Nhu cầu tư vấn nghề N Trong đó Nam % Nữ % Có 154 48,05 51,95 Không 46 47,6 52,4
(Nguồn: khảo sát của đề tài)
Kết quả xử lý bảng hỏi trên cho thấy, có 154 người được hỏi cho biết cần thiết có sự hỗ trợ tư vấn và định hướng nghề từ các chuyên gia tư vấn lao động việc làm. Trong số đó tỷ lệ nữ có nhu cầu tư vấn cao hơn so với tỷ lệ nam, 51,95% so với 48,05%.Theo nhiều thanh niên, lời khuyên từ phía gia đình là rất quan trọng và cần thiết vì cha mẹ nào cũng muốn tốt cho con cái mình song dù sao đó chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân của những người lớn tuổi. Trên thực tế, nhiều khi những người lớn tuổi cũng không thể nhận biết được những biến động khó lường của thị trường lao động hiện tại. Do vậy, sư tư vấn, định hướng nghề nghiệp từ đội ngũ các chuyên gia vẫn rất hữu ích nhất là đối với thanh niên trong nhóm tuổi từ 16 đến 30. Xét về góc độ tâm lý, đây là nhóm tuổi có nhiều sự chuyển biến về nhận thức, tư duy và hành động. Có thanh niên được học hành bài bản nhưng sau khi tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc hoặc làm trái với ngành nghề mình được đào tạo, dễ dẫn tới tâm lý bất mãn, chán chường.
Theo em, thiếu việc làm và thất nghiệp bắt nguồn từ việc không có định hướng rõ ràng về công việc mà mình đang làm. Làm mà không dành cả tâm huyết của mình vào đó thì sẽ chóng chán, dần sẽ bỏ bê. Do vậy, tư vấn, định hướng tốt là rất cần thiết. Hiện nay, trên mạng thấy quảng cáo có nhiều trung tâm tư vấn việc làm nhưng cũng chả đáng tin lắm đâu ạ (24, nữ, THPT, thợ may).
Từ thực tế khảo sát tại địa bàn nghiên cứu có thể thấy rằng, công tác tư vấn và định hướng nghề cho thanh niên vẫn cần phải có sự quan tâm và đầu tư đúng mức. Sự tư vấn cần có cách tiếp cận theo hướng hiện đại của quốc tế, vừa cụ thể, rõ ràng nhưng không áp đặt, gò ép. Khi tư vấn nghề cần tính đến những yếu tố về giới tính, trình độ và chuyên môn kỹ thuật của thanh niên.
2.5.3. Nhu cầu nâng cao chuyên môn, kỹ thuật
Nắm vững chuyên môn, kỹ thuật là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với người lao động để có thể tìm một công việc phù hợp, trụ lại được lâu dài và thăng tiến với nghề.
Qua quá trình tiến hành khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, tôi thấy rằng trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn, kỹ thuật của thanh niên địa phương là khá cao so với mặt bằng chung của huyện nói riêng và của Thành phố Hà Nội nói chung. Thanh niên có trình độ THPT tại 2 địa bàn nghiên cứu chiếm gần 80%, còn thanh niên đã qua đào tạo từ mức sơ cấp đến mức đại học là 66%. Mặc dù vậy, đa phần thanh niên tham gia khảo sát do tôi tiến hành đều cho biết, nhu cầu lớn và cần thiết hiện nay của họ vẫn là được nâng cao chuyên môn, kỹ thuật để có thể đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công việc trong một xã hội hiện đại, phát triển không ngừng.