CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Vài nét về tình hình ao động việc làm của thanh niên hiện nay
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở nước ta cần phải phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta lại thừa sức lao động ở nông thôn thì các lĩnh vực như phát triển công nghiệp, dịch vụ lại đang thiếu hút lao động trầm trọng.
Đối với thanh niên thì đây được xem là lực lượng nòng cốt với nguồn lực lao động dồi dào và đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Theo báo cáo điều tra lao động việc làm Việt Nam năm 2014, lực lượng lao động thanh niên chiếm 14,1% lực lượng lao động toàn quốc, tương đương 7,6 triệu người. Trong đó tỷ lệ nữ thanh niên tham gia lực lượng lao động ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều thấp hơn so với nam thanh niên là 45,7% so với 54,3%. [2, tr.18]
Cũng theo báo cáo này thì tỷ lệ thất nghiệp ở nữ thanh niên cao hơn so với nam thanh niên và đáng chú ý là ở hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp là khá cao khoảng hơn 10%.
Còn đánh giá của các chuyên gia quốc tế thì lao động Việt Nam giàu lực lượng nhưng nghèo kỹ năng và thiếu trầm trọng về chất lượng. Lực lượng lao động nước ta bao gồm cả thanh niên được nhìn nhận là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những thành tựu công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhưng thiếu tính chuyên nghiệp. Trên thực tế, chất lượng nguồn lao động nước ta còn thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của nước ta chỉ đạt 3,79 điểm, thấp hơn nhiều so với Malaysia đạt 5,59 điểm, Ấn Độ đạt 5,76 điểm, Hàn Quốc đạt 6,91 điểm. Do vậy, năng suất lao động của nước ta đứng vào hàng thấp nhất ở Châu Á, chỉ bằng 1/5 của Malaysia và 2/5 của Thái Lan. [4, tr.29]
Tại địa bàn nghiên cứu, qua tìm hiểu cho thấy, số dân là 188 nghìn người, có khoảng 51 nghìn người từ 16 đến 30 tuổi (chiếm 27,12% số dân toàn huyện). Mặc dù là một huyện ngoại thành cách trung tâm Hà Nội không xa song đây vẫn là một vùng đất từ hàng trăm năm nay luôn lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng. Do vậy, nhân
dân trong huyện nói chung và thanh niên nói riêng luôn được coi là những người lao động cần cù, chăm chỉ, chịu khó không nề hà cả những công việc nặng nhọc, vất vả. Nhiều thanh niên đã có ý thức vươn lên trong cuộc sống, không cam chịu cuộc sống nghèo khó. Họ chịu khó học hỏi và tìm ra cho mình một hướng đi để thoát nghèo đồng thời giúp đỡ những người khác có công việc ổn định.
Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như mỗi địa phương. Vì vậy, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động luôn là nhệm vụ của các cấp các ngành. Trong những năm qua, lực lượng lao động đã được đào tạo ở huyện tăng lên với tốc độ khá nhanh. Tính đến năm 2015, lao động đã qua đào tạo trên toàn huyện đã tăng lên là 50,5%. Tốc độ tăng bình quân là 17,6%. Điều này là do hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề được quan tâm phát triển mạnh. Bên cạnh đó, phần lớn các xã, thị trấn trong huyện đều có những chương trình phối hợp, liên kết với nhiều công ty, trung tâm đào tạo đóng trên địa bàn thành phố để không ngừng đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho người lao động.
Tuy nhiên, một thực tế cũng đặt ra hiện nay là thanh niên địa phương vốn phần lớn xuất thân từ các gia đình nông dân nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa nông nghiệp. Họ gặp rất nhiều khó khăn khi hòa nhập vào quá trình CNH - HĐH với môi trường làm việc năng động, sáng tạo và đầy tính cạnh tranh khốc liệt. Đa phần thanh niên địa phương còn thiếu tác phong làm việc công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật thấp và thiếu hiểu biết về pháp luật. Do vậy, vẫn xảy ra tình trạng bỏ việc, thay đổi công việc liên tục trong một thời gian ngắn. Một bộ phận thanh niên vẫn có tâm lý trông chờ, ỷ lại mong ngóng vào sự hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội.
Lao động thanh niên tại một số làng nghề truyền thống vẫn chưa nhận thức được vai trò của việc cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để đáp ứng với thị hiếu và nhu cầu ngày một cao của thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy một số sản phẩm truyền thống có giá trị ngày càng giảm sút về chất lượng, nghèo nàn về kiểu
dáng và mẫu mã, khó tiêu thụ tại thị trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường quốc tế.