Đánh giá về quá trình tìm việc thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 70 - 74)

Mức độ N % Rất khó 129 64,5 Khó 22 11,0 Bình thường 44 22,0 Dễ 4 2,0 Rất dễ 1 0,5 Tổng 200 100

(Nguồn: khảo sát của đề tài)

Qua kết quả xử lý bảng hỏi trên cho thấy, có đến 64,5% trong tổng số thanh niên được hỏi cho biết tìm kiếm việc làm là rất khó; 11% trả lời là khó; 22% trả lời là bình thường; chỉ có 2,5% tỷ lệ thanh niên cho thấy tìm việc là dễ và rất dễ.

Khi thi vào trường cũng hoang mang không biết mình có đỗ không. Tỷ lệ thi vào rất đông. Trường mầm non tư thực thì thu nhập cao hơn nhưng trường công thì ổn định, lâu dài hơn. Để vào được thì mối quan hệ xã hội là điều không thể thiếu được. Đó là thực tế xã hội thôi mình mới làm nên chuyện được. (nữ, 27, CĐ, giáo viên trường mầm non).

Giải thích rõ hơn về việc tại sao địa phương đã có nhiều chính sách ưu việt nhằm hỗ trợ thanh niên trong quá trình học nghề và tìm việc song phần lớn thanh niên lại cho rằng đây là một quá trình khó khăn và vất vả. Một thanh niên cho biết.

Thực ra làm việc lặt vặt thì không khó, tìm đâu cũng được song để có được công việc với mức thu nhập ổn định với các chế độ đãi ngộ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản phụ cấp, khen thưởng thì mới là khó. Nhiều bạn mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để có được công việc như thế ( nam, 24, CĐ)

Đánh giá về những khóa đào tạo do địa phương tổ chức mà 129 thanh niên trong khảo sát của tôi đã từng tham gia thì chỉ có 10% cho biết họ thấy chúng thực sự hiệu quả, 36% cho biết tương đối hiệu quả. Còn lại đều cho biết, chúng chỉ ở mức độ bình thường hoặc không hiệu quả cho lắm.

Từ những thông tin và số liệu có được qua khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu thanh niên tại địa phương đã cho thấy, chính quyền và các ban ngành đoàn thể đã có rất nhiều quan tâm đến công tác tư vấn, đào tạo và giới thiệu nghề cho thanh niên. Điều này thể hiện qua rất nhiều quyết định, chương trình phối hợp liên ngành của chính quyền và các đoàn thể. Tuy nhiên, để các chương trình, hoạt động này thực sự hiệu quả và thiết thực thì nên có những điều chỉnh trong đó lấy thanh niên là trọng tâm, đối tượng đích thay vì triển khai theo hướng đại trà như hiện nay.

3.5. Các giá trị truyền thống của địa phương

Khi đề cập đến các phong tục tập quán tại địa phương, người ta thường liên tưởng đến yếu tố văn hóa, tinh thần chứ ít ai nghĩ rằng, nó cũng là một trong các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc làm của thanh niên.

Kể từ tháng 8 năm 2008, Hà Nội chính thức được mở rộng. Bên cạnh sự tăng lên đáng kể về diện tích và dân số, Thủ đô còn có rất nhiều làng nghề, phố nghề với những nét văn hóa phong phú, đa dạng.

được công nhận là làng văn hóa và 51 làng được công nhận là làng nghề. Đây chính là những điển hình tiêu biểu trong việc gìn giữ những giá trị tốt đẹp của nhiều nghề truyền thống có lịch sử phát triển hàng trăm năm qua.

Những nghề truyền thống như nghề khâu nón, làm mộc được khuyến khích phát triển; nghề làm lồng chim cảnh bằng nguyên liệu gỗ nay phát triển thành nghề làm lồng chim bằng kim loại cho phù hợp với xu hướng của xã hội hiện đại. Những giá trị truyền thống được hun đúc từ nhiều thế hệ vẫn được duy trì và phát huy cho đến tận ngày nay như tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc nhằm giúp đỡ nhau tiến bộ trong công việc.

Nghề làm lồng chim này có từ lâu rồi, tôi học nghề này từ ông bà, cha mẹ mình. Tuy nhi n trước đây là làm lồng chim bằng gỗ, xử lý bằng tay là chủ yếu. Ngày nay, tôi chuyển sang làm lồng chim bằng kim loại. Bà chị ở gần nhà cũng làm. Chị em hỗ trợ cho nhau, lúc nào làm không kịp thì bên nọ hỗ trợ b n kia để đáp ứng hàng cho khách. Người làm trong xưởng của tôi chủ yếu là người làng, giúp họ có công việc thấy cũng vui. (nam, 29 tuổi, THPT)

Bên canh đó thì quan điểm “Buôn có bạn, bán có phường” của cha ông từ xa xưa cũng vẫn được thanh niên địa phương áp dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh hiện nay tại địa phương. Một số nhóm sản xuất quy mô nhỏ do các chị em phụ nữ lập ra trong thời gian gần đây như: nhóm may gia công, nhóm khâu nón, nhóm trồng và chế biến nấm đã góp phần giúp cho họ có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống thường ngày. Định kỳ hàng quý, hàng năm, các nhóm sản xuất - kinh doanh tại địa phương dưới sự hỗ trợ của các đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên còn tổ chức những buổi tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

Những phiên chợ quê họp theo ngày chẵn theo lịch âm không chỉ là nơi trao đổi, giao thương các sản phẩm của địa phương mà còn là điểm sinh hoạt, giao lưu văn hóa của người dân trong vùng. Khi đến đây, người dân có điều kiện bày bán các sản phẩm do mình tự tay chăn nuôi, trồng trọt được hoặc giới thiệu những sản vật của các vùng miền khác tới dân bản địa. Mặc dù đã tồn tại từ hàng trăm năm và trải qua rất nhiều biến thiên của lịch sử song những phiên chợ quê tại huyện Thanh Oai chưa bao giờ kém đi phần sôi động. Người dân địa phương trong đó có cả thanh niên vẫn háo hức mỗi khi đến họp chợ vào những ngày cố định.

Em vẫn mang hàng may của mình lên chợ bán, cũng kiếm được thêm chút ít, gọi là có tiền mua th m đồng quà tấm bánh cho con cái trong nhà. Gặp gỡ mọi người trong chợ cũng vui lắm, biết thêm nhiều chuyện, vừa tìm thêm nhiều khách hàng, nhiều mối làm ăn (nữ, 26, thợ may)

Qua đó có thể thấy rằng mặc dù xã hội ngày càng phát triển nhưng những giá trị truyền thống giữa các thành viên trong cộng đồng làng xã vẫn được lưu truyền thông qua những nhóm sản xuất nhỏ lẻ, những phiên chợ quê.

Do vậy, khi nghiên cứu về việc làm nói chung và việc làm của thanh niên nói riêng tại khu vực nông thôn thì không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của những giá trị truyền thống vốn đã ăn sâu bám rễ trong cách nghĩ, cách làm của người dân từ bao đời nay.

3.6. Các yếu tố nhân khẩu

Các yếu tố nhân khẩu trong nghiên cứu của tôi có ảnh hưởng rất lớn và rất quan trọng đến việc làm của thanh niên địa phương bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật.

Tuổi

Khi đi sâu vào nghiên cứu đến vấn đề việc làm của thanh niên thị trấn Kim Bài và xã Cao Dương - huyện Thanh Oai thì yếu tố độ tuổi có tác động rất lớn. Để có được một công việc ổn định, lâu dài thì thanh niên phải có kiến thức, có năng lực, có kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc, thời gian làm việc lâu dài gắn bó với công việc đó với niềm yêu thích và sự khám phá học hỏi. Ngược lại, nếu thiếu đi những điểm này thì sẽ rất khó đối với họ để có được việc làm hoặc nếu có thì công việc đó cũng không ổn định và thu nhập cũng không cao, dễ dẫn tới tâm lý chán nản, hoang mang và muốn bỏ việc.

Ở góc độ tuổi tác, nghiên cứu của tôi tập trung vào thanh niên ở nhóm tuổi từ 16 đến 30 tuổi. Qua tiến hành khảo sát cho thấy, thanh niên càng nhiều tuổi thì những suy nghĩ cũng như kinh nghiệm trong công việc càng chín chắn và trưởng thành hơn. Họ xác định được rõ đường đi nước bước trong sự nghiệp của mình và dần ổn định công ăn việc làm. Ngược lại đối với thanh niên trẻ hơn, đặc biệt là ở nhóm vừa học xong thì thường có sự thay đổi công việc hay gọi là “nhảy việc”.

không ổn định. Trong suy nghĩ vẫn có kiểu “đứng núi này trông núi nọ”. Họ luôn muốn “bay nhảy” để có sự va chạm, cọ xát với cuộc sống. Họ liên tục tìm kiếm nhiều nguồn thông tin khác nhau để có được chỗ làm mới có thu nhập cao hơn và nhiều chế độ đãi ngộ tốt hơn để làm việc. Họ không coi “nhảy việc” là một sự khó khăn mà nhìn nhận đấy là sự thử sức, trải nghiệm với những lĩnh vực mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)