Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 39 - 42)

Giới tính Chưa qua đào tạo Sơ cấp THCN ĐH Khác Tổng % Nam 11,0 4,5 11,5 19,0 4,0 4,5 54,5 Nữ 16,0 4,5 10,0 10,5 3,0 1,5 45,5 Tổng 27,0 9,0 21,5 29,5 7,0 6,0 100

Nguồn: Khảo sát của đề tài)

Bảng số liệu trên cho thấy trong tổng số 200 thanh niên được hỏi, tỷ lệ thanh niên được được đào tạo nghề ở mức THCN, cao đẳng và đại học tại địa bàn là khá

cao, chiếm 58%. Tuy nhiên vẫn còn có khoảng 27% tỷ lệ thanh niên được hỏi cho biết họ chưa bao giờ được đào tạo về trình độ chuyên môn, kỹ thuật để phục vụ cho công việc. Cũng giống như trình độ học vấn, càng đào tạo nghề ở mức cao, sự chênh lệch giữa tỷ lệ giữa nam và nữ lại càng lớn. Nam là 11,5% so với nữ là 10% ở mức THCN. 19% của nam so với 10,5% của nữ ở mức cao đẳng. 4% của nam so với 3% của nữ ở mức đại học. Đối nhóm thanh niên chưa qua đào tạo thì họ cho biết, họ chủ yếu mầy mò, tự tìm hiểu từ mọi người xung quanh rồi dần trở nên quen việc. Điều này thấy rõ nhất ở nhóm lao động trẻ đang làm việc cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh tư nhân tại địa phương. Với công việc như vậy, không đòi hỏi quá cao về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, học xong THPT là có thể vào làm được, điều quan trọng là cần có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và sức khỏe.

Thực ra làm việc tại xưởng là lao động phổ thông n n ti u chí cũng không quá khắt khe. Vào làm thử mấy ngày nếu cảm thấy phù hợp thì bám trụ lại. Tất nhi n là cũng có một số yêu cầu cơ bản như là có sức khỏe, có sự kiên trì, tỉ mỉ.Tôi chọn công việc này vì xưởng gần nhà đi lại thuận tiện, công việc thường xuy n, đều đặn, không phải theo kiểu thời vụ. (nam, 24 tuổi, THPT, công nhân)

Bản thân chủ một số cơ sở sản xuất kinh doanh khi tuyển dụng lao động vào làm việc cũng không quan trọng hóa vấn đề là lao động đã qua đào tạo hay là chưa, thời gian đầu chủ sẽ trực tiếp hướng dẫn để cho người mới thực hành.

Nam hay nữ đều có thể làm được. Tuy nhiên trong từng quá trình thì có những khâu nữ lại đảm nhận tốt hơn. Ví dụ như khâu đan từng miếng kim loại vào nhau thì đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo thì nữ làm tốt hơn và cẩn thận hơn.

Phần lớn người lao động khi vào làm trong xưởng là mình phải cầm tay chỉ việc, người làm lâu hướng dẫn cho người mới làm chứ bản thân người mới cũng không được đào tạo nghề bài bản trước khi làm, làm nhiều thành quen việc, mỗi người được phân làm một quy trình. (nam, 29, THCN, chủ xưởng sản xuất)

Còn đối với nhóm thanh niên làm việc cho các cơ quan Nhà nước thì lại rất đề cao tới việc học lên cao để có thể nắm vững công việc mình đang đảm nhận.

Vì tôi được học lớp đào tạo công chức nguồn của thành phố n n sau đó được phân về địa phương làm việc theo chỉ ti u đăng ký. Chức danh chuyên môn của em

là văn hóa xã hội thì nó phù hợp với ngành công tác xã hội mà em đã theo học. Làm việc tại đây thì cũng gần với nơi em sinh sống, đi lại thuận tiện. Hiện nay, để nâng cao thêm kiến thức bản thân, ngày đi làm, tối em vẫn theo học cao học ngành Công tác xã hội tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội. Nói chung là hơi bận nhưng cũng phải cố thôi vì đã chọn làm cho cơ quan nhà nước thì phải thế.

(nữ, 24, ĐH, công chức)

Qua việc thực hiện nghiên cứu bằng bảng hỏi gửi tới thanh niên tại địa bàn nghiên cứu cũng như qua một số cuộc phỏng vấn sâu có thể thấy rằng, phần lớn thanh niên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học văn hóa và học nghề, góp phần nâng cao trình độ và kỹ năng cho bản thân để lập nghiệp ngay trên chính mảnh đất quê hương.

2.3.Cơ cấu nghề nghiệp việc m của thanh niên

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu hướng có tính quy luật của nền kinh tế trong quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thực chất của xu hướng này là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ thuần nông là chủ yếu sang nền kinh tế đa ngành với nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ để tạo thêm việc làm, tăng năng suất lao động và thu nhập cho người lao động. Đó là quá trình giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của nền kinh tế, gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm số lượng tuyệt đối và tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng số lượng và tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhằm mục đích giải phóng lao động ở các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn. Từ đó tạo ra nhiều của cải vật chất và sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu cũng dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu lao động việc làm nói chung và trong thanh niên lao động khu vực nông thôn nói riêng.

Tại Thanh Oai, tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng lên kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động. Cùng với đó tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp đang dần giảm đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)