Giá trị về sự lượng giá bản thân và sự vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 67 - 72)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Quan niệm về Tám con đƣờng chân chính và sự định hƣớng giá trị đạo đức

2.4.4. Giá trị về sự lượng giá bản thân và sự vật

Đề cập tới vấn đề lƣợng giá bản thân và vạn vật giúp con ngƣời biết trân quý những gì mình đang có và biết bình tĩnh để đánh giá đúng – sai trong từng suy nghĩ, hành động, Phật giáo đƣa ra hai khái niệm chánh niệm và chánh định.

Chánh niệm có nghĩa là ta biết tự nhìn lại mình, quan niệm sống của mình, và ý thức được tính chất toàn vẹn của mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống. Tóm lại, chánh niệm là sự biết rõ (tuệ tri) được những gì đang có mặt, đang ảy ra (Jon

Kabat-Zinn). Có thể rèn luyện việc này trong lao động. “Bổ củi, ách nước, thiền

tập, rửa bát là những phương tiện giúp các thiền sinh thực tập chánh niệm”

(C7). Khi áp dụng vào kinh doanh, luyện tập chánh niệm tức là đặt vào trong từng sản phẩm những tâm niệm đúng đắn, thiện tâm. Đây đồng thời là một cách giúp nâng cao chất lƣợng sản phẩm tới tay ngƣời tiêu dùng. Đơn cử, một Phật tử kể về việc khi cô làm ở cửa hàng bán thức ăn chay thì cô sẽ rèn luyện chánh niệm nhƣ sau:

Cô áp dụng Phật giáo trong đời sống từ việc nhỏ đến việc lớn. Khi cô nấu một món ăn chay, cô pha nước chấm thì trong bát nước chấm đấy, nó chứa đựng cả tâm từ bi, sự trân trọng và trí tuệ thì bát nước chấm mới ngon được… khi cô làm đồ ăn chay, không phải là cô cứ làm cho được cho ngon rồi bán ra cho người ta để lấy lợi nhuận mà khi cô làm cô đem đam mê, trí tuệ tâm từ bi sự trân trọng … vào tất thảy việc đó. Cho đến khi bán ra cũng vậy cô chỉ muốn là làm sao để người ăn có thể cảm nhận được tâm huyết của cô bỏ vào đó, cô thấy vui khi người ăn thấy được Đạo trong món ăn của mình. Quán chiếu được như vậy là đ có cả 1 thành tựu mới trong tâm hồn vậy thì tại sao không áp dụng những điều quá tốt ấy vào cuộc sống, vào kinh doanh.

Nữ, Phật tử, 1974, công chức, kinh doanh quán ăn chay Theo nhƣ kết quả điều tra định lƣợng, việc thực hành chánh niệm đƣợc các Phật tử rất coi trọng; Thể hiện ở câu trả lời của Phật tử về việc trong cuộc sống họ luôn nỗ lực kiểm soát tâm trí của mình theo hƣớng phát triển các tƣ tƣởng tích cực. Sự nỗ lực này ở nhóm Phật tử là rất đáng ghi nhận khi mức độ nhận đƣợc sự đồng tình nhiều nhất là mức 5 (rất đồng tình).

Bảng 6: Mức độ đồng tình của Phật tử đối với các hành vi chăm chỉ lao động

Trung bình

Mode Độ lệch chuẩn Tôi luôn nỗ lực kiểm soát tâm trí của mình theo hƣớng

phát triển các tƣ tƣởng tích cực

4,33 5 0,685

Tôi thƣờng xuyên thực hành thiền 2,66 1 1,579

Tuy nhiên, việc thực hành chánh định dƣờng nhƣ khó khăn hơn nhiều đối với các Phật tử so với sự thực tập chánh niệm.

Chữ “định” trong “chánh định” khi áp dụng vào đời sống có thể tạm hiểu là bằng cách “tập trung tƣ tƣởng” rồi mới phán xét, hành động. Khi chú tâm nhƣ vậy, những gì tán loạn trở nên trầm tĩnh hơn, Phật tử có thể đƣa ra đƣợc quyết định trong tình huống rối loạn, khó khăn một cách sáng suốt hơn:

Trước những việc khó quyết định, cô tập trung suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết hoặc cô thiền định để từ trong tâm cô có thể giúp chính cô giải quyết công việc. Mỗi lần tập trung thiền định cô cũng tự thấy dù sao thì cũng cần phải đưa ra một lựa chọn cho hợp lý nhất. Cô rất tin vào thuyết nhân quả và hiểu về Tứ diệu đế của Đức Phật. Con người ta ai cũng đều không thể tránh khỏi sinh – lão – bệnh – tử, cũng không thể tránh khỏi việc có niềm vui thì tất nhiên phải có lúc buồn, lúc bức bí khó khăn. Cô nghĩ về sự biến đổi trong từng sát na mà nghĩ rằng mọi việc xảy ra là điều bình thường mà ai cũng từng phải trải qua. Nếu cháu cứ suy nghĩ m i về nỗi khổ đó thì sẽ không có lối thoát. Tuy nhiên cần nghĩ cách giải quyết cho chín chắn chứ không nên tìm cách trốn tránh.

Cũng nhƣ những lúc bình thƣờng, họ áp dụng chánh định vào trong suy nghĩ thì sẽ duy trì tĩnh lặng, soi vào cái tâm của mình để xem xét lại bản thân:

…Ai cũng đều có một cái gương để soi mỗi ngày nhưng mấy ai sử dụng cái gương để soi vào tâm mình. Mỗi ngày ta có thể dành ra 10 phút thôi để quán lại tất thảy các việc đúng sai của ta. Rồi từ đó tập định cho tâm ta tốt lên thay vì ngày nào cũng soi gương đến cả chục lần chỉ để chỉnh sửa đầu tóc, trang điểm… đẹp bên ngoài thì phải hoàn thiện luôn cả bên trong mới thực cần thiết”

Nữ, Phật tử, 1974, công chức, kinh doanh quán ăn chay Chánh định trong hành động là kết quả của những suy nghĩ bình tĩnh, soi xét phân biệt thiện ác để chọn lấy việc mang lại điều thiện cho mình và cho kẻ khác:

Khi mà mình đ lên dần thì mình sẽ giải thoát được khỏi những cái tham đắm, giải thoát được khỏi những cái bực tức. Ví dụ như nhìn thấy một cái chướng tai gai mắt hoặc là có một cái gì đấy xảy đến với mình thì mình không bị thái độ căm tức hay là căm giận, muốn đánh hay là muốn chém. Tức là mình sẽ kìm lại được một nấc... Trong việc kinh doanh mình không quá sát phạt, quá tham. Đôi khi những cơ hội kinh doanh lớn nó lại ẩn chứa hiểm họa. Hay các cụ thường nói là mồi càng to thì lưỡi câu càng sắc. Nếu như mình nhìn thấy những cái đấy như người khác, mình lao vào, mình tìm mọi cách để giành giật cơ hội đấy, có khi nó lại là một cái hiểm họa.

Nam, Phật tử, công chức, kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông Nhìn chung, chánh niệm và chánh định đề cao việc rèn luyện suy nghĩ bình lặng, thấu đáo và cẩn trọng. Chánh niệm và chánh định tạo nhiều điều kiện cho Phật tử hành động một cách bình tĩnh, tránh những hành vi thiếu suy xét, chủ quan mà không tính tới kết quả xấu sau này.

Tóm tắt chƣơng

Tóm lại, ở chƣơng này, chúng tôi đã bàn về nội dung hệ thống các giá trị tới hạn và hệ thống các giá trị phƣơng tiện mà Phật giáo đề ra và truyền tải cho các Phật tử. Giá trị tới hạn - tập hợp những mục tiêu một người muốn đạt được trong

suốt cả cuộc đời (Stephen P.Robins, Timothy A.Judge: 143-145) đƣợc thể hiện thông qua hình tƣợng về những nơi chốn mà cuộc sống sau khi chết con ngƣời có thể tới (Niết bàn, địa phủ), về những kết quả, những mục tiêu nhƣ quả dữ - quả lành, đã tạo ra động lực cho các Phật tử về định hƣớng nghề nghiệp hay là việc làm giàu của họ.

Rõ ràng, không thể phủ nhận vai trò của những khái niệm tôn giáo trong chức năng kiểm soát xã hội thông qua việc định hƣớng giá trị cho các tín đồ. Max Weber trong nghiên cứu về “Đạo đức Tin lành và tinh thần của Chủ nghĩa Tư

bản” đã chỉ ra ý nghĩa của các khái niệm “beruf” (nghề nghiệp, thiên triệu) và

“sola fide” (đức tin cứu rỗi) đó chính là “đặc trưng cho đạo đức xã hội của văn

hóa tư bản chủ nghĩa” (Olivier Bobineuau, Sébastien Tank-Storper: 42) với tƣ

tƣởng về bổn phận nghề nghiệp của mỗi một con chiên. Những khái niệm của Phật giáo cũng có vai trò nhƣ vậy.

Vì thế, chúng tôi đi vào tìm hiểu khá sâu quan điểm của Phật tử về nội dung của Bát chánh đạo – hệ thống các giá trị phƣơng tiện tiêu biểu của Phật giáo nhằm đạt đến các giá trị tới hạn bên trên. Hệ thống Bát chánh đạo đã vạch ra những nguyên tắc cơ bản trong đời sống và đối với những hành vi nghề nghiệp của ngƣời Phật tử. Đặc biệt, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng là ba con đƣờng thuộc về nhóm “giới” (Damien Keown: 21), nghĩa là trực tiếp quy định các quy phạm đạo đức. Ngoài Bát chánh đạo thì Phật giáo cũng đƣa ra một số nguyên tắc cụ thể hơn, quy chuẩn đạo đức cho các Phật tử, tùy thuộc vào từng nhóm đối tƣợng nhữ Ngũ giới - quy định 5 điều cấm đối với Phật tử, Thập thiện giới – gợi ý 10 điều thiện nên làm, Bát quan trai giới – yêu cầu giữ gìn thân tâm thanh tịnh bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi, v.v…

CHƢƠNG 3: MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 67 - 72)