Khả năng thực hiện chức năng kiểm soát xã hội của Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Chức năng kiểm soát của Phật giáo với đời sống của Phật tử

2.2.1. Khả năng thực hiện chức năng kiểm soát xã hội của Phật giáo

Chức năng kiểm soát xã hội của Phật giáo có thể đƣợc nhìn thấy phần nào qua mức độ mà các Phật tử sử dụng những điều đƣợc học từ tôn giáo của mình để làm con đƣờng tiếp cận cuộc sống của mình.

Đối với nhiều Phật tử, Phật giáo cũng nhƣ những địa điểm của Phật giáo không đơn giản chỉ là một nơi bình yên để tìm thấy cảm giác thanh thản, dễ chịu mà Phật giáo còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Với họ, tìm hiểu giáo lý là nguồn vui, tuân theo triết lý Phật giáo là cách sống. Có thể lấy ví dụ một trƣờng hợp là nữ Phật tử, cô có cảm giác mạnh mẽ vào sự hiện diện của Đức Phật, thậm chí khẳng định có lần trong một đám đông, mình là ngƣời duy nhất nhìn thấy đƣợc Phật “hiện lên”. Ngƣời Phật tử này luôn có ý thức tìm kiếm “phép màu” (magic) tôn giáo, coi nó là một dấu hiệu về sự bảo hộ của tôn giáo đối với bản thân, cũng nhƣ mình là ngƣời có duyên, là ngƣời đƣợc chấp nhận để vào nhóm Phật tử tƣơng đối xuất sắc. Họ cũng thƣờng cũng cố gắng để có thể có lối tiếp cận cuộc sống, gần nhất có thể, theo cách mà Phật giáo quy định. Ở dƣới đây là một trƣờng hợp điển hình nhƣ vậy:

“Cảm thấy khát khao, ngày nào không nhìn thấy Ngài (tượng Phật) cảm thấy thiếu gì đó,

không thể không nhìn thấy được. Nếu nói về hật pháp thì đúng giáo lý thực sự là tuyệt vời. Đọc mình thấy cứ như là mình đang nuốt vào. ản thân chị lúc nào cũng muốn gặp Phật, muốn nhìn mặt hật, bản thân mình muốn phải làm được điều gì đó cho Phật pháp ngày càng tốt lên.

… Lòng tin hật pháp nhiệm màu nó chứng minh. Chị lạy Phật, tự dưng có đoàn bộ đội đi nghỉ phép, 12 người giúp đẩy xe qua suối.”

PVS, nữ, Phật tử, 45 tuổi, kinh doanh Những ngƣời niềm tin tôn giáo mạnh mẽ nhƣ vậy thì nhìn chung họ cũng là ngƣời có cảm giác mạnh mẽ về việc bản thân thuộc vào nhóm đệ tử của Phật gia, và họ tin ngoài những quyền lợi thì mình có cả nghĩa vụ nhóm cần phải tuân thủ. Trong trƣờng hợp nữ Phật tử làm kinh doanh bên trên, ngoài trách nhiệm nghĩa vụ đối với nhà chùa – biểu tƣợng hiện diện của Phật giáo tại trần thế mà cô thực hiện hết mình: “Nếu quý thầy cần là mình xả thân luôn, mình sẵn sàng chứ mình

không tiếc. Sức khỏe cũng không tiếc bởi bao giờ cũng làm cật lực, tiền cũng không bao giờ nghĩ. Mua sắm cái gì không bao giờ nghĩ nó là bao nhiêu tiền, cứ mua cho đủ, thế thôi”; thì trách nhiệm áp dụng giáo lý vào đời sống, tuân thủ

giáo lý cũng là điều mà ngƣời đƣợc phỏng vấn rất chú trọng. Chẳng hạn, trong kinh doanh, những giá trị đƣợc cô coi trọng là kiên nhẫn, nhẫn nhịn – xuất phát từ chữ “nhẫn” trong đạo Phật: “kiên nhẫn nín nhịn thì không ai có thể bằng mình

rồi”; Giá trị đồng cảm, tốt bụng – xuất phát từ chữ “bi”: “Cho tới bây giờ, chị cũng vẫn phải đưa đội ngũ quét rác, bảo vệ trước. Chị đi đâu về quà cũng phải cho đội đấy, chứ còn cái đội kia nó giàu rồi, bây giờ việc gì phải cho. Chị khác quan điểm của mọi người ở chỗ đó. Tết chị chả cho ai cả. Chúng nó giàu rồi cần gì cái đó. Chị chỉ cho người nghèo thôi”; Giá trị khéo léo trong công việc – xuất

phát từ chữ “trí”, giá trị dũng cảm – xuất phát từ chữ “trí”: “ ây giờ nếu nói là

bi thì chị có từ bi, trí thì mình cũng có rồi, chỉ có dũng cảm chiến đấu thì cái này chị hơi kém. Trong cuộc đời chị, không kể người nghèo người khổ, bất kỳ ai chị cũng nhường. Tức là lúc nào chị cũng chịu thua… hải dũng cảm”.

Tất nhiên, không phải ai cũng có niềm tin mạnh mẽ nhƣ vậy. Với những ngƣời mà cảm giác thuộc về nhóm Phật tử của họ yếu thì những quy định trách nhiệm của một Phật tử cũng ít ràng buộc đối với họ hơn. Họ không coi việc sám hối, tìm đọc sách, xem băng đĩa về Phật giáo là cần thiết đối với bản thân. Đối với việc tuân thủ chặt chẽ các giáo luật cũng vậy.

Bởi thế, trong cuộc khảo sát, chúng tôi đƣa vào hai thƣớc đo để tìm hiểu mức độ trung bình của ảnh hƣởng từ Phật giáo tới cách thức Phật tử tiếp cận cuộc sống – theo sự tự nhận xét của họ.

Dƣới đây là bảng số liệu thể hiện mức điểm tự đánh giá của Phật tử. Nhìn chung họ ở khoảng tƣơng đối đồng ý đối với hai nhận định về việc họ coi những giáo lý Phật giáo nhƣ là cơ sở định hƣớng cho cách tiếp cận của mình với cuộc sống:

Bảng 1: Sự tự đánh giá của Phật tử về ảnh hưởng của Phật giáo đối với hành vi của họ trong đời sống

Trung bình Mode Độ lệch chuẩn Tôi áp dụng mọi tiêu chuẩn đạo đức Phật

giáo vào cuộc sống

3,96 4 0,947

Tôi luôn ý thức về hệ quả của từng hành động của mình

4,34 5 0,705

(Nguồn: Tính toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Từ bảng trên, có thể thấy Phật giáo thực sự đã có mặt trong vai trò là yếu tố giúp kiểm soát xã hội. Thật vậy, đại đa số - 71% số Phật tử cho rằng họ “áp dụng

mọi tiêu chuẩn đạo đức Phật giáo vào cuộc sống” và 84% số Phật tử khẳng định họ “luôn ý thức về hệ quả của từng hành động của mình”. Tiếp theo, ảnh hƣởng của hai yếu tố thuộc cơ chế thƣởng và phạt của Phật giáo nhằm duy trì chức năng kiểm soát xã hội sẽ đƣợc chúng tôi phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 39 - 42)