Khái quát về địa bn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 32 - 36)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. Khái quát về địa bn nghiên cứu

1.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại huyện Thanh Oai

1.5.1.1. Điều kiện tự nhi n

Thanh Oai là huyện đồng bằng có diện tích tự nhiên 123,85 km2, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía tây nam. Huyện Thanh Oai phía bắc và phía tây bắc giáp quận Hà Đông, với Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắc huyện, là ranh giới tự nhiên, phía Tây giáp huyện Chương Mỹ (với Sông Đáy là ranh giới tự

nhiên), phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía đông nam giáp huyện Phú Xuyên, phía đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì.

Giao thông: Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi chùa Hương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua rìa phía Tây Bắc huyện, dự án đường trục phía nam đi xuyên qua huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ 71.

Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy qua, để tới ga Văn Điển.

Huyện có 20 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn huyện lỵ.

1.5.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thanh Oai là một vùng quê mang những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ với rất nhiều làng nghề truyền thống như nón lá làng Chuông, làm quạt nan, đan mây tre, giang đan làng Vác và xã Cao Viên. Gần chục năm trở lại đây, các khu công nghiệp mở ra trên địa bàn đã thu hút một lượng lớn lao động địa phương. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển. Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện bao gồm: trục đường phát triển phía nam với các khu độ thị như (Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B); dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên Bình Đà.

Năm 2015 vừa qua, tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 10,722 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1823 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người là 25 triệu đồng/người/năm tăng 11,4 triệu đồng so với năm 2010.Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn khoảng 3%.

Dân số toàn huyện theo niên giám thống kê Hà Nội tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 là 188,100 người. Mật độ dân số là 1519 người/km2.[6, tr.28]

1.5.2. Thị trấn Kim Bài - Huyện Thanh Oai

1.5.2.1. Điều kiện tự nhi n

Thị trấn Kim Bài có diện tích tự nhiên là 4,36 km². Thị trấn Kim Bài được thành lập năm 1994 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Kim An và Đỗ Động. Kim Bài có 3 thôn là Kim Bài, Kim Lân, Cát Động. Thị trấn tiếp giáp với các xã Thanh Văn, Phương Trung, Thị trấn có quốc lộ 21B chạy xuyên

qua và đây là một tuyến đường giao thông quan trọng đi tới những điểm du lịch nổi tiểng của Hà Nội như khu du lịch Chùa Hương, hồ Quan Sơn v.v…

1.5.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của thị trấn đạt 28,5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Tính đến năm 2015, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp từ hơn 90% giảm xuống còn 12,6 %. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, hiện nay, cả 4/4 làng, tổ dân phố của thị trấn đều đạt danh hiệu dơn vị văn hóa; 3/3 trường học đều đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia.

Năm 2014, UBND TP đã phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Kim Bài. Đến năm 2020, dân số toàn thị trấn sẽ là 8000 người, đến năm 2030, sẽ là 9000 người. Theo quy hoạch chung của Huyện, thị trấn Kim Bài là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Thanh Oai; là đô thị loại V, đảm nhận vai trò đầu mối về hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng, sản xuất của thành phố cho vùng nông thôn huyện Thanh Oai nói riêng và khu vực phía Nam thành phố Hà Nội nói chung.

Không gian quy hoạch được định hướng theo mô hình sinh thái mật độ thấp, chủ yếu xây dựng thấp tầng, có không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa với hệ thống cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử và không gian kiến trúc truyền thống địa phương.

Hiện nay, dân số toàn thị trấn là 6285 người, mật độ dân số đạt 1212 người/km².

1.5.3. Xã Cao Dương - Huyện Thanh Oai

1.5.3.1. Điều kiện tự nhiên

Xã Cao Dương có diện tích là 4,62km2, xã có 5 thôn là Mục Xá, Đa Ngư, Thị Nguyên, Cao Xá và Áng Phao. Xã cách trung tâm thị trấn huyện lỵ khoảng 7km về phía đông nam. Toàn xã có khoảng gần 300 ha đất sản xuất nông nghiệp. Xã có đường quốc lộ 21B chạy ven qua và có sông Đáy là ranh giới tự nhiên với một số xã của huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Xã cũng tiếp giáp với phố Vác nằm trên trục đường quốc lộ 21B vốn là một thị tứ nổi tiếng trong hàng trăm năm nay chuyên sản

xuất và kinh doanh các mặt hàng truyền thống như quạt, lồng chim, giò chả. Trong quá khứ đây được coi là những sản vật quý và được người dân địa phương tiến dâng các bậc vua chúa.

1.5.3.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số xã Cao Dương là 9.213 người. Toàn xã có 5 thôn với lịch sử hàng trăm năm và 2 cụm dân cư mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây, bám hai bên trục đường liên xã. Ngoài trồng lúa, xã đã phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm, thủy cầm với tổng đàn trên 40.000 con, 9 trang trại tập trung quy mô lớn trên cơ sở chuyển đổi những chân ruộng vàn cao sang trồng rau an toàn, chuyển vùng ruộng trũng sang mô hình lúa - cá - vịt hoặc chuyên canh thủy sản. Đặc biệt, Cao Dương đã chuyển đổi khá thành công cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang phát triển dịch vụ, ngành nghề, nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhờ năng động trong làm ăn, những năm qua, cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch tích cực: Lao động nông nghiệp giảm, lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại không ngừng tăng. Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2015 đạt 29.456.000đ. Không chỉ phát triển mạnh kinh tế, Cao Dương còn phát huy nét đẹp văn hóa, 4/5 làng trong xã đã được công nhận danh hiệu làng văn hóa. Cùng với hoạt động sản xuất nông nghiệp, tại mỗi làng trong xã, người dân đều phát triển những ngành nghề giúp tăng thu nhập cho mỗi gia đình như: làm gỗ mộc, may mặc, làm khung chuồng, làm nón lá v.v…Trong xã đã xuất hiện một số khu du lịch sinh thái tổng hợp có hệ thống nhà hàng,khách sạn, khu hồ bơi, khu câu cá, bơi thuyền v.v…, một số tổ sản xuất các mặt hàng lồng, chuồng kim loại nuôi gia cầm, tổ sản xuất đồ gỗ, tổ may mặc theo mùa v.v.. Những ngành nghề này không những giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương mà còn thu hút lao động từ nhiều vùng khác trong huyện đến làm việc.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN TẠI THỊ TRẤN KIM BÀI VÀ XÃ CAO DƢƠNG - HUYỆN THANH OAI -

HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)