Định hƣớng giá trị đạo đức của Phật tử trong mối quan hệ kinh doanh vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 81 - 99)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Định hƣớng giá trị đạo đức của Phật tử trong mối quan hệ kinh doanh vớ

doanh với ngƣời cùng nghề

Khác với nhiều ngành nghề khác, kinh doanh là một môi trƣờng đặc biệt nhiều thử thách và cám dỗ, vì vậy các doanh nhân có thể gặp nhiều khó khăn hơn so với ngƣời làm ở lĩnh vực ngành nghề khác khi muốn áp dụng các nguyên tắc đạo đức của Phật giáo vào trong công việc. Nhiều ngƣời đã tỏ ra ngạc nhiên hoặc lúng túng khi chúng tôi đặt vấn đề phỏng vấn về chủ đề có liên quan đến đạo đức trong kinh doanh. Họ thừa nhận thực tế những gì họ chứng kiến đó là rất khó để có thể giữ đƣợc đạo đức trong việc kinh doanh.

“Hôm qua đ giới thiệu với anh về việc các em định nghiên cứu về vấn đề đạo đức trong kinh doanh, thì anh bảo rằng cái việc đấy là quá khó vì đ kinh doanh rồi thì làm gì có đạo đức.”

Nam, Phật tử, công chức, kinh doanh lĩnh vực truyền thông Vì vậy, tiếp sau chúng tôi đƣa ra một loạt các tình huống gây tranh cãi về mặt đạo đức trong kinh doanh để tìm hiểu mức độ tuân thủ của các Phật tử đối với các giá trị đạo đức Phật giáo ở từng tình huống cụ thể.

* Trong mối quan hệ với nhân viên, đồng nghiệp

Một đặc trƣng của việc kinh doanh đó là việc kinh doanh thƣờng đƣợc tiến hành theo cách có tổ chức. Theo lý thuyết về tổ chức thì một tổ chức, đó là một

hệ thống hình tháp gồm có các vị trí chức năng được thiết kế nhằm đạt được một số mục tiêu hoặc một nhóm các mục tiêu nào đó (John R.Boatright: 5). Các thành

viên của một tổ chức kinh doanh sẽ đảm nhận những vị trí cụ thể nhƣ nhân viên bán hàng, bộ phận chuyên trách nghiên cứu, CEO… Tuy nhiên, không phải cứ CEO của một nhãn hàng thì sẽ có quyền không quan tâm tới lợi ích của các cổ đông và chỉ để ý tới lợi ích của cá nhân mình. Khi ra các quyết định kinh tế, anh ta còn phải biết đến những tác động sẽ có đối với nhóm ngƣời lao động hoặc tới cả cộng đồng nữa. Đó chính là một nhiệm vụ quan trọng trong trách nhiệm xã hội của ngƣời chủ/quản lý công việc kinh doanh.

Nhiệm vụ quan trọng ấy chính là cung cấp các cơ hội ngang bằng nhau cho tất cả các nhân viên, bất kỳ tuổi tác, giới tính, tín ngƣỡng, vị thế,… Vì thế, giá trị “công bằng” là một giá trị quan trọng đối với các nhà kinh doanh khi họ thực hiện các trách nhiệm xã hội của mình. Xuất phát từ cái gốc mà Phật giáo dạy cho các thành viên đó là những gì mà chúng ta không muốn thì ngƣời khác cũng không muốn, và vì thế đừng làm những gì mà chúng ta không muốn đối với ngƣời khác, giá trị công bằng trong đạo đức kinh doanh của ngƣời kinh doanh đối với nhân viên, đồng nghiệp có thể đƣợc hiểu là sự tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác của họ.

Đạo Phật cũng có một khái niệm đề cập tới vấn đề cần đồng nhất mình với ngƣời khác đó là “diệt tận”. “Diệt tận” nghĩa là dập tắc sự phân biệt sai lầm giữa mình và người khác, tức là, cảm nhận sự đồng nhất tất cả chúng sanh trong vũ trụ (Nikkyo Niwano).

Khi đặt ra câu hỏi để tìm hiểu về mức độ các Phật tử thƣờng xuyên lƣu ý sự phù hợp giữa tuổi của nhân viên và tuổi của mình thì chỉ có 28,1% (9 ngƣời) các Phật tử trả lời rằng có có thƣờng quyên quan tâm. Còn lại, có tới 71,9% (23 ngƣời) số Phật tử đƣợc hỏi không đồng ý với điều này. Câu hỏi này đƣợc dành riêng cho nhóm đối tƣợng Phật tử là chủ hoặc ngƣời quản lý một hoạt động sản xuất/kinh doanh/dịch vụ nào đó.

Ở đây chúng tôi xét tới hành động lƣu ý tới sự phù hợp giữa tuổi nhân viên và tuổi của mình, chỉ là một biểu hiện ngầm ẩn của sự phân biệt giữa bản thân ngƣời trả lời và nhân viên của họ. Bởi không ai có thể phủ nhận chắc chắn rằng một khi họ đã lƣu ý tới sự phù hợp hay không phù hợp này thì họ sẽ có hay không có những hành động (có chủ ý hoặc vô tình) phân biệt đối với những ngƣời đƣợc coi là “hợp mệnh” và “không hợp mệnh”:

“Em ví dụ cho chị: Em không hợp 86, và em phải để một đồng chí nghỉ, và sau đó thì lại có

một đồng chí 86 khác đồng chí này vừa vì quen biết vừa có kinh nghiệm. Có những yếu tố em cần. Nhưng đồng chí mới làm hai năm mà em đ thiệt mỗi năm trăm triệu em vẫn chưa giải quyết được. Vậy chị có tin không, khi người khác làm thì không sao, đồng chí này lại có vấn đề. Dù như thế mà mình vẫn không tin. Em hay có yếu tố thử, mà thử lại phải trả giá đắt về kinh tế. Ví dụ mệnh 92 không hợp với em. Đồng chí 92 này em bảo em này hoàn thành đơn hàng, giao hàng đi, gặp ngay thằng lừa đảo đánh mất toàn bộ sau đó thanh toán được ít. Công ty to thế này nhưng giao hàng ong nó lại đi mất. Nó mang hàng đi phắn đi lúc nào không biết. Với những tập đoàn đông người, thì có thể chỉ cần biết vị trí nào ảnh hưởng thế nào. Ví dụ vị trí nhỏ thì không sao nhưng những vị trí quan trọng anh hưởng chu chốt thì nhất thiết phải biết, cân nhắc. ”

Nam, kinh doanh mặt hàng máy vi tính Hành động lƣu ý tới sự phù hợp của mệnh tuổi này khá phổ biến trong tín ngƣỡng dân gian Việt Nam. Tuy vậy, chỉ có 28% số Phật tử đồng ý rằng mình thƣờng có sự lƣu ý này trong công việc, còn lại là 72% không thực sự quan tâm.

Không dừng lại ở việc lƣu ý rằng không nên phân biệt giữa mình và ngƣời khác, Phật giáo còn đề cập cụ thể hơn nữa trong cách hành xử của Phật tử đối với những ngƣời khác, phải đồng cảm mình và họ bởi những gì mình muốn thì họ cũng muốn, và ngƣợc lại, mình không muốn bị tổn hại và họ cũng vậy. Ý thức này đƣợc thể hiện qua quan điểm bất hại (Ahimsa) của Phật giáo là một quan điểm đạo đức “dựa trên cơ sở tình cảm tích cực sâu sắc tôn trọng các sinh vật,

nó nhấn mạnh tới một sự đồng cảm lớn dựa trên ý thức rằng kẻ khác cũng ghét bỏ sự đau đớn và cái chết nhiều như chính chúng ta”. (Damien Keown : 33)

Bảng 9: Mức độ đồng tình của Phật tử đối với các cách thức ứng xử với nhân viên Trung bình Mode Độ lệch chuẩn Nên giao chỉ tiêu lớn và cực lớn để tạo sức ép bán hàng

cho nhân viên

2,41 1 1,215

Nếu có chuyện xảy ra với công ty, không nhất thiết phải nói với nhân viên để tránh tâm lý rối loạn

3,51 4 1,275

(Nguồn: Tính toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Trong điều tra này, chúng tôi đƣa ra hai chỉ báo để xem xét vấn đề mà các nhà kinh doanh thƣờng phạm phải khi họ đối xử trái với nguyện vọng và quyền lợi của nhân viên. Kết quả cho thấy quan điểm của Phật tử đối với hai trƣờng hợp này là tƣơng đối mâu thuẫn với nhau với hai mức điểm trung bình 2,41 và 3,51. Trong khi mức đánh giá đƣợc nhiều Phật tử chọn nhất ở chỉ báo “nên giao chỉ tiêu lớn và cực lớn để tạo sức ép bán hàng cho nhân viên” là mức “hoàn toàn không đồng ý” (mức 1) thì mức “đồng ý một phần” (mức 4) lại là mức đánh giá đƣợc nhiều Phật tử chọn nhất ở chỉ báo “Nếu có chuyện xảy ra với công ty, không nhất thiết phải nói với nhân viên để tránh tâm lý rối loạn.

Nói về trƣờng hợp thứ nhất, nó thuộc về chính sách của nhà kinh doanh về cách thức để thúc đẩy doanh số bán hàng: Giao chỉ tiêu lớn và cực lớn để tạo sức ép bán hàng cho nhân viên. Cách thức này đƣợc coi là một sự vi phạm vào đạo đức kinh doanh đó là việc một ngƣời quản lý hay ngƣời chủ mặc dù đã biết rằng với sức ép doanh số nhƣ thế, ngƣời nhân viên nhiều khi không tránh khỏi đƣợc việc phải vi phạm vào một số chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh.

Đối với những nhà sản xuất có quan điểm tiêu cực về lao động, họ xem lao động nhƣ là một “chi phí sản xuất”, không có không đƣợc, nhƣng để giảm giá thành thì họ trả lƣơng cho nhân công càng rẻ càng tốt, nếu không thì giao càng nhiều công việc càng tốt đối với mỗi mức trả lƣợng. Mặt khác, về phía ngƣời lao

động, nhiều ngƣời lại xem lao động nhƣ là một gánh nặng chẳng đặng đừng và xem lƣơng bổng là hình thức bù trừ cho chuyện hy sinh không có thì giờ nghỉ ngơi của mình. Quan niệm về lao động kiểu này của ngƣời chủ và ngƣời làm công gây ra hệ quả nghiêm trọng. Một đằng thì chỉ muốn làm thế nào vẫn tạo ra sản phẩm mà không cần thuê đến nhiều nhân công, đằng kia lại thấy lý tƣởng nhất là làm thế nào để có thu nhập mà không cần làm việc.

Phật giáo có cái nhìn ngƣợc lại so với quan điểm trên và cho rằng ngƣời kinh doanh không đƣợc gian dối, làm hại khách hàng, nhân viên hay bất cứ ngƣời nào khác có liên quan. Ngƣời kinh doanh phải là ngƣời làm “tăng trưởng tài sản dần

dần chứ không chèn ép người khác, cũng như các chú ong hút mật mà không làm hại hoa” (Trƣờng Bộ Kinh III: 3.1: Kinh Sigalovada). Bất cứ tài sản nào cũng

phải có đƣợc bằng các phƣơng tiện chân chính.

Thống nhất với giáo lý này của Phật giáo, có hơn một nửa số Phật tử (56%) không đồng ý và chỉ có 22% số Phật tử thể hiện sự đồng ý đối với phƣơng thức tăng doanh số bằng cách giao chỉ tiêu lớn và cực lớn cho nhân viên này. Trên thực tế việc ép doanh số thƣờng dẫn tới hệ quả là nhân viên phải tìm mọi cách, thầm chí là những cách bƣớc qua cả ranh giới của đạo đức kinh doanh nhằm hoàn thành nhiệm vụ. Lúc này, ngƣời vi phạm đạo đức kinh doanh phải kể đến trƣớc tiên đó chính là ngƣời chủ, ngƣời quản lý đã giao mức chỉ tiêu lớn vƣợt sức của nhân viên.

Chị luôn tin vào luật nhân quả nên khi quyết định vấn đề gì chị thường suy nghĩ trước sau rồi mới làm. Đôi lúc sếp bắt làm việc để tăng lợi nhuận nhưng chị vẫn cố gắng giảm thiểu tối đ những gì không có lợi cho khách hàng, vì chị cảm thấy đó là trái với lương tâm mình. Khi làm trái với niềm tin của mình chị không muốn chút nào cả nhưng vẫn phải lựa chọn lợi ích về kinh tế vì những việc đó là do sếp yêu cầu thì buộc phải thực hiện. Lúc đó thấy khó chịu lắm em à. Nhưng cũng vẫn may không đáng lo ngại lắm, vì sản phẩm tương đương nhau.

Nữ, Phật tử, 1984, kinh doanh đồ câu cá Chỉ báo thứ hai thuộc về cách hành xử của ngƣời chủ, quản lý khi đứng trƣớc tình huống khó khăn trong kinh doanh: Nếu có chuyện xảy ra với công ty, không nhất thiết phải nói với nhân viên để tránh tâm lý rối loạn. Khác với chỉ báo thứ nhất bộc lộ khá rõ ràng hàm ý về việc xâm phạm tới quyền lợi của nhân viên và

của khách hàng thì ở chỉ báo thứ hai hàm ý về sự vi phạm đạo đức kinh đƣợc thể hiện mờ hơn. Nhƣng dù nói thế nào cách hành xử không cho nhân viên biết về những chuyện xảy ra trong công ty vẫn là một hình thức vi phạm vào đạo đức kinh doanh, bởi nhân viên luôn có nguyện vọng được thông báo về những điều

xảy ra tại công ty, mong muốn được chủ và người quản lý lắng nghe những bất bình của họ cũng như đối xử với họ một cách công bằng (Linda Ferrell, O. C.

Ferrell, Geoffrey A. Hirt: 44).

Tuy nhiên, kết quả cho thấy số lƣợng Phật tử đồng ý với “Nếu có chuyện xảy ra với công ty không nhất thiết phải nói với nhân viên để tránh tâm lý rối loạn” nhƣ vậy là ở mức khá cao (63%) và chỉ 30% không đồng ý với điều này, ngƣợc lại với chỉ báo thứ nhất. Điều này có thể giải thích bởi cách quản lý ở Việt Nam phần nào vẫn chịu ảnh hƣởng bởi nền văn hóa Phƣơng Đông với khoảng cách quyền lực lớn giữa chủ/quản lý và nhân viên.

Ngoài ra, đạo đức kinh doanh giữa những ngƣời cùng nghề không chỉ thể hiện ở cách đối xử với nhân viên, đồng nghiệp mà còn ở mối quan hệ giữa những đối thủ kinh doanh.

* Trong mối quan hệ với nhóm cạnh tranh kinh doanh

Một dấu hiệu của giá trị công bằng với đối thủ đó chính là “không lấy của

không cho”. Trong ngũ giới của Phật giáo gọi đây là “adinna + adana veramani” – “không trộm cắp, bao gồm: sự hối lộ, ăn trộm, ăn cướp, xâm chiếm đất đai nhà cửa, lừa đảo…” hoặc bất kỳ mánh khóe nào để có tiền, của cải hay lợi lộc

(Basnagoda Rahula: 225). Việc Phật giáo khuyên các Phật tử của mình không sử

dụng các biện pháp gian dối, tham nhũng, cƣỡng đoạt tài sản nhƣ vậy rõ ràng có ảnh hƣởng tới quan điểm của các Phật tử về những hành vi này. Chúng tôi đặt ra một tình huống cho rằng “Việc sử dụng sản phẩm đƣợc sao chép có sửa đổi lại của một đơn vị khác là chấp nhận đƣợc” và nhận đƣợc kết quả điểm trung bình đánh giá của Phật tử rơi tại mức “có phần không đồng ý” (2.35) và nhóm đông nhất lựa chọn mức “hoàn toàn không đồng ý”.

Một dấu hiệu khác giúp bộc lộ hệ thống giá trị đạo đức kinh doanh ở trong quan hệ với nhóm cạnh tranh đó là các tình huống xung đột lợi ích. Những gì mà

Phật tử chọn để làm trong từng tình huống xuống đột lợi ích kinh doanh sẽ thể hiện sinh động hệ thống giá trị đạo đức kinh doanh của họ.

Có thể nói, đặc trƣng rõ ràng nhất của việc kinh doanh mà chúng ta đã thấy đó là tính kinh tế. Trong thế giới kinh doanh, con ngƣời tƣơng tác với nhau không phải với tƣ cách là những thành viên trong cùng gia đình, hay những ngƣời bạn, ngƣời hàng xóm. Họ tƣơng tác với nhau với tƣ cách là ngƣời bán với ngƣời mua hoặc ngƣời chủ với ngƣời làm và tƣơng tự. Lấy ví dụ, trong một cuộc mua bán thƣờng sẽ có nhiều lời nài nỉ, kỳ kèo, cả 2 phía đều cố gắng không tiết lộ cho bên kia biết họ có trong tay tất cả những gì, trong cuộc mua bán ấy cũng có thể sẽ có thêm cả một chút lời nói quá lên hoặc ngƣợc lại, nỗ lực dìm đi những phẩm chất của món hàng. Với các đối thủ cạnh tranh cũng vậy. Tất cả cùng có chung một nguồn thị trƣờng khách hàng, ấy vậy mà số lƣợng khách hạng lại chỉ có giới hạn. Lúc này, nếu nhƣ các giá trị về đạo đức, đặc biệt là giá trị nhân đạo không chi phối đƣợc hành vi của con ngƣời thì sẽ dẫn tới những hiện tƣợng nhƣ dùng thủ đoạn để chiếm đƣợc thông tin cần thiết, chi phối không công bằng các kênh cung cấp và tiêu thụ, cạnh tranh thiếu lành mạnh, cá lớn nuốt cả bé v.v…

Khi gặp phải những việc gây căng thẳng, mâu thuẫn thì mình nhân ái. Ví dụ như tại sao mà các Phật tử đeo tràng hạt ở tay? Không phải là đeo cho đẹp, không phải là để biểu diễn trang sức hay cái gì cả. Mà theo anh và theo nhiều người thì là giống một câu nói: “Hạ tay thì lưu tình”. Tức là khi mình hạ tay xuống thì mình nhìn thấy cái này, mình nhớ tới cái giới của Phật, mình không làm gì quá, không dồn người ta quá. “Hạ tay thì lưu tình, uống tay thì lưu tình”. Nhất là trong kinh doanh, khi mà mình đang chăm chú vào một khách hàng nào đấy, tự nhiên lại có một người nhảy vào, cướp cái việc đấy trên tay mình. Nếu như là bình thường thì mình nghĩ là sẽ đấu súng với nhau trong nghề kinh doanh. Nhưng mà bây giờ mình lại phải dừng lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 81 - 99)