Thực trạng việc làm của nam và nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 76 - 127)

Thực trạng Tổng Nam % Nữ %

Đang có việc làm ổn định 131 41,0 31,0 Đã đi làm nhưng hiện nay nghỉ việc, làm một

số việc thời vụ, đang tìm việc mới 32 35,0 29,0 Chưa có việc làm cụ thể, ở nhà giúp gia đình

kinh doanh 37 24,0 40,0

Tổng 200 100 100

( Nguồn: Khảo sát của đề tài)

Qua bảng số liệu trên đây cho thấy số lao động đang có việc làm ổn định là nam thanh niên chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ thanh niên, 41% so với 31%. Trong khi đó, tỷ lệ nữ thanh niên chưa có việc làm cụ thể lại cao hơn so với tỷ lệ nam thanh niên là 40% so với 24%.

Về ngành nghề thì qua nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ khi lựa chọn công việc cho bản thân. Trong tổng số 200 thanh niên tham gia vào nghiên cứu của tôi trong đó có 104 nam thanh niên và 96 nữ thanh niên. Nam đảm nhận các ngành nghề về kỹ thuật hoặc các công việc di chuyển nhiều như: sửa chữa máy móc, làm cơ khí, thợ mộc, vận tải( chiếm 84%). Trong khi đó nữ thường đảm nhận những công việc có tính chất ổn định như: nhân viên văn phòng, thợ may, y tá, giáo viên, kinh doanh hàng gia dụng (chiếm 76,5%). Nếu nữ giới có đảm nhận các công việc liên quan đến kỹ thuật thì chủ các cơ sở tuyển dụng cũng bố trí họ ở những khâu đơn giản hơn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ lưỡng hơn.

Cơ sở chú trọng nam hơn vì công việc này đòi hỏi sức khỏe nhiều hơn. Công việc liên tục phải tiếp xúc với máy móc, dầu mỡ nên nam giới làm việc thì thuận tiện hơn là nữ giới. Nữ thì rụt rè hơn khi tiếp xúc với máy móc. Tuy nhiên trong từng quá trình thì có những khâu nữ lại đảm nhận tốt hơn. Ví dụ như khâu đan từng miếng kim loại vào nhau thì đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo thì nữ làm tốt hơn và cẩn thận hơn. (nam, 29, THCN, chủ cơ sở sản xuất).

Điều này cũng đồng nghĩa với việc thu nhập của nữ cũng sẽ bị thấp hơn so với nam giới. Ngoài ra, kể cả khi có công việc chính thì nữ vẫn tranh thủ làm một số công việc phụ vào buổi tối hoặc lúc rỗi rãi như khâu nón, trồng hoa cây cảnh để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Em làm giáo vụ tại trường tiểu học, tối hoặc hè đến rảnh rỗi em khâu nón đem ra chợ bán. (nữ, 28, ĐH, giáo vụ trường tiểu học)

Thực ra nguyên nhân nữ thanh niên chọn những công việc có tính chất ổn định, bắt nguồn từ việc giáo dục trong gia đình là con gái nên làm công việc nhẹ nhàng để có thời gian chăm sóc vun vén gia đình và con cái. Bận rộn với công việc đến mấy thì xong việc là về với gia đình của mình. Còn việc kiếm tiền, va chạm với ngoài xã hội là thuộc về nam giới. Nếu nữ có làm thêm thì cũng nên chọn loại hình công việc phù hợp với bản thân như: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh v.v…

Một điểm cần chú ý đến nữa trong quá trình tôi nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng việc làm của thanh niên chính là những yếu tố nào gắn kết họ làm việc lâu dài. Ở đây cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ thanh niên. Nếu như nam thanh niên

cho rằng thu nhập tốt là yếu tố cực kỳ quan trọng để họ gắn bó với công việc chiếm tỷ lệ 75,5% thì nữ là 55%. Có 65,5% nữ thanh niên cho rằng thời gian làm việc linh hoạt mới là điểm quan trọng cần phải tính đến khi tìm việc. Tỷ lệ này ở nam thanh niên là 37%. Như vậy ta có thể thấy rằng, nam thường quan tâm nhiều đến thu nhập rồi mới đến thời gian làm việc nhưng nữ lại quan tâm nhiều thời gian hơn là thu nhập. Đối với nữ thì thu nhập chỉ cần đảm bảo vừa đủ là mãn nguyện còn với nam thì càng cao càng tốt. Các yếu tố khác như môi trường làm việc, địa điểm làm việc v.v… không có sự khác biệt nhiều giữa tỷ lệ nam và nữ.

Bên cạnh đó cũng thấy rằng nam giới chỉ cần đảm nhiệm một công việc là họ có thể có được thu nhập. Nữ giới thì khác, bên cạnh công việc chính họ vẫn phải có một nghề tay trái để tăng thêm vào khoản thu nhập hàng tháng. Tất nhiên là những công việc này cũng phù hợp với khả năng của họ. Trong 8,5% thanh niên làm nghề hỗn hợp, tỷ lệ nữ là 6,5% gấp hơn 3 lần so với nam là 2%.

Như vậy, xét ở góc độ giới tính, cũng có thể thấy là có sự khác biệt giữa nam và nữ trong quá trình tìm việc, yếu tố gắn kết với công việc cũng như tiêu chí tuyển dụng của chủ sử dụng lao động. Sự khác biệt này có nhiều nguyên nhân song chủ yếu vẫn bắt nguồn từ quan niệm cho rằng nam thường đóng vai trò trụ cột trong gia đình nên chịu trách nhiệm chính đi kiếm tiền. Họ cần có sức khỏe, sự liều lĩnh và phải di chuyển, va chạm để đảm đương những công việc nặng nhọc. Trong khi đó, nữ với bản tính dịu dàng, chịu thương, chịu khó, sẽ quán xuyến việc nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ nên không nhất thiết phải đi làm xa. Người phụ nữ luôn cần phải biết sắp xếp mọi việc sao cho trong ấm ngoài êm nên thu nhập có thể bằng thì tốt còn nếu không thường là thấp hơn so với nam giới ngay cả khi họ kiêm nhiệm trên vai nhiều công việc.

Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật

Trong công cuộc đổi mới, CNH - HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của thanh niên. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh của các thế hệ thanh niên tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để làm được những điều đó thì cái căn bản nhất mà một thanh niên cần phải học tập để có trình độ nhất định.

Chỉ bằng con đường học tập thì thanh niên mới có kiến thức, có trình độ chuyên môn kỹ thuật để làm chủ được công việc, áp dụng các công nghệ hiện đại vào phát triển kinh tế, nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội.

Phần lớn những thanh niên có trình độ học vấn cao tại địa phương đều kiếm được những công việc ổn định. Họ thường vào làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương. Ngoài ra họ có thể tự tạo việc làm bằng hoạt động sản xuất và kinh doanh với sự hỗ trợ vốn ban đầu từ phía gia đình và các đoàn thể. Một số khác vào làm việc cho các cơ quan Nhà nước. Đa phần thanh niên tốt nghiệp từ các trường Đại học, Cao Đẳng hoặc ít nhất là THPT. Bên cạnh đó có những thanh niên có trình độ nhất định đã từng có việc làm nhưng hiện nay nghỉ việc để tìm việc mới. Trong thời gian này, họ làm một số công việc thời vụ như bán hàng qua mạng, tiếp thị v.v.. hoặc phụ giúp gia đình các công việc đồng áng, chăn nuôi. Những thanh niên có trình độ học vấn thấp hơn thì đang làm một số công việc lao động phổ thông tại địa phương như thu gom và xử lý phế liệu, lái xe tải, xe khách v.v… Như vậy, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng việc làm của thanh niên tại địa bàn huyện Thanh Oai. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật lại không phải là yếu tố quyết định đến thu nhập trung bình của thanh niên ở địa bàn nghiên cứu. Để có thu nhập tốt còn liên quan vào kỹ năng, kinh nghiệm cũng như sự nhạy bén, năng động trong cách làm việc của mỗi thanh niên mà điều này còn phụ thuộc vào tố chất của từng thanh niên. Có những thanh niên có thể làm tốt trong lĩnh vực nông nghiệp song khi chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thì lại không thể phát huy được ưu điểm. Tương tự, có những thanh niên làm việc trong cơ quan Nhà nước lại phát huy tốt hơn năng lực so với lúc làm việc trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

3.7. Những thuận lợi v khó khăn đối với giải quyết việc làm của thanh niên tại địa bàn nghiên cứu niên tại địa bàn nghiên cứu

Thuận lợi

Chính quyền từ cấp huyện đến các địa bàn nghiên cứu đều quan tâm và có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của giải quyết việc làm cho thanh niên, coi đó

- HĐH khu vực nông thôn. Các chủ trương, chính sách của chính quyền các cấp về việc làm của thanh niên ngày càng được hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với lợi ích của thanh niên và yêu cầu của thị trường lao động.

Hệ thống đào tạo nghề, tư vấn nghề được phát triển rộng khắp, đa dạng ở nhiều loại hình như: công lập, bán công, dân lập v.v…và nhiều mức độ như: sơ cấp, THCN v.v…giúp cho thanh niên địa phương có nhiều điều kiện lựa chọn. Tỷ lệ thanh niên địa phương được qua đào tạo là khá cao so với mặt bằng chung của khu vực ngoại thành Hà Nội trong bối cảnh Hà Nội cũng là nơi có tỷ lệ lao động được đào tạo cao nhất cả nước.

Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên tại địa phương trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm ngày càng rõ rệt. Đoàn Thanh niên không chỉ dừng lại ở việc hô hào, vận động chung chung thanh niên hăng say lao động sản xuất mà tổ chức Đoàn đã có các hoạt động hỗ trợ, đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ, tư vấn, hỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp và việc làm cụ thể như: tổ chức các lớp tập huấn, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc làm, tổ chức ngày hội việc làm, tổ chức các hội thi tay nghề....

Thanh niên tại các địa bàn nghiên cứu ngày càng nhanh nhạy hơn trong việc nắm bắt, cập nhật thông tin về chính sách lao động việc làm. Trên cơ sở đó, lựa chọn những ngành nghề phù hợp với bản thân và xã hội.

Một số thanh niên phát huy tính năng động, sáng tạo bằng việc huy động các nguồn lực để tự tạo việc làm cho bản thân, từ đó lập nên những cơ sở sản xuất thu hút nhiều lao động địa phương vào làm việc.

Số lượng việc làm cho thanh niên ngày một tăng thông qua các sàn giao dịch, hội chợ việc làm do Thành phố, huyện tổ chức hàng năm.

Gia đình của nhiều thanh niên cũng đã nhận thức đúng đắn hơn về việc hướng nghiệp, học nghề nên tích cực ủng hộ cho thanh niên theo học nghề.

Quan điểm “giỏi một nghề, biết một số nghề” cũng đang được nhiều thanh niên địa phương vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn, thể hiện tính năng động, nhạy bén của tuổi trẻ.

Bên cạnh đó, các địa phương trên địa bàn huyện còn thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình. Nếu như năm 2006, quy mô một gia đình nông thôn tại huyện là 4,11 nhân khẩu/hộ thì đến nay là 3,87 nhân khẩu/hộ. Quy mô lao động bình quân một hộ ổn định là 2,35 người/hộ vào năm 2006 thì nay là 2,44 người/hộ. Từ đó có thể thấy rằng dân số địa phương đang dần trẻ hóa, số người sống phụ thuộc trong một gia đình ít hơn số lao động của hộ. Từ đó thu nhập của từng cá nhân và mỗi hộ gia đình từng bước được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần dần được nâng cao.

Khó khăn

Việc làm mà nhất là việc làm của thanh niên nông thôn là một chủ đề không mới song không dễ dàng để giải quyết trong một thời gian ngắn. Thanh niên luôn được coi là lực lượng lao động trẻ, khỏe, năng động và sáng tạo song đây cũng là nhóm có nhiều biến đổi trong suy nghĩ và hành động, rất khó để có thể nắm bắt và đoán định. Trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, thanh niên thường có thể thay đổi nhiều công việc chứ không chỉ làm một công việc trong một thời gian dài vì họ còn có tâm lý bay nhảy, muốn được thử sức ở nhiều lĩnh vực. Trong một xã hội năng động và phát triển như hiện nay, thanh niên có rất nhiều cơ hội song cũng đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về việc làm của thanh niên, tôi xin được đưa ra một vài khó khăn chính như sau:

Huyện Thanh Oai nói riêng và khu vực ngoại thành Hà Nội nói chung vẫn mang những nét đặc trưng như các khu vực nông thôn trong cả nước. Mặc dù trong thời gian vừa qua, bức tranh toàn cảnh đời sống kinh tế - xã hội của huyện và thị trấn Kim Bài cũng như xã Cao Dương đã có nhiều thay đổi do chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đem lại. Tuy nhiên, người dân mà nhất là thanh niên vẫn bị ảnh hưởng bởi những thói quen lạc hậu trong cuộc sống của một xã hội nông nghiệp từ bao đời nay và họ đem cả những ảnh hưởng tiêu cực này vào trong thực tế công việc khiến cho năng suất lao động bị giảm sút .

Xu thế hội nhập và mở cửa, nhận thức của con người có bước tiến đáng kế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm phải có chất lượng. Một nền kinh tế mà ở đó

và kinh nghiệm, kỹ năng thực tiễn thì không thể cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Nhà tuyển dụng chỉ lựa chọn những nhân lực có thể phát huy năng lực trong một môi trường năng động, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Còn những nhân lực có trình độ cũng như năng lực hạn chế có thể sớm bị đào thải. Trong bối cảnh khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay, mặc dù trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, kỹ thuật của thanh niên là khá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Song phải thừa nhận thực tế là thanh niên ngoại thành vẫn chưa được đào tạo một cách chuyên sâu, bài bản, chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. Họ chưa có những kỹ năng cần thiết trong quá trình tìm việc và làm việc dẫn tới khó mà thích nghi với môi trường làm việc đầy áp lực và đòi hỏi cao từ phía các nhà tuyển dụng.

Hệ thống thông tin của thị trường lao động còn yếu kém và hạn chế; khả năng bao quát, thu thập và cung ứng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tác trên thị trường lao động đặc biệt là chủ sử dụng lao động và người lao động.

Năm 2016, đào tạo nghề không còn nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia nữa nên kinh phí cho hoạt động này sẽ giảm, càng tạo ra khó khăn hơn trong công tác đào tạo nghề cho thanh niên tại địa phương nói riêng và khu vực ngoại thành nói chung. Số lượng các dự án đào tạo nghề từ phía các tổ chức quốc tế đang giảm dần trên địa bàn Hà Nội khiến cho các địa phương đang phải tìm mọi cách để huy động các nguồn lực khác.

Chương trình tư vấn nghề còn nhiều hạn chế trong cập nhật kiến thức mới, công nghệ mới. Các chương trình thực tập, rèn luyện kỹ năng thực hành cho thanh niên chưa được đổi mới nhanh và hiện đại hoá phù hợp với xu thế đào tạo của các nước có hệ thống đào tạo hiện đại trong khu vực.

Đào tạo nghề ngắn hạn còn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động được đào tạo nghề hàng năm của nông thôn ngoại thành Hà Nội nói chung cũng như tại các địa bàn nghiên cứu nói riêng. Trong khi đó, một xã hội hiện đại lại đang mong muốn người lao động phải có một sự đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hơn so với trước.

Đào tạo nghề mới tập trung vào đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, chưa chú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 76 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)