Mức độ hài lòng về thu nhập theo địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 51 - 53)

Mức độ hài lòng Thị trấn N % N % Hài lòng 22 22,0 30 30,0 Không hài lòng 66 66,0 51 51,0 Khó trả lời 12 12,0 19 19,0 Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Khảo sát của đề tài)

Từ kết quả trên thấy rằng, do là 2 địa bàn khác nhau, một bên là thị trấn huyện lỵ, một bên là xã nên mức độ hài lòng cũng như không hài lòng về thu nhập cũng có sự khác biệt. Về mức hài lòng, ở thị trấn là 22% trong khi ở xã là 30%, điều

lòng với những gì mình có được và họ cố gắng duy trì ở mức độ như thế. Nhưng đối với người dân sinh sống tại thị trấn nơi ít nhiều mang dáng dấp của cuộc sống đô thị thì hơi hướng muốn có thêm thu nhập cao hơn nữa vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng đối với họ. Chính vì lẽ đó, mà có đến 66% thanh niên trong khảo sát tại thị trấn cho biết, họ không hài lòng với mức thu nhập hiện tại trong khi có 51% thanh niên trong khảo sát tại xã nói rằng họ không hài lòng. Báo cáo của huyện năm 2015 cũng cho biết là thu nhập của người dân tại thị trấn thấp hơn so với người dân tại xã.

2.5. Nhu cầu việc m của thanh niên tại địa b n nghiên cứu

2.5.1. Nhu cầu thông tin lao động việc làm của thanh niên địa phương

Thông tin là một nhu cầu và thuộc tính của loài người. Mọi diễn tiến sự kiện của các vùng lãnh thổ, hay tri thức khoa học - xã hội đều được phổ biến và tiếp nhận bởi thông tin. Vì vậy mà thông tin đáp ứng nhu cầu hiểu biết và tìm hiểu cuộc sống của con người, là động lực để thúc đẩy sự phát triển. Có thể nói, thông tin gắn bó hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, góp phần quan trọng cho sự tiến hóa nhân loại.

Riêng trong lĩnh vực lao động - việc làm, thông tin lại càng đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Người lao động nào càng nắm bắt, thu thập được nhiều thông tin về nhu cầu, xu hướng của thị trường lao động, tất yếu họ sẽ thu được nhiều thành công trong quá trình tìm kiếm việc làm và vượt qua được những khó khăn, thử thách trong quá trình khẳng định mình trong công việc.

Qua tiến hành khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, mặc dù chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương đã luôn tích cực tuyên truyền, phổ biến những thông tin về lao động việc làm tới mọi người dân song không phải lúc nào họ cũng dành thời gian và tâm sức để cập nhật những thông tin cần thiết, có liên quan trực tiếp đến cuộc sống và quyền lợi của họ.

Với câu hỏi liên quan đến việc nắm bắt những thông tin về các khóa đào tạo nghề được tổ chức tại địa phương, có 71 người chiếm 35,5% nói rằng họ không hề biết đến thông tin về những khóa đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn mình sinh sống. Đây chính là một thiệt thòi lớn đối với họ khi mất đi những cơ hội nâng cao

kỹ năng và kiến thức để có thể làm việc tốt hơn trong tương lai.

Khi được hỏi về việc có biết đến thông tin về những chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm được tổ chức tại địa phương không, có 53 người, chiếm 26,5% cho biết họ đã nghe nói và đã tham gia. Trong khi đó 92 người, chiếm 46% trả lời họ có biết những hoạt động như vậy nhưng chưa bao giờ tham gia vì bận nhiều việc khác. Có 55 người, chiếm 27,5% trả lời họ chưa bao giờ nghe nói đến những chương trình như vậy tại địa bàn mình sinh sống.

Từ thực tế về việc hạn chế trong quá trình nắm bắt những thông tin về lao động việc làm của thanh niên tại địa phương, tôi tiếp tục tìm hiểu về nhu cầu được cung cấp thông tin của nhóm đối tượng này qua bảng hỏi và thực hiện phỏng vấn sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)