Tỷ lệ nam, nữ thanh niên tham gia các ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 42 - 47)

Ngành nghề N % Trong đó Nam % Nữ % Làm nông nghiệp 45 22,5 9,0 13,5 Làm Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp 49 24,5 19,5 5,0 Làm Dịch vụ 89 44,5 21,5 23 Làm hỗn hợp 17 8,5 2,0 6,5 Tổng số 200 100 52,0 48,0

Nguồn: Khảo sát của đề tài)

Căn cứ vào kết quả xử lý phiếu cho thấy, tỷ lệ lao động trẻ tại địa bàn nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ là 22,5%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động trẻ trong các ngành công nghiệp, xây dựng có cao hơn một chút là 24,5%; ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng là 44,5%. Số còn lại là làm những ngành nghề hỗn hợp như: vừa chăn nuôi tại nhà vừa kinh doanh buôn bán nhỏ ven đường hoặc có thanh niên vừa làm các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp (nón lá, mộc) vừa trồng nấm và các loại rau củ quả hữu cơ v.v…

Xét về mối tương quan giữa nam và nữ trong các ngành nghề cơ bản tại địa phương cho thấy tỷ lệ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp đông hơn so với nam. Trong khi đó, tỷ lệ nam lại nhiều hơn với nữ trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Đối với các ngành dịch vụ, tỷ lệ nữ nhỉnh hơn nam.

2.3.1. Nông nghiệp

Trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ Thị trấn Kim Bài và Đại hội Đảng bộ xã Cao Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020 vừa qua đều khẳng định rất rõ là các địa phương sẽ dần giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp trong định hướng phát triển. Điều này cũng xuất phát từ thực tế hiện nay là lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đang dần giảm đi nhất là ở

nhóm thanh niên trong bối cảnh đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ.

Có 45 thanh niên ở cả 2 địa bàn (chiếm 22,5%) cho biết công việc chính hiện nay của họ là làm nông nghiệp. Tuy nhiên có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Nam chiếm 40% còn nữ là 60%. Xét về trình độ học vấn, có tới 88,8% nam thanh niên và 92,4% nữ thanh niên làm nông nghiệp cho biết họ mới tốt nghiệp THPT, THCS và TH nên họ khó có điều kiện làm nghề gì khác ngoài nông nghiệp. Chỉ có 11,1% nam thanh niên và 7,4% nữ thanh niên cho biết họ đã được đào tạo ở mức độ trung cấp trở lên. Do vậy, đối với nhóm thanh niên không có điều kiện học lên cao hơn thì họ vẫn phải theo nghề mà ông bà, cha mẹ họ đã từng làm trước đây dẫu biết rằng nghề này chỉ đủ ăn chứ khó mà giàu lên được.

Qua tiếp xúc trực tiếp với một số thanh niên địa phương thì họ cũng tỏ ra không hứng thú lắm với hoạt động nông nghiệp mặc dù họ cho biết khi còn nhỏ cũng được người lớn hướng dẫn cách thức trồng trọt chăn nuôi.

Gia đình em thì chỉ có ông bà thôi chứ bố mẹ em thì không làm nông nghiệp nữa mặc dù họ cũng biết làm nhưng không coi nông nghiệp là nguồn thu nhập chính nữa. Ngay cả bọn em cũng vậy thôi, hồi nhỏ người lớn cũng hướng dẫn cho cách làm ruộng, chăn nuôi song cũng chỉ là phụ giúp gia đình thôi chứ còn hiện tại bọn em cũng chả làm gì li n quan đến nông nghiệp nữa. Bố mẹ em làm kinh doanh buôn bán là chủ yếu. (nữ, 24, CĐ, chủ cửa hàng giải khát)

Nhiều bậc phụ huynh vốn xuất thân là nông dân, bao năm gắn bó với ruộng đồng, chuồng trại nhưng cũng không khuyến khích con em mình theo nghề nông vì họ thấy được cái cực khổ một nắng hai sương của công việc đồng áng.

Đời ông bà, bố mẹ đều chỉ biết làm nông nghiệp mà cũng chỉ đủ ăn n n tôi cũng chả khuyến khích con cái theo nghề nông làm gì. Có điều kiện thì kiếm nghề nào có thu nhập tốt hơn mà làm (nam, 60, THCS, nông dân).

Đối với cán bộ chính quyền thì nông nghiệp cũng chỉ còn phù hợp với những đối tượng người lao động là trung niên tại địa phương.

Hàng năm, xã tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt cho người dân trong xã. Chúng tôi mời các giảng viên từ

thành phố và huyện về giảng dạy. Tuy nhiên phần lớn học viên của lớp học này là trung niên từ 35 tuổi trở lên. Thanh niên không mặn mà lắm với nông nghiệp, có chăng cũng chỉ là số ít mà thôi. (nam, 45, ĐH, cán bộ chính quyền).

Cũng theo đại diện chính quyền địa phương, nếu chỉ tập trung vào làm nông nghiệp thuần túy thì có khi mấy tháng vất vả mới có thu nhập trong khi làm những nghề phi nông nghiệp có thể cho thu nhập từ 150 - 200 nghìn/người/ngày.

2.3.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Theo lãnh đạo UBND xã Cao Dương, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản năm 2015 đạt 113 tỷ đồng, chiếm 36% cơ cấu ngành. Các ngành nghề truyền thống của địa phương như làm nón lá, làm nghề mộc vẫn được duy trì đều đặn. Cùng với đó, các nghề mới phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây như nghề may mặc, gia công các sản phẩm kim loại thu hút đến 62% lao động tại địa phương và một số vùng lân cận.

Còn theo lãnh đạo UBND thị trấn Kim Bài, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cũng trên đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào ngân sách của địa phương. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, đồ uống có cồn v.v..tại thị trấn mỗi năm nộp 100 tỷ đồng vào ngân sách của địa phương. Tại địa bàn cũng đã xuất hiện nghề mới là làm tăm tre. Tuy nhiên, nghề này mới chỉ thu hút một lượng nhỏ lao động trung niên chứ thanh niên không muốn làm.

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, với tỷ lệ 24,5% trong tổng số thanh niên tham gia khảo sát cho biết họ đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp. Theo dự báo của chính quyền địa phương tại những địa bàn nghiên cứu thì tỷ lệ này cùng với ngành dịch vụ sẽ còn tăng lên trong thời gian tới và tỷ lệ % lao động trẻ trong ngành nông nghiệp sẽ dần thu hẹp lại.

Xét mối tương quan giữa nam và nữ thì có thể thấy rằng, trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp, tỷ lệ nam trong lực lượng lao động cao hơn so với nữ, 59,2% so với 40,8%.

Về trình độ học vấn, cả nam và nữ đều tốt nghiệp THCS trở lên. Tuy nhiên càng lên những cấp học cao hơn, tỷ lệ nam lại nhỉnh hơn so với nữ. Ví dụ như ở cấp THPT, tỷ lệ nam là 48,2% trong khi nữ là 35%.

Đối với phụ nữ tại địa bàn khảo sát thì nghề may mặc là sự lựa chọn rất phù hợp với trình độ, sức khỏe và khả năng. Chị em cho biết khi lập gia đình thì nghề này thường linh hoạt về thời gian làm việc nên giúp họ có nhiều điều kiện chăm sóc con cái và đảm đương công việc gia đình. Họ có thể chăn nuôi và trồng trọt khi vãn các hợp đồng may mặc hoặc đang chờ các đơn hàng mới từ các công ty thu mua. Tỷ lệ nữ thanh niên làm nghề may mặc chiếm tới 80% tổng số nữ lao động làm nghề này tại địa bàn khảo sát. Những phụ nữ lớn tuổi thường chỉ làm những công đoạn thủ công của một sản phẩm may mặc. Họ thường không quen với việc sử dụng các loại máy móc hiện đại.

Vì chị em phụ nữ ở nông thôn không có điều kiện học lên cao nữa thì chọn nghề may vì vừa nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng, lại có điều kiện gần gũi để chăm sóc gia đình. Nghề may cũng đa dạng sản phẩm, không may quần thì may áo, sửa chữa quần áo cũ v.v….Học may cũng không mất thời gian lâu lắm nên tôi chọn nghề may mặc. (nữ, 27, THPT, thợ may).

Còn với nam thanh niên tại địa bàn khảo sát khi được hỏi thì cho biết họ thường vào làm những cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, xưởng mộc v.v…Họ thường đảm nhận những quy trình khó hơn, phức tạp hơn.

Công việc liên tục phải tiếp xúc với máy móc, dầu mỡ nên nam giới làm việc thì thuận tiện hơn là nữ giới. Nữ thì rụt rè hơn khi tiếp xúc với máy móc. Tuy nhiên trong từng quá trình thì có những khâu nữ lại đảm nhận tốt hơn. Ví dụ như khâu đan từng miếng kim loại vào nhau thì đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo thì nữ làm tốt hơn và cẩn thận hơn.(25, nam, THPT, thợ cơ khí).

Với những thanh niên có kinh nghiệm đi làm nhiều nơi và có mối quan hệ xã hội thì họ mạnh dạn vay vốn từ các đoàn thể địa phương để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất.

Đoàn thanh ni n cho cơ sở vay vốn để đầu tư sản xuất với lãi suất thấp, tổ chức cho anh em trong xưởng đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình tương tự ở các địa phương khác. nam, 29, THCN, chủ cơ sở sản xuất).

2.3.3.Dịch vụ

Theo số liệu do chính quyền địa phương cung cấp thì ở cả 2 địa bàn khảo sát, số hộ tham gia vào hoạt động kinh doanh là gần 700 hộ chiếm 10,2% tổng số hộ

kinh doanh trên địa bàn toàn huyện. Các loại hình kinh doanh chủ yếu bao gồm: ăn uống, tạp hóa, đồ gia dụng v.v… Một số khác mở quán internet, ảnh viện, sữa chữa xe cộ v.v…

Qua khảo sát bằng bảng hỏi tại địa bàn cho thấy, tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động dịch vụ là 44,5% trong số đó có đến 56,5% là tự huy động vốn để hành nghề. Còn lại là đi làm thuê như: bán hàng, bồi bàn, thu ngân, trông quán internet v.v…

Chúng em có đi tìm hiểu qua sách vở, internet, tham gia một khóa học ngắn hạn như học cách pha chế đồ uống, làm đồ ăn nhanh v.v. Em thì xác định là mình làm công việc gì gần nhà, không phải đi lại vất vả, mất thời gian là được. Sinh cơ lập nghiệp tại qu hương có gia đình ủng hộ vẫn tốt hơn. (nam, 24, CĐ, chủ quán giải khát).

Trong lĩnh vực dịch vụ, tôi còn đề cập đến nhóm thanh niên làm việc trong các cơ quan Nhà nước tại địa phương. Họ đang là công chức, viên chức, có hợp đồng từ 12 tháng trở lên cho các cơ quan tại Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể, các đơn vị giáo dục, y tế tại địa phương. Thời gian làm việc của họ dao động từ 1 năm đến 8 năm và 100% số người được hỏi cho biết họ là người dân đang sinh sống tại địa phương.

So với nhóm thanh niên làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thì đây là nhóm có trình độ học vấn và chuyên môn đa dạng nhất. 100% thanh niên được hỏi cho biết họ đã tốt nghiệp THPT. Xét về trình độ chuyên môn, 65,5% thanh niên được hỏi cho biết họ đều có trình độ THCN trở lên. Một số thanh niên còn đang trong quá trình hoàn tất chương trình cao học tại một số trường đại học.

Em học lớp công chức nguồn của thành phố, ngoài ra có đăng ký chỉ tiêu về các xã, phường, thị trấn. Chức danh chuyên môn của em là văn hóa xã hội thì nó phù hợp với ngành công tác xã hội mà em đã theo học. Làm việc tại UBND Thị trấn Kim Bài thì cũng gần với nơi em sinh sống, đi lại thuận tiện (nữ, 24 tuổi, ĐH, công chức ). Một điểm khác khi tiến hành khảo sát tại địa phương cho thấy, có một số lượng nhỏ thanh niên đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, chiếm tỷ lệ 8,5%. Nhóm này cũng có đến 70% là nữ. Chị em làm công chức, viên chức nhà nước trong giờ hành chính. Tranh thủ ngoài giờ hoặc ngày nghỉ, họ đảm đương thêm một

số nghề phụ khác như trồng nấm, bán tranh thuê hoặc làm nón lá rồi đem đi bán, tăng thu nhập, phụ giúp gia đình.

Em làm công việc bán hàng tranh thuê này từ hồi sinh viên nên em có nhiều mối khách hàng không chỉ ở địa phương mà còn ở các tỉnh, thành khác nữa. Nhà em cũng có ruộng nhưng bây giờ không làm nữa để cho người ta cấy ruộng thuê thôi. Đấy là em thì thế ngoài ra giáo vi n cùng trường em thì họ có thể về nhà làm thêm nghề nón mới đảm bảo thu nhập được. Vì ở trường em, có giáo vi n đông con nên mức lương hiện tại là không đủ nên họ phải làm thêm tại nhà thôi.( nữ, 26 tuổi, CĐ, giáo viên mầm non).

2.4. Thu nhập của thanh niên tại địa b n nghiên cứu

Thu nhập là một trong những chỉ báo rất quan trọng để đánh giá được mức sống của người dân địa phương. Trong báo cáo của huyện Thanh Oai năm 2015 cho biết, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện là 25 triệu đồng/người/năm. Đối với xã Cao Dương là 30 triệu đồng/người/năm và thị trấn Kim Bài là 29 triệu đồng/người/năm.

Qua tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi tới 200 thanh niên tại xã Cao Dương và thị trấn Kim Bài cho kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)