Khái niệm giá trị đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 28 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm công cụ của đề tài

1.1.2. Khái niệm giá trị đạo đức

Đầu tiên, nói về khái niệm giá trị, theo nhƣ định nghĩa trong cuốn “Giá trị học – Cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của ngƣời Việt Nam thời nay” (Phạm Minh Hạc, 2012: 46) thì giá trị là “cái quy định mục đích của

hoạt động và động cơ thúc đẩy hoạt động đạt được mục đích đó”. M. Rokeach lại

cho rằng giá trị thể hiện sự “nhận thức cơ bản rằng một cách ứng xử cụ thể hoặc trạng thái kết thúc một sự tồn tại đƣợc cá nhân hay xã hội ƣa thích hơn so với một cách ứng xử hay một trạng thái kết thúc đối lập” (M. Rokeach).

Chung quy lại, có thể coi giá trị là thứ chứa đựng yếu tố phán xét, nhằm định hướng cho các hoạt động đạt được mục đích mà giá trị hướng tới.

Các giá trị có thể đƣợc coi nhƣ là những niềm tin hay chuẩn mực định hƣớng cho hành động hoặc những lựa chọn của chúng ta. Theo cách đó, giá trị mà một Phật tử đặt vào niềm tin về sự thƣởng/phạt của tôn giáo sẽ hƣớng Phật tử đó tới việc chọn việc thực hành theo đúng niềm tin tôn giáo của mình thay vì lợi ích kinh tế. Vậy thì, những giá trị cốt lõi của Phật giáo là niềm tin và các nguyên tắc giúp cung cấp những chỉ dẫn cơ bản, làm nền tảng cho các quyết định của ngƣời Phật tử. Riêng trong linh vực kinh doanh thì có thể có nhiều giá trị: từ các giá trị về khả năng tự do tự kiểm soát công việc kinh doanh, tới giá trị về kinh tế, tôn giáo…

Một câu hỏi đƣợc đặt ra đó là vậy thì những mục tiêu nào thì sẽ thích hợp với giá trị đạo đức? Đầu tiên, những giá trị đạo đức sẽ phục vụ cho mục đích vì hạnh

phúc của loài ngƣời. Những hành vi và lựa chọn hƣớng đến sự thịnh vƣợng của loài ngƣời thì cũng là những hành vi và lựa chọn dựa trên các giá trị đạo đức. Một số yếu tố chủ yếu của sự thịnh vƣợng đó bao gồm: Hạnh phúc – đến từ sự tôn trọng, liêm chính và làm việc có ý nghĩa; Tự do và tự chủ; Tình bạn; Sức khỏe. Thứ hai, sự thịnh vƣợng mà các giá trị đạo đức hƣớng tới không phải là loại thịnh vƣợng theo chủ nghĩa vị kỷ, làm lợi chỉ cho bản thân, không thể chỉ vì lợi ích tài chính của một vài cá nhân mà gây hại tới nhiều ngƣời vô tội khác. Đạo đức yêu cầu sự thịnh vƣợng phải đƣợc phát triển theo nguyên tắc công bằng, trong đó, không có lợi ích của một ai lại đƣợc đặt trên, đáng giá hơn lợi ích của ngƣời khác. Các hành vi và sự lựa chọn có tính đạo đức cần phải chấp nhận đƣợc và hợp lý khi nhìn từ quan điểm của tất cả các bên liên quan.

Từ hai luận điểm bên trên, có thể nói, các giá trị đạo đức là những niềm tin và nguyên tắc nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của loài người theo một cách công bằng.

Thực tế là, rất có thể tồn tại sự khác biệt giữa sự phán xét về tính đạo đức và hành vi đạo đức. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tạm dừng lại ở việc tìm hiểu sự phán xét về tính đạo đức trong kinh doanh, hay là những giá trị, chuẩn mực mà họ hƣớng tới, những điều lệch chuẩn bị phán xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 28 - 29)