Phật tử và sự xếp hạng mức độ quan trọng của các giá trị đạo đức trong kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 72 - 76)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Phật tử và sự xếp hạng mức độ quan trọng của các giá trị đạo đức trong kinh

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, nội dung của giáo lý của Phật giáo phần nào đã đƣợc phản ảnh lại trong quan điểm của ngƣời Phật tử về cách sống, giá trị sống. Một hệ thống các chuẩn mực về giá trị đạo đức đƣợc Phật giáo đặt ra nhằm giúp Phật tử hƣớng tới một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, giá trị bên cạnh thuộc tính nội dung của nó thì còn có cả thuộc tính cƣờng độ. Trong đó, “thuộc tính nội

dung nói rằng một cách ứng xử hay trạng thái kết thúc của một sự tồn tại là quan trọng. Thuộc tính cường độ chỉ mức độ quan trọng của chúng. Khi chúng ta xếp hạng cường độ giá trị của một cá nhân, chúng ta có thể có được hệ thống giá trị của người đó” (Stephen P.Robins, Timothy A.Judge: 144).

Riêng đối với các giá trị tôn giáo, việc tìm hiểu cƣờng độ giá trị của tôn giáo ở trong mỗi một một tín đồ cũng chính là tìm hiểu mức độ nhập tâm của các cá nhân về các giá trị, quy chuẩn đạo đức mà tôn giáo đã đặt ra. Bởi thế, xem xét cƣờng độ giá trị là rất quan trọng vì nó thể hiện phần nào mức độ ảnh hƣởng, vai trò của Phật giáo đối với sự hình thành hệ thống các giá trị của Phật tử về đạo đức kinh doanh.

Để xem xét cƣờng độ giá trị của các Phật tử về đạo đức kinh doanh, chúng tôi đặt ra một số tình huống gây tranh cãi về đạo đức kinh doanh. Bức tranh về mức độ đồng tình hay phản đối của Phật tử cũng sẽ là bức tranh về hệ thống giá trị của họ.

3.1. Phật tử và sự xếp hạng mức độ quan trọng của các giá trị đạo đức trong kinh doanh trong kinh doanh

Để đƣa ra đƣợc các giá trị tƣơng đối đặc trƣng cho nhóm giá trị đạo đức trong kinh doanh, chúng tôi đã tham khảo bộ danh mục các giá trị đạo đức lý tƣởng của các tổ chức kinh doanh (gồm định nghĩa của 116 giá trị), cung cấp bởi Trung tâm Nguồn Đạo đức (Ethics Resource Center – ERC: tổ chức đƣợc thành lập tại lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp từ năm 1922, có website là ethics.org. Đây là tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích cung cấp thông tin về đạo đức nghề cho các chính

phủ, sinh viên, học giả, chuyên gia; nghiên cứu nâng cao các chuẩn mực và việc thực hành nghề có tính đạo đức trong các thiết chế công và tƣ). Từ đó, chúng tôi chọn ra 10 giá trị đại diện và phân vào 3 nhóm chính: nhóm những giá trị trung thực, nhóm những giá trị nhân đạo (còn gọi là đạo lí, nghĩa là phải tôn trọng quyền lợi chính đáng của con ngƣời) và nhóm những giá trị khác.

Từ kết quả điều tra định lƣợng cho thấy, 5 giá trị mà các Phật tử coi là quan trọng nhất (xếp theo thứ tự mức độ coi là quan trọng) đối với hoạt động kinh doanh bao gồm: minh bạch, giữ lời hứa, khôn khéo, công bằng, linh hoạt.

Nếu nhƣ xét theo 3 nhóm giá trị: nhóm các giá trị về tính trung thực (minh bạch, giữ lời hứa, thật thà), nhóm các giá trị về tính nhân đạo (đồng cảm, tốt bụng, công bằng) và nhóm các giá trị khác (khôn khéo, tự do, danh tiếng, linh hoạt), thì các Phật tử cho rằng nhóm thứ nhất – các giá trị về tính trung thực là các giá trị quan trọng nhất đối với một ngƣời kinh doanh. Tuy nhiên, các giá trị về tính nhân đạo đƣợc coi là ít quan trọng hơn cả trong 3 nhóm.

Biểu đồ 4: Thứ bậc của 5 giá trị mà các Phật tử coi là quan trọng nhất đối với một người kinh doanh

(Nguồn: Tính toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Đó là xét theo một cách lý tƣởng quan niệm của các Phật tử về những giá trị quan trọng nhất đối với công việc kinh doanh. Tuy nhiên, tới đây, một câu hỏi đƣợc đặt ra là liệu một khi trong thực tế nảy sinh ra những tình huống mâu thuẫn lại với những giá trị ấy, liệu các giá trị trên có còn đƣợc coi trọng nhƣ lý tƣởng đã đề ra? Chẳng hạn, theo nhƣ biểu đồ trên, thì “minh bạch” chính là giá trị đƣợc

Minh bạch Giữ lời hứa Khôn khéo Công bằng Linh hoạt

các Phật tử đánh giá là quan trọng nhất đối với một ngƣời kinh doanh, thế nhƣng khi xem xét tới thái độ của họ đối với những tình huống có liên quan tới sự “minh bạch” nhƣ điều chỉnh tờ khai thuế, nhận lại quả của khách hàng, không cáo giác hành vi sai phạm thì dƣờng nhƣ có phần khác biệt so với kết quả có đƣợc từ sự lý tƣởng. Chỉ duy nhất tình huống “điều chỉnh tờ khai thuế” là có nhóm Phật tử đông nhất chọn ý kiến “hoàn toàn không đồng ý” (mặc dù nhìn chung mức độ đánh giá của họ với tình huống này vẫn chỉ nằm ở giữa mức có phần không đồng ý và lƣỡng lự), còn lại thì thái độ của họ ở hai tình huống sau nhìn chung ở mức lƣỡng lự (có 31,4% Phật tử đồng ý rằng “trong kinh doanh, điều chỉnh tờ khai thuế là bình thƣờng, 38% đồng ý với việc nhận lại quả từ khách, 40% đồng ý với thái độ im lặng không cáo giác hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh của đồng nghiệp). Vì vậy, ở những phần tiếp theo của chƣơng, chúng tôi tiếp tục đặt ra một số tình huống thực tế có thể xảy ra để kiểm định lại câu hỏi này.

Bảng 7: Quan điểm của Phật tử đối với các tình huống trong kinh doanh có liên quan tới giá trị minh bạch

Trung bình

Mode Độ lệch chuẩn Trong kinh doanh, điều chỉnh tờ khai thuế là bình

thƣờng

2,60 1 1,491

Có thể nhận lại quả của khách hoặc tặng khách hàng quà/tiền để tạo mối quan hệ

3,01 3 1,219

Dù đồng nghiệp có làm điều gì vi phạm đạo đức kinh doanh cũng không cần đến tôi phải cáo giác, bởi họ gieo hạt giống ác tất sẽ gặt quả ác

2,85 4 1,410

(Nguồn: Tính toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Nhìn chung, do việc kinh doanh bao gồm các mối quan hệ và giao dịch kinh tế diễn ra trên thị trƣờng và trong tổ chức nên nó đã đặt ra những vấn đề mà đạo đức trong cuộc sống hàng ngày không chuẩn bị cho các cá nhân. Mặc dù những điều luật đạo đức đã quá quen thuộc và đƣợc chúng ta nghe đi nghe lại hàng ngày

(bao gồm sự trung thực, tính công bằng, sự giữ lời hứa…) nhƣng lại có vẻ không hề dễ dàng gì khi áp dụng vào hoạt động kinh doanh. Điều này không phải hàm ý đạo đức trong kinh doanh sẽ phải khác so với đạo đức hàng ngày cả chúng ta, mà chỉ muốn nói rằng việc kinh doanh đặt con ngƣời vào nhiều tình huống mới lạ, đầy lúng túng, yêu cầu mỗi một ngƣời làm kinh doanh phải suy nghĩ kín đáo, cẩn thận về các vấn đề đạo đức. Đây là một tế rất dễ gặp phải, nhiều khi đặt ngƣời Phật tử vào tình thế tiến thoái lƣỡng nan, phải lựa chọn giữa một bên là lợi ích của bản thân và một bên là tuân thủ các giá trị đạo đức cốt lõi của Phật giáo.

“Đôi khi cửa hàng đang làm ăn bình thường tự nhiên có khách hành đến phá hợp đồng, vậy là một khoản tiền lớn đội nón ra đi. Mình đang làm ăn có l i tự nhiên thành thua lỗ. Thế mới nói bản thân mình không kiểm soát được cả thế giới. Đôi khi những chuyện như vậy xảy ra đều vận hành theo luật nhân quả. Nên trong mọi quyêt định, chị luôn gạt bỏ lợi ích cá nhân và nâng lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Mình cứ sống ngay thẳng thật thà thì chẳng khi nào phải hối tiếc chuyện gì cả. Lúc nào chị cũng tâm niệm “đời cha ăn mặn đời con khát nước”, “gieo nhân nào gặt quả ấy” , để tự ép mình vào khuôn khổ, không nên nhìn thấy cái lợi trước mắt mà đưa ra những quyết định sai lầm.”

Nữ, Phật tử, 1982, kinh doanh trang sức Quay lại về vấn đề các giá trị đạo đức trong kinh doanh, có hai giá trị rất thƣờng đƣợc nhắc đến đó là công bằng và trung thực. Hai giá trị này đƣợc coi là tâm điểm, trung tâm của đạo đức kinh doanh, khá gần với ý nghĩa của “tâm” và chữ “tín” trong văn hóa ngƣời Việt. Ở mức độ tối thiểu nhất, thì ngƣời kinh doanh đƣợc mong chờ là ngƣời tuân thủ pháp luật và luật lệ. Nhƣng vƣợt qua cả mong đợi này, thì ngƣời kinh doanh còn đƣợc trông chờ là có những hành động không gây hại cho khách hàng, nhân viên hay đối thủ bằng những phƣơng cách lừa gạt, bóp méo sự thật, ép buộc hay đối xử phân biệt.

Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ đặt ngƣời Phật tử vào những tình huống thực tế trong kinh doanh, một mặt giúp việc mô tả cƣờng độ giá trị của Phật tử thêm chi tiết để có đƣợc sự hình dung tốt hệ thống giá trị đạo đức kinh doanh của họ, mặt khác nhằm kiểm chứng lại liệu nhận thức của các Phật tử và quan điểm của họ khi đứng trƣớc những tình huống thực tế có liên quan thì có thực sự tƣơng đồng với nhau hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)