Tình trạng việc làm của thanh niên phân theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 74 - 76)

Việc làm của thanh niên địa phương theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi của thanh niên

Tổng 16 - 20 21 - 25 26 - 30 Đang có việc làm ổn định N 11 30 90 131 % 8,0 23,0 68,7 100

Đã đi làm nhưng hiện nay nghỉ việc, làm một số việc thời vụ, đang tìm việc mới

N 11 16 5 32

% 34,4 50,0 15,6 100

Chưa có việc làm cụ thể, ở nhà giúp gia đình kinh doanh

N 25 9 3 37

% 67,56 24,3 8,1 100

Tổng N 47 55 98 200

% 23,5 27,5 49,0 100

(Nguồn: khảo sát của đề tài)

Kết quả khảo sát cho thấy những người đang có làm ổn định chủ yếu nằm ở độ tuổi từ 26 đến 30 tuổi (chiếm 68,7%), cao hơn rất nhiều so với nhóm thanh niên có độ tuổi từ 16 đến 20 tuổi (chiếm 8%) và từ 21 đến 25 tuổi (chiếm 23%). Đối với nhóm thanh niên đã từng đi làm, bây giờ nghỉ việc ở nhà và làm một số công việc thời vụ. Họ đang trong quá trình tìm kiếm công việc mới thì phân bổ đều ở cả 3 nhóm tuổi với tỷ lệ như sau: từ 16 đến 20 tuổi (chiếm 34,4%), từ 21 đến 25 tuổi (chiếm 50%), từ 26 đến 30 tuổi (chiếm 15,6%). Đối với nhóm thanh niên chưa có việc làm cụ thể, phụ giúp gia đình làm nông nghiệp hoặc kinh doanh buôn bán thì

nhóm thanh niên từ 16 đến 20 tuổi chiếm 67,56%; từ 21 đến 25 tuổi chiếm 24,3% và từ 26 đến 30 tuổi chiếm 8,1%.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng thấy rằng, các nhóm thanh niên trẻ hơn từ 16 đến 20 tuổi và từ 21 đến 25 tuổi thì hay rơi vào tình trạng là: Đã đi làm nhưng hiện nay nghỉ việc, làm một số việc thời vụ, đang tìm việc mới; Chưa có việc làm cụ thể, ở nhà giúp gia đình kinh doanh. Qua tìm hiểu thì nguyên nhân chủ yếu là thanh niên trong độ tuổi này cảm thấy công việc hiện tại không phù hợp bắt nguồn từ các yếu tố như: thu nhập thấp, cơ quan làm việc không có nhiều chính sách ưu đãi với người lao động, thời gian làm việc gò bò, công việc không phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ v.v.. nên đã nghỉ việc để đi tìm công việc khác nhưng chưa hiện tại vẫn chưa tìm được công việc nào phù hợp. Do vậy, họ làm những công việc có tính chất thời vụ mà họ có khả năng như nhận sửa máy tính, sửa điện thoại di động, bán hàng qua mạng v.v… để đảm bảo có nguồn thu nhập hàng ngày.

Tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố tuổi tác đến việc làm của thanh niên địa phương, tôi nhận thấy rằng nhóm thanh niên ở nhóm tuổi từ 26 đến 30 tuổi có công việc ổn định hơn. Ngược lại nhóm thanh niên trẻ hơn, từ 16 đến 20 và từ 21 đến 25 tuổi vẫn luôn coi công việc hiện tại là tạm thời có tính chất thời vụ nên họ cũng mong muốn thay đổi công việc nhiều hơn và số lần thay đổi việc trong nhóm tuổi này là từ 2 đến 3 lần đổi việc. Trong khi đó thì nhóm thanh niên lớn tuổi nhất thì đã xác định công việc hiện tại là ổn định, lâu dài, nhất là đối với nhóm đã lập gia đình mà lại là phụ nữ thì lại càng thể hiện quyết tâm làm việc để kiếm tiền không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn gia đình mình nữa. Họ hài lòng với công việc hiện tại và chỉ mong muốn vững tay nghề hơn để có nhiều sản phẩm mang ra tiêu thụ trên thị trường.

Vì chị em phụ nữ ở nông thôn không có điều kiện học lên cao nữa thì chọn nghề may vì vừa nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng, lại có điều kiện gần gũi để chăm sóc gia đình. Nghề may cũng đa dạng sản phẩm, không may quần thì may áo, sửa chữa quần áo cũ v.v….Thu nhập trung bình là 4 triệu/tháng, cũng có tháng cao hơn nhưng bình quân là như vậy. Với khoản thu nhập này nếu ở nông thôn đối với phụ

nữ ở nhà có điều kiện chăm con thì như thế là tạm đủ lại chủ động trong công việc. (nữ, 26, THPT, thợ may)

Như vậy có thể thấy rằng, mỗi nhóm tuổi khác nhau lại có những suy nghĩ khác nhau về công việc cũng như sự gắn bó với nó. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến quá trình tìm việc và làm việc của thanh niên huyện Thanh Oai.

Giới tính

Trong những năm vừa qua, ở khu vực ngoại thành Hà Nội xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, tại hầu hết các xã ngoại thành Hà Nội, nhiều doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ được thành lập. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc một lượng lớn thanh niên sẽ được tuyển dụng vào làm việc. Tuy nhiên lại nảy sinh một vấn đề nữa có liên quan đến mối quan hệ giữa giới tính và việc làm của thanh niên. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)