Khái quát về mối liên hệ giữa tôn giáo và đạo đức trong kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 34 - 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về mối liên hệ giữa tôn giáo và đạo đức trong kinh doanh

* Mối tương quan tích cực giữa tôn giáo và những đánh giá về đạo đức trong kinh doanh

Mối quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức kinh doanh đã đƣợc thể hiện qua kết quả của một loạt các nghiên cứu khoa học xã hội, nhƣ Hunt và Vitell (1993) đã nhấn mạnh, tôn giáo là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng một cách đặc biệt tới sự đánh giá đạo đức.

Mối quan hệ này đƣợc thể hiện ở điểm đối với những ngƣời có niềm tin tôn giáo khác nhau thì niềm tin của họ đặt vào các giá trị đạo đức cũng khác nhau. Ở nhiều thang đo niềm tin tôn giáo khác nhau, dƣới nhiều góc nhìn khác nhau, mối liên hệ này vẫn đƣợc khẳng định. Lấy ví dụ, một thang đo thể hiện ảnh hƣởng tƣơng đối rõ rệt của tôn giáo tới thái độ của các tín đồ đối với các hành vi đạo đức trong kinh doanh đó là thang đo so sánh giữa những tín đồ có mức độ niềm tin tôn giáo bản chất và tín đồ có niềm tin không bản chất. Thang đo phân loại sự sùng đạo này đã đƣợc áp dụng vào nhiều nghiên cứu xã hội học. Ban đầu là nghiên cứu của Allport (1950). Allport đã nhận ra động cơ tôn giáo đƣợc phân biệt thành nhóm mộ đạo nội tại định hƣớng (intrinsic religiosity) và mộ đạo ngoại tại định hƣớng (extrinsic religiosity): “Một người có động cơ không uất

phát từ bản chất mộ đạo thì sử dụng tôn giáo của anh ta, trong khi một người có động cơ mộ đạo bản chất thì sống cùng với tôn giáo của anh ta” (Allport and

Ross, 1967: p.434). Vậy, khác với ngƣời mộ nội tại định hƣớng, ngƣời có niềm tin tôn giáo ngoại tại định hƣớng thì có động cơ xuất phát từ ngoại cảnh. Sử dụng thang đo này nhƣ một công cụ hữu ích, Muzaffer Aydemir và Ozum Egilmez (2010) đã hƣớng đến mối quan hệ giữa sự sùng đạo và đạo đức kinh doanh. Nghiên cứu của hai tác giả này đã chứng minh có tồn tại mối tƣơng quan có ý nghĩa giữa các chiều hƣớng mộ đạo với thái độ trƣớc những hành vi gây tranh cãi về đạo đức trong kinh doanh. Những ngƣời có niềm tin tôn giáo nội tại mạnh mẽ

hơn thì có xu hƣớng tin rằng những hành vi gây tranh cãi đƣợc đặt ra là vô đạo đức. Ngƣợc lại, những ngƣời có mức niềm tin ngoại tại định hƣớng lớn lại có xu hƣớng ủng hộ một số hoạt động gây tranh cãi đƣợc đƣa ra.

Tƣơng đồng với ý tƣởng của các tác giả trên, rất nhiều các nghiên cứu nối tiếp nhau khai thác thang đo niềm tin tôn giáo nội tại và ngoại tại định hƣớng để tìm hiểu bản chất của sự phán xét đạo đức kinh doanh của các tín đồ: Nghiên cứu “Những niềm tin đạo đức của các khách hàng: Tìm hiểu về vai trò của tiền và

niềm tin tôn giáo” của Teck-Chai Lau, Kum-Lung Choe, Luen-Peng Tan (2011);

nghiên cứu “Vai trò của tiền và niềm tin tôn giáo trong những niềm tin quyết định của khách hàng về đạo đức” của Vitell, S. J., Paolillo, J. G. P. và Singh, J.

J. (2006); nghiên cứu “Những niềm tin đạo đức của các khách hàng: Vai trò của

tiền, niềm tin tôn giáo và thái độ hướng tới việc kinh doanh” của Scott John

Vitell, Jatainder J.Singh, Joseph Paolillo (2007); nghiên cứu “Cập nhật khung

nghiên cứu của Allport và Batson về định hướng tôn giáo: Một cái nhìn mới từ góc độ lý thuyết tự quyết và tiếp cận theo hình mẫu của Wuff về tôn giáo” của

Bart Neyrinck, Willy Lens; nghiên cứu “Một yếu tố tiền sinh của hành vi

hợp/không hợp đạo đức: Niềm tin tôn giáo” của Muzaffer Aydemir, Ozum

Egilmez (2010), v.v… Tất cả, đều đƣa ra kết quả về mối tƣơng quan cùng chiều với niềm tin tôn giáo nội tại định hƣớng càng nhiều thì cách đánh giá đạo đức trong kinh doanh của các tín đồ càng nghiêm khắc hơn, hay là những ngƣời trả lời càng có cảm giác mạnh mẽ vào niềm tin tín ngƣỡng một cách bản chất càng có xu hƣớng đánh giá những hành vi “gây tranh cãi” trong kinh doanh là hành vi sai lầm hoặc trái đạo đức. Các nhóm tác giả, bằng những cuộc điều tra khác nhau, trong khoảng thời gian và địa bàn khác nhau, nhìn chung đều đƣa đến kết luận sự mộ đạo nội tại định hƣớng là một yếu tố quan trọng quyết định thái độ đạo đức thông qua việc đƣa những tình huống khác nhau liên quan tới những hành vi đạo đức đáng bàn trong kinh doanh.

Nhìn chung, trong các nghiên cứu xã hội học, khi xét đến mảng đạo đức trong kinh doanh thì tôn giáo là yếu tố thƣờng đƣợc đề cập tới với ấn tƣợng tác động tích cực tới tính đạo đức, chẳng hạn nhƣ Singhapakdi (2000) đã kiểm chứng thấy

sự tác động từ lòng tin tôn giáo đến các thành phần trong các quyết định mang tính đạo đức của nghề marketing. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự mộ đạo của một nhân viên marketing có thể giải thích đƣợc phần nào bởi quan niệm của ngƣời ấy về một vấn đề đạo đức hoặc các mục tiêu hành động. Siu và đồng nghiệp (2000) thì tìm ra rằng mối quan tâm và hành vi đạo đức có liên quan tới sự mộ đạo. Nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng tôn giáo có tác động tích cực đối với hành vi và mối quan tâm về đạo đức nhìn chung và tác động tới triết lý về tính ràng buộc đối với cá nhân. Tisha L. N. Emerson, Joseph A. Mckinney (2010) đã tìm ra rằng những nhà kinh doanh có mức độ coi trọng niềm tin tôn giáo lớn thì họ cũng ít chấp nhận những hành vi kinh doanh gây tranh cãi về mặt đạo đức hẳn, so với những ngƣời có niềm tin thấp.

Mối liên hệ giữa tôn giáo và đạo đức kinh doanh thậm chí cũng đƣợc thể hiện ở những ngƣời trẻ tuổi chƣa thực sự bƣớc vào công việc kinh doanh. Nghiên cứu của Conroy và Emerson (2004) tiến hành khảo sát các sinh viên đại học và thực nghiệm đã cho thấy sự sùng đạo là một nhân tố có ý nghĩa thống kê cho 7/8 nhãn chỉ báo. Ý nghĩa của niềm tin tôn giáo có hiệu ứng ngƣợc, có nghĩa là nó làm giảm “khả năng chấp nhận” các kịch bản gây tranh cãi đạo đức. Từ nghiên cứu so sánh giữa các nền văn hóa, Phau và Kea (2007) đã tìm ra kết quả cho rằng: trong số những sinh viên năm nhất, những ngƣời theo tôn giáo sẽ có xu hƣớng đánh giá bản thân mình có tính đạo đức nhiều hơn các sinh viên không thực hành tôn giáo. Hoặc các phân tích thống kê của Ibrahim (2008) trong bài viết “Mối quan hệ

giữa tôn giáo và sự định hướng trách nhiệm đoàn thể xã hội: Liệu có sự khác nhau giữa người quản lý kinh doanh và sinh viên?” đã mối quan hệ giữa mức độ

sùng đạo và định hƣớng trách nhiệm xã hội tập thể cũng đã đƣa đến kết luận rằng sự sùng đạo có ảnh hƣởng tới định hƣớng của sinh viên đến các trách nhiệm về kinh tế, đạo đức, trách nhiệm từ thiện trong kinh doanh. Nghiên cứu của Zulkufly Ramly, Lau Teck Chai & Choe Kum Lung (2008) cũng vậy, thể hiện mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo và đạo đức trong hành vi tiêu thụ ở nhóm khách thể sinh viên các Trƣờng Đại học công và tƣ ở Kuala Lumpur.

Tóm lại bằng nhiều thang đo, với những nghiên cứu ở các đối tƣợng, khách thể khác nhau, gần nhƣ có thể nhận thấy mối tƣơng quan tích cực giữa tôn giáo và các quan niệm đạo đức.

* Tôn giáo và những giáo lý về đạo đức trong kinh doanh

Triết lý của một tôn giáo là công cụ hữu hiệu để tôn giáo ấy tạo ra ảnh hƣởng của nó đến niềm tin vào đạo đức của các tín đồ.

Có không ít giáo lý của tôn giáo có đề cập tới vấn đề sản xuất, tiêu thụ, làm từ thiện, bảo vệ môi trƣờng. Trong số này, một số nguyên tắc thuộc về những nguyên tắc chung, có tầm bao quát trên nhiều vấn đề đạo đức trong kinh doanh, tỉ dụ nhƣ “nguyên tắc vàng” thƣờng gặp ở nhiều tôn giáo đó là không làm cho ngƣời khác những gì mà mình không muốn ngƣời khác làm với mình (Burton B.K., & M. Goldsby, 2005). Số khác, lại thuộc về những nguyên tắc cụ thể hơn ở từng khía cạnh đạo đức trong hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, Audrey R. Chapman (2009: 116) trong một bài viết của cuốn sách Consumtion, Population,

and Sustainability Perspectives from Science & Religion đã viết về vấn đề kinh tế

khai thác tự nhiên nhƣ sau: Hầu hết giáo lý của các tôn giáo đều yêu cầu một sự

hành xử đúng đắn trong vấn đề bóc lột giới tự nhiên và vấn đề về khuôn mẫu tiêu

thụ hoang phí của nhân dân tại các nước đ và đang phát triển; bao gồm: các

nguyên tắc về sự tôn trọng thiên nhiên, các huấn thị không được tiêu xài hoang phí và lời cam kết về công bằng xã hội, nói cách khác là sự chia sẻ với những kẻ ít may mắn hơn.

Phật giáo, không ngoại trừ, cũng nhƣ những tôn giáo khác, có mối liên hệ tới các quan điểm, hành vi đạo đức của ngƣời theo đạo. Sorasak Paul Silanont (2012) cho rằng “Về vấn đề đánh giá đạo đức, không thể bỏ qua sự ảnh hưởng

của tôn giáo”. Một số tác giả thậm chí tìm hiểu sâu vào các nội dung triết lý của

Phật giáo để có thể rút ra những quan niệm chính từ Phật giáo đã chi phối đến hành động hoặc đến sự đánh giá về chuẩn mực đạo đức của các hành động của các cá nhân. Bahaudin G. Mujtaba, Pawinee Pattaratalwanich, Chaowanee Chawavisit (2012), đã có bài viết về cuộc nghiên cứu điều tra trên 145 sinh viên nam và 72 sinh viên nữ trƣờng luật để đo điểm số cá nhân của họ đối với đạo đức

trong hành nghề dịch vụ pháp luật. Ngƣời viết cho rằng điểm đặc biệt trong thƣớc đo tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức bản thân của ngƣời Thái đó là những nguyên tắc Phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức ngƣời Thái. Vì tại Thái Lan, văn hóa không chỉ là sự hòa trộn của yếu tố địa lý, của xã hội nông nghiệp, chịu ảnh hƣởng văn hóa phƣơng Tây, và yếu tố giá trị, mà nó còn là kết quả của sự thực hành tôn giáo Phật giáo. Phật giáo in dấu ảnh hƣởng vào các giá trị đạo đức của ngƣời Thái. Theo nhƣ bài viết thì ngƣời Thái Lan học về các nguyên tắc Phật giáo từ khi còn nhỏ, và việc cân nhắc về tội lỗi (bab) cũng nhƣ sự đền đáp (boon) trong mọi hành động cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến các giá trị trong văn hóa Thái Lan. Trong đó, có ba nguyên tắc quan trọng của Phật giáo đó là Khổ đế (Dukkha), Vô thƣờng (Anicca) và Vô ngã (Anatta). Subhavadee Numkanisorn (2002) đã đăng một bài viết phân tích khá kỹ lƣỡng những triết lý của đạo Phật về vấn đề lợi ích, đời sống kinh tế của Phật tử cũng nhƣ quan điểm Phật giáo về hoạt động kinh tế và giải pháp cho các vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Bài viết đã giải quyết đƣợc luận đề chính đặt ra ở đầu bài đó là: Làm thế nào để có thể vừa làm kinh tế lại vừa có được một cuộc sống hạnh phúc theo ngôn ngữ của cá nhân và hội hiện nay? Bài viết của Liao Xuefeng (1997: 112) viết về Phật

giáo Viên (Won Bukyo) đã ghi lại quan điểm của tôn giáo này về trách nhiệm

sinh lợi cho cộng đồng, một quan điểm mà theo tác giả là “trùng với giáo lý của Phật giáo truyền thống” nhƣ sau: Phật giáo Viên cho rằng con người sinh ra tất yếu sẽ chịu 4 loại ơn (ơn trời đất, ơn cha mẹ, ơn đồng bào, ơn pháp luật) mà nếu không có chúng thì sẽ không thể nào tồn tại, vì thế con người cũng phải biết tri ân, báo ân. Trong đó, trách nhiệm “sinh lợi” được thấy rõ ràng qua trách nhiệm báo đáp ơn đồng bào: “khi ử lý mối quan hệ giữa người và việc, cần xuất phát từ sự tương sinh tương hòa, tương phù, tương trợ, tự làm lợi cho mình và làm lợi cho người khác, tìm được hạnh phúc chung của ta và của người không phải ta”.

Tƣơng tự nhƣ vậy, giáo lý của Phật giáo liên quan tới các vấn đề nhƣ tiêu thụ, phân chia tài sản giữa các nhóm giàu nghèo… cũng đƣợc các tác giả Sunthorn Plamintr (1994), Rosemary Bishop (2006) phân tích.

Tới đây, chúng ta đã có thể nhìn thấy mối dây liên kết tồn tại giữa tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng và sự đánh giá, nhìn nhận một hành vi có tính đạo đức hay không của các tín đồ. Sau đây, chúng tôi tiếp tục tiến tới khai thác sâu hơn những khía cạnh xung quanh quan điểm, giá trị của của Phật giáo và Phật tử với mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo và giá trị của Phật tử về đạo đức trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 34 - 39)