, gieo gió thì gặp bão, cho nên mình sống lương thiện, làm ăn thật thà thì chắc chắn sẽ được đền đáp thôi. Không ở đời này thì ở đời khác, không ở kiếp này thì ở kiếp khác cháu ạ.

Nữ, Phật tử, 1950, kinh doanh hàng tạp hóa Từ các đoạn phỏng vấn trên, có thể thấy, chính quan niệm về sự kéo dài vô tận của các kiếp số và sự kết nối giữa các kiếp số chính là luật nhân quả chính đã là công cụ hữu hiệu để Phật giáo đặt nền tảng cho sự kiểm soát xã hội bằng cách định hƣớng giá trị cho từng thành động.

Niềm tin về “nhân nào quả đó”, “trồng táo đƣợc táo, trồng sung đƣợc sung” đã tạo ra hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất trong cách sống của ngƣời Phật tử. Một mặt họ học cách chấp nhận một cách ôn hòa những điều xảy đến với bản thân, mặt khác họ lại nỗ lực khắc phục khó khăn để thay đổi cuộc sống của mình qua từng hành vi:

“Cô thường nghĩ những khó khăn là do nghiệp báo từ kiếp trước, cô trả được một cái nợ từ kiếp trước là cô cảm thấy mình đang đi gần đến Niết bàn hơn.”

Đạo đức Phật giáo đặt trọng tâm vào con ngƣời tự giác, không áp đặt, trừng phạt mà nhấn mạnh hệ quả của “chính nó”, tự chịu trách nhiệm về nhận thức và hành động của cuộc sống hiện tại và cả tƣơng lai mình, mà không quy trách nhiệm cho thần thánh hay đấng siêu nhiên nào.

Nhìn chung, Phật giáo đã xây dựng hình ảnh một vũ trụ quan thật đặc biệt, trong đó sự sống tiếp diễn liên tục theo chu kỳ và mỗi một hệ quả lại đƣợc tạo ra bởi một “nghiệp duyên” trƣớc đo. Vì vậy, các tín đồ có niềm tin mạnh mẽ vào vũ trụ quan này cũng có lý do để họ tuân theo các định hƣớng đã đƣợc Phật giáo chỉ dẫn.

- Cơ chế thưởng cho những hành động phù hợp khuôn mẫu giáo lý:

Khái niệm hạnh phúc trong Phật giáo và khái niệm lợi ích trong thuyết vị lợi cũng có những điểm chung với nhau. Hạnh phúc, chi tiết hơn là cảm giác hài lòng khi con ngƣời cảm nhận những cảm xúc dễ chịu, hạnh phúc và ngƣợc với cảm giác không hài lòng khi họ trải nghiệm sự chịu đựng. Vì thế mà hạnh phúc và lợi ích cũng rất gần gũi với nhau. Con ngƣời để tìm đƣợc hạnh phúc thì cần thiết phải giải phóng bản thân ra khỏi sự bóc lột không công bằng vì chúng mang đến cho họ sự chịu đựng, và họ tìm kiếm tới lợi ích bởi chúng mang đến cho họ niềm hạnh phúc. Sự liên quan giữa hạnh phúc và lợi ích nhƣ vậy là có thể nhìn thấy đƣợc.

Nếu nhƣ nhìn dƣới góc độ của thuyết vị lợi, với nội dung cho rằng một hành động đƣợc coi là đúng khi và chỉ khi hiệu số giữa niềm sung sƣớng và nỗi đau khổ của tất cả mọi ngƣời là lớn nhất, thì động cơ của việc tìm kiếm hạnh phúc, lợi ích của các Phật tử trong việc làm kinh doanh cũng vậy.

Nhìn theo cách khác, những số liệu về niềm tin đƣợc phân tích ở bên trên đã thể hiện bốn khía cạnh luận cứ về cách đánh giá đúng – sai của một hành động theo thuyết vị lợi (Ngô Đình Giao: 159-160):

Một là, luận cứ nhân quả, rằng tính đúng đắn của một hành động đƣợc xác định bởi chính hậu quả của nó, lấy ví dụ một Phật tử rất tin tƣởng rằng những điều may mắn đến trong cuộc sống gia đình của ngƣời ấy có đƣợc là do cô có cách sống tốt, phù hợp với lời dạy của Đức Phật nên đƣợc phù hộ:

ác thường cầu xin sức khỏe cho cả gia đình, cầu mong mọi điều bình an, tốt lành, công ăn việc làm may mắn. Gần đây con trai bác mới lấy vợ, mấy năm không sinh được con, phải chạy chữa nhiều lắm, nên nhiều khi đi lên chùa bác cũng cầu khấn, in đấy, chắc Phật cũng rủ lòng thương giờ có 2 cháu rồi, đẻ sinh đôi cùng một lúc luôn. Đấy cháu thấy phật có phù hộ cho những người thành thật và sống tốt không? Cứ sống cho tốt vào, cho đúng cái tâm, cái luật thì khắc được giúp cháu ạ.

Nữ, Phật tử, 1950, kinh doanh hàng tạp hóa Hai là, luận cứ khoái lạc, coi lợi ích trong nguyên tắc thứ nhất chính là sự sung sƣớng, và là việc không có sự đau khổ. Không thể phủ nhận rằng không ít các Phật tử, đồng thời với việc thành kính cúng dƣờng và sống theo những gì đạo Phật dạy thì họ cũng có mong muốn trời Phật đáp lại những lời cầu xin:

ác thường cầu xin cho sức khỏe, cầu cho sự bình yên, an toàn của bản thân gia đình cũng như cho những người cùng đến đây để làm việc cùng với bác, tiếp theo nữa là bác cầu xin cho việc làm thế nào để cho khách xa, khách gần người ta đến để mình kinh doanh và nhặt được những đồng rơi, đồng v i để có những cái mà mình được gọi là kinh doanh, chứ không giám nghĩ rằng là mình phải cầu những cái gì đó nó cao siêu và rất khó thực hiện trong thời buổi bây giờ.

Nữ, Phật tử, 1953, kinh doanh quán cơm sinh viên, dịch vụ giải khát Cách nghĩ rằng con ngƣời nếu thành tâm theo Phật giáo thì sẽ nhận lại đƣợc, dù ít dù nhiều cũng là một cách thƣờng gặp trong kinh doanh để ngƣời kinh doanh có cảm giác tránh đƣợc tính bất định trong kinh doanh. Họ cảm thấy yên tâm hơn vào việc nếu có những rủi ro trong kinh doanh thì rồi họ cũng sẽ vƣợt qua đƣợc:

“Những lúc như vậy mình lại nghĩ tới Phật để nhờ được giúp đỡ. Và cứ tuần rằm mùng một là cô hay đi chùa thắp hương cầu khấn. Qua thời gian kiên trì như vậy thì mình thấy việc buôn bán trở nên thuận lợi hơn.

Nữ, Phật tử, 1972, kinh doanh hoa quả Ba là, luận cứ tối đa, nhấn mạnh rằng một hành động đúng đắn phải là một hành động không chỉ mang lại một vài, mà là càng nhiều càng tốt các kết quả tốt, trong khi có xét đến những hậu quả không tốt. Chẳng hạn, một Phật tử giữa một bên là lựa chọn tìm mọi cách để phát triển thƣơng hiệu kinh doanh lớn mạnh và một bên là chọn sự an toàn, không phát triển thƣơng hiệu nhƣng cũng không bị đánh cắp thƣơng hiệu, để “tránh những tổn thƣơng có thể có trong kinh doanh”,

thì Phật tử này đã chọn cách thứ hai nhằm tránh những đau khổ trong tƣơng lai có thể xảy ra một cách duy lý:

“Nhưng nói thật là để chạy theo những cái ảo vọng đấy lớn, mình cứ nhìn ví dụ trong cơ

quan nhà nước: hoặc là tất cả các l nh đạo lớn, có mấy người mà đến cuối đời có được gia đình mà họ nhìn vào rồi mỉm cười được? Có những người phấn đấu vì sự nghiệp quá, đến mức quay lại nhìn thấy con cái đ hỏng hết rồi. Thì phấn đấu để làm gì? Mục tiêu của đời người là cái gì? Là tiền hay là sự nghiệp hay là người kế thừa? Cái đấy mới là quan trọng.”

Nam, Phật tử, công chức, kinh doanh lĩnh vực truyền thông Bốn là, luận cứ về tính phổ biến, nhấn mạnh rằng kết quả phải là những gì thể hiện ở tất cả mọi ngƣời. Dƣới đây là những đoạn trích của Phật tử, những ngƣời tin rằng trong số tổng tất cả mọi ngƣời, những ngƣời nào gặp đƣợc điều lành nghĩa là họ đã có quá trình sống tốt (từ kiếp trƣớc hoặc kiếp này), còn những ngƣời thiếu may mắn thì đồng nghĩa với việc họ đã từ thực hiện hành vi không hợp đạo lý Phật giáo tại một kiếp nào đó và phải trả cho tới cả kiếp này:

“Cũng như người trên trần gian ấy, có người tốt và người không tốt lắm. Có rất nhiều người có thể nhìn thấy được thánh thần, phật, quan, quỷ,... Có nhiều người thì không nhìn thấy. Có người thì có thần linh đi theo bảo vệ nên làm ăn gì cũng gặp, rất là có ích, chắc là do kiếp trước người ta ăn ở phúc đức nên là kiếp này mới được như vậy”

Nữ, Phật tử, 1950, kinh doanh hàng tạp hóa

“Có những người nợ nhiều lắm… Mà nhất những người phụ nữ rất xấu chẳng hạn, không phải là mình chê hay gì, nhưng mà cái nghiệp của họ rất nặng, nặng đến mức mà người ta từ hình hài lúc là thai nhi đ bị hành, đến mức mà sống khổ sống sở, nhìn mặt là biết là bị ám rồi.”

Nam, Phật tử, công chức, kinh doanh lĩnh vực truyền thông Nhƣ vậy, lợi ích, ngay cả ở trong lĩnh vực tôn giáo, cũng luôn là một động cơ hiệu quả để định hƣớng hành vi của con ngƣời. Giống nhƣ Max Weber đã từng nói: “Không phải ý tưởng nhưng quyền lợi về lý tưởng và vật chất trực tiếp hướng dẫn hành vi con người. Tuy nhiên hình ảnh thế giới thường uyên được tạo ra bởi những ý tưởng, như người bẻ ghi, đ quyết định những con đường mà con người hành động do động lực của quyền lợi. „Từ điều đó‟ và „cho điều đó‟ họ càng mong ước được cứu độ và chúng ta đừng quên có thể được cứu độ tùy thuộc vào đối tượng của con người đối với thế giới”. (Weber, 1969)

Bảng 3: Kết quả từ cơ chế kiểm soát xã hội của Phật giáo – Niềm tin vào việc đi theo Phật giáo giúp có được tối đa lợi ích về mặt tinh thần

Trung bình

Mode Độ lệch chuẩn Con ngƣời chỉ có thể thoát khỏi mọi khổ đau nhờ tu

hành theo Phật pháp

4,17 5 1,011

(Nguồn: Tính toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Chỉ báo trên có thể đƣợc coi nhƣ điểm thắt nút mà chúng tôi đƣa ra để thấy đƣợc hiệu ứng của chức năng kiểm soát xã hội từ phía Phật giáo bằng cách đƣa ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 42 - 52)