Mức độ hài lòng N % Hài lòng 52 26,0 Không hài lòng 117 58,5 Khó trả lời 31 15,5 Tổng 200 100
Nguồn: Khảo sát của đề tài)
Bảng biểu trên cho thấy, có 52 người chiếm 26% cho biết họ thấy hài lòng với mức thu nhập từ công việc hiện tại trong khi đó có đến 117 người chiếm 58,5% cho biết họ không thấy hài lòng. Tỷ lệ 15,5% cho biết họ rất khó có thể đưa ra được câu trả lời chính xác về vấn đề thu nhập vì nó phụ thuộc vào quan điểm sống của từng người, từng giới tính, từng nhóm tuổi và từng địa bàn sinh sống. Với một nữ thanh niên sinh sống tại khu vực nông thôn đã có gia đình thì cảm thấy hài lòng với mức thu nhập hiện tại. Điều quan trọng là họ có thời gian để chăm sóc gia đình, con cái. Việc kiếm tiền phụ thuộc nhiều vào người đàn ông.
Thu nhập trung bình là 4 triệu/tháng, cũng có tháng cao hơn nhưng bình quân là như vậy. Với khoản thu nhập này nếu ở nông thôn đối với phụ nữ ở nhà có điều kiện chăm con thì như thế là tạm đủ lại chủ động trong công việc. Ngoài ra còn thu nhập của chồng nữa (nữ, 27, THPT, thợ may).
Trong khi đó, một nam thanh niên chưa lập gia đình lại có suy nghĩ khác về mức thu nhập.
Tôi thấy thu nhập 4, 5 triệu/tháng với tôi cũng không đủ nên cứ có them việc gì làm th m được là tôi sẽ bố trí thời gian làm. Mình còn trẻ tiêu pha nhiều nên làm th m được cái nào thì hay cái đấy thôi. Nói gì thì mình cũng là thanh ni n. Thanh niên không chỉ làm mà còn phải biết giải trí nữa chứ (nam, 21, THPT, lái xe).
Từ cách suy nghĩ của 2 cá nhân đại diện cho giới tính nam - nữ trong nghiên cứu của mình, tôi đi tới việc xem xét có sự khác biệt nào giữa nam và nữ về mức độ đối với thu nhập. Kết quả cho thấy ở bảng dưới đây: