CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Quan niệm về Tám con đƣờng chân chính và sự định hƣớng giá trị đạo đức
2.4.3. Giá trị về nhìn sự thật, nói sự thật
Chánh kiến và chánh ngữ là hai khái niệm Phật giáo quy định cho ngƣời Phật
tử để tuân theo hai giá trị này.
“Kiến là thấy, nhận biết. Chánh kiến hay chánh tri kiến là thấy, nghe hay biết
một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. Người có chánh kiến thấy như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, không lấy trắng làm đen, ấu làm tốt, dở làm hay hay trái lại. Sự nhận xét sự vật của người ấy không bị tập quán, thành kiến, dục vọng ngăn che hay làm sai lạc.
Ngữ là lời nói. Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Người tu theo chánh ngữ không bao giờ nói sai, không thiên vị, thấy dở nói hay, không xuyên tạc, nghe một đường nói một ngả. Người theo chánh ngữ rất thận trọng lời nói, trước khi muốn nói gì phải suy nghĩ coi có lợi ích và chân thật không.” (C6)
Vậy, chánh kiến và chánh ngữ đều là những yêu cầu có liên quan tới sự trung thực, ngay thẳng, không vặn vẹo méo mó, làm sai lạc những cảm nhận của bản thân và của ngƣời khác.
Phật giáo làm cho chị sợ luật nhân quả... Nó làm chị phải làm thật, nói thật, đúng như giá trị sự việc mình giải quyết cho khách hàng. Không dám cãi cố khi có lỗi, sợ phải gánh hậu quả về sau.
Không đúng lắm 3% Nửa đúng nửa sai 17% Khá đúng 38% Hoàn toàn đúng 42%
(Nguồn: Tính toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)
Lấy ví dụ trong thực tế, chánh kiến có ở việc thấy gì thì nói vậy, không làm sai lệch cách nhìn của khách hàng:
“Trong trường hợp mà khách mặc thử quần áo, mình thấy bộ quần áo cũng tạm nhưng
không thực sự hợp với họ lắm, thì giống như bạn hỏi, sẽ có những người vẫn sẽ khen „Chị mặc bộ này đẹp lắm, vừa lắm, mặc inh‟, nhưng mình nghĩ thật thà ở đây tức là không làm như thế. Nếu là mình, mình sẽ lựa cách để nói như là „Cái áo này dáng cũng hợp, nhưng em thấy màu này không hợp với da chị lắm, chưa làm nổi bật màu da‟, cách nói thì thế nào cũng sẽ có, nhưng sẽ nói được cách này cách khác để họ biết và sau đó mình sẽ đi tìm trong cửa hàng xem có sản phẩm nào khác phù hợp với khách hàng hơn không thì đưa cho khách hàng… Trong trường hợp cả cửa hàng không có sản phẩm nào phù hợp với khách thì mình sẽ xin lỗi khách hàng là cửa hàng đ hết hàng mất rồi và hẹn khéo họ để họ quay trở lại vào lần sau và tìm được đồ ưng ý. Thật thà theo mình là như vậy, mình sẽ không cố để khách hàng mua hàng mà không hợp với họ bởi biết đâu họ sẽ có bạn bè là người có con mắt tinh tế thật thì sao, người bạn của họ sẽ nhận xét và họ sẽ biết, về sau thì không quay lại cửa hàng của mình nữa. Hoặc là mình thật thà, họ yêu quý thì hàng hóa có thể không phù hợp với họ nhưng họ sẽ dẫn bạn bè của họ đến và biết đâu sản phẩm của mình phù hợp với bạn bè của họ”
Nữ, Phật tử, 25 tuổi, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch Việc làm sai lệch thông tin dƣờng nhƣ là một trong những lỗi có thể dễ dàng vi phạm nhất trong việc kinh doanh, tới từ khâu báo cáo chất lƣợng sản phẩm cho
Biểu đồ 3: Mức độ đồng tình của Phật tử với nhận định “Tôi luôn trung thực với điều mình nói”
hội đồng thẩm định, tới in nhãn dán, quảng cáo qua phƣơng tiện truyền thông đại chúng, từ lời quảng cáo của nhân viên bán hàng tới khách hàng, v.v…
“Nếu là một marketing có đạo đức thì lời ăn tiếng dễ nghe đ đành và sự thật sẽ luôn đến tai người dùng và ngược lại. Rồi thì nếu là nhân viên mua nguyên liệu cũng vậy. Mua giá 1 đồng về báo giá 10 đồng thì đương nhiên không được sớm muộn cũng bị sa thải”
Nữ, Phật tử, 1974, viên chức, kinh doanh quán ăn chay Chánh ngữ thì không chỉ đƣợc thể hiện qua việc tránh các hành vi truyền thông với động cơ duy lý công cụ, chỉ quan tâm đặc biệt tới lợi ích của bản thân phía ngƣời kinh doanh mà khéo léo bỏ qua hoặc làm giảm lợi ích của khách hàng; chánh ngữ còn thể hiện ở sự kìm hãm những lời nói thiếu tính chuẩn mực khi hành động theo xúc cảm (quyết định hành động trong khi có những cảm xúc mạnh mẽ bộc phát):
ác đ thấy có rât nhiều người bán hàng chửi khách hàng khi họ chỉ xem nhưng không mua được, thậm chí còn có những trường hợp cãi lộn rất lớn tiếng. Nó vi phạm vào 1 trong ba nghiệp bác đ kể đó là khẩu nghiệp.
Nữ, Phật tử, 1950, kinh doanh hàng tạp hóa Nhìn chung, chánh kiến và chánh ngữ đã đặt ra vấn đề về việc nhìn nhận và lời nói cần phải chân thật. Trong kinh doanh, chánh kiến và chánh ngữ có lẽ là hai nguyên tắc dễ dàng bị vi phạm nhất. Phật tử làm kinh doanh khi tu tập theo hai nguyên tắc này thì không đƣợc tạo ra những hiểu lầm, cách nhìn sai lệch về sản phẩm, hàng hóa bằng lời nói sai, nói quá. Bên cạnh đó, chánh kiến và chánh ngữ ngoài đƣợc thể hiện ở mối quan hệ giữa ngƣời kinh doanh và khách hàng thì cũng có thể thấy qua mối quan hệ giữa những ngƣời làm trong nghề kinh doanh – thể hiện phần nào ở việc dám đứng ra cáo giác những vi phạm đạo đức kinh doanh mà họ nhìn thấy. Chánh kiến và chánh ngữ chính là sự thể hiện rõ nét của giá trị trung thực trong kinh doanh.