Nhu cầu nâng cao trình độ theo học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 58 - 70)

Nhu cầu N TH% THCS% THPT%

Chuyên môn, kỹ thuật 150 0 29,5 70,5

Ngoại ngữ 48 0 0 100

Tin học 34 7,5 11,5 81,0

Luật pháp, chính sách

38 4,5 6,0 89,5

Căn cứ vào trình độ học vấn cho thấy thanh niên có trình độ học vấn cao hơn thì lại càng có nhu cầu nâng cao chuyên môn kỹ thuật hơn. Cũng với 150 lượt lựa chọn việc nâng cao chuyên môn, kỹ thuật thì có 70,5% là có trình độ THPT, 29,5% là có trình độ THCS, trình độ TH không có thanh niên nào. Các nhu cầu về ngoại ngữ, tin học v.v…cũng tập trung chủ yếu vào nhóm thanh niên có trình độ THPT trở lên.

CHƢƠNG III: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN TẠI THỊ TRẤN KIM BÀI VÀ XÃ CAO DƢƠNG HUYỆN THANH OAI - HÀ NỘI.

3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Tỷ lệ thanh niên có việc làm cao hay thấp là một trong những kênh thông tin quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đây là một trong những mối quan tâm lớn nhất của thanh niên đến tuổi trưởng thành. Do vậy, những chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội khi được ban hành ra đều phải nhằm mục đích tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giúp họ đảm bảo đời sống bản thân và gia đình, từ đó khẳng định được vị trí, năng lực của mình trong xã hội.

Là một huyện ngoại thành, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, trong những năm vừa qua Thanh Oai đã có những bước chuyển mình đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống của người dân trong đó có lực lượng thanh niên từng bước được cải thiện.

Trong năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai tiếp tục có bước phát triển so với năm 2014. Tổng giá trị sản xuất đạt 10.722 tỷ đồng, đạt 105% so với kế hoạch, trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.823 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 5.811 tỷ đông đạt 113% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất dịch vụ và thương mại đạt 3.088 tỷ đồng đạt 113%. Tổng thu ngân sách đạt 152,005 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch thành phố giao; thu ngân sách địa phương ước đạt 791,303 tỷ đồng đạt 125% kế hoạch. Thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm (27, tr.2).

Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế, chính quyền huyện cũng tập trung mạnh vào việc đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân, từng bước giải quyết những vấn đề có liên quan thiết thân đến lợi ích của cộng đồng như giáo dục, y tế, việc làm v.v…

Thực hiện tốt công tác giảm nghèo, toàn huyện đã giảm 820 hộ đạt 108% kế hoạch; tổ chức 54 lớp dạy nghề cho 1.890 lao động nông thôn, tạo việc làm và việc

672 lao động với tổng kinh phí trên 13 tỷ đồng (27, tr.4).

Còn trong báo cáo chính trị được trình bày tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII trong năm 2015, đã chỉ rõ một số nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 như sau: Kinh tế huyện duy trì ở mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; thu ngân sách tăng bình quân 14,5%/năm; huyện tập trung vào phát triển các làng nghề truyền thống để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hiệp hội phát triển, quảng bá sản phẩm, thu hút lao động nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt 49 triệu đồng/người/năm (trích báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện Thanh Oai khóa XXI).

Từ việc nghiên cứu những chủ trương, chính sách của huyện Thanh Oai, tôi thấy rằng địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo ổn định đời sống kinh tế xã hội cho người dân trong đó có việc giải quyết việc làm cho lao động trẻ trên địa bàn. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Thanh Oai cũng đang phải đối mặt những tác động của tình hình suy giảm kinh tế thế giới và khó khăn của kinh tế trong nước. Một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn huyện hoạt động kém hiệu quả, lao đao thậm chí đứng bên bờ vực của sự phá sản, đẩy một lượng lớn lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Một số hộ gia đình bị thu hồi đất chưa được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm nên rơi vào hoàn cảnh nghèo túng. Đứng trước thực trạng này, tâm lý của một bộ phận thanh niên địa phương cũng có những hoang mang, dao động, mất niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Nhiều thanh niên còn dễ dàng bị lôi kéo những công việc phi pháp, gây ảnh hưởng đến không chỉ bản thân, gia đình mà còn cả cộng đồng.

Đối với 2 địa bàn nghiên cứu là thị trấn Kim Bài và xã Cao Dương, qua tìm hiểu thì tôi thấy rằng tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng có những bước phát triển khả quan.

- Thị trấn Kim Bài

đại biểu Đảng bộ thị trấn khóa V nhiệm kỳ 2015 - 2020 cho thấy: Tổng giá trị sản xuất tính đến năm 2015 ước đạt 394 tỷ đồng, đạt 186% chỉ ti u đại hội IV đề ra. Năm 2014, giá trị thương mại và tiểu thủ công nghiệp của thị trấn là 292 tỷ đồng, chiếm 74% cơ cấu kinh tế. Toàn thị trấn có 700 hộ tham gia vào hoạt động thương mại, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người trong năm qua đã đạt mức 28,5 triệu đồng/người/năm. [9, tr.5]

Cũng theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị trấn Kim Bài khóa V thì dịch vụ thương mại vẫn được chú trọng phát triển sau đó mới đến nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế sẽ giảm dần. Lực lượng lao động trẻ được khuyến khích tham gia vào các ngành phi nông nghiệp hoặc tự tạo nghề ngay tại nơi mình sinh sống.

Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động trẻ, đặc biệt là việc hỗ trợ đào tạo lao động trẻ để họ có cơ hội tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp hoặc tự tạo nghề. Khuyến khích phat triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản như làm bún, làm đậu phụ, nấu rượu, sản xuất đồ mộc, vật liệu xây dựng, nghề may. Hỗ trợ các hộ phát triển ngành nghề như may mặc, cơ khí sửa chữa, sản xuất đồ gỗ gia dụng, điện tử, điện lạnh v.v... [9, tr.8]

- Xã Cao Dương

Theo như báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ xã khóa XXI trình đại hội đại biểu Đảng bộ xã khóa XXII nhiệm kỳ 2015 - 2020 cho thấy: Tổng giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt 309 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn xã là 15%. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp là 16% giảm 3,5%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng là 36%, dịch vụ thương mại là 48% tăng 5% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người trong năm qua là 29,5 triệu đồng/người/năm. [8,trg.4]

Qua làm việc với lãnh đạo chính quyền xã, tôi được biết trong thời gian tới, xã tập trung phát triển mạnh du lịch - thương mại và dịch vụ vì trên địa bàn xã có các tuyến đường quốc lộ bao bọc lấy xã, rất thuận lợi cho người dân tiến hành hoạt động kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra, xã có điểm du lịch sinh thái gồm tổ hợp nhà hàng, khách sạn, hồ bơi, hồ câu cá và vườn cây. Hiện nay tuy điểm vui chơi giải trí này chưa hoạt động nhưng chính quyền xã đang lên kế hoạch quảng bá mạnh mẽ để

thu hút người dân địa phương và du khách. Bên cạnh đó, xã còn có chợ Cao - đây là một chợ phiên rất điển hình của đồng bằng Bắc bộ với rất nhiều mặt hàng địa phương được bày bán. Chính vì vậy, định hướng thời gian tới thì cơ cấu ngành nghề thương mại du lịch, dịch vụ sẽ chiếm khoảng 50%, còn nông nghiệp sẽ chỉ duy trì ở mức dưới 20%.

Qua những bảng hỏi khảo sát và thực hiện phỏng vấn sâu với thanh niên và người dân tại các địa bàn nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng, công đồng dân cư ở đây đều rất tin tưởng và ủng hộ vào đường lối kinh tế - xã hội của các cấp lãnh đạo địa phương. Họ cho rằng những chủ trương lớn này là đúng đắn và hợp lý song để biến những nghị quyết của Đảng đi vào thực tiễn thì không hề dễ dàng, đòi hỏi phải có sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự vào cuộc của đông đảo quần chúng nhân dân trong đó lực lượng thanh niên là nòng cốt vì suy cho cùng, thế hệ trẻ với sự trẻ trung, năng động và nhạy bén luôn khao khát khám phá cái mới sẽ đóng vai trò tiên phong trong lực lượng lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và hiệu quả. Thanh niên cần được đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của mình. Trên thực tế, tình hình kinh tế - xã hội tại các địa bàn về cơ bản có sự phát triển ổn định, vững chắc. Chính quyền và các đoàn thể cũng hỗ trợ được một phần thanh niên trong quá trình học nghề, tư vấn nghề và tìm công việc với mức thu nhập tuy chưa phải là cao song cũng đủ để giúp họ trang trải được những nhu cầu thường nhật.

Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận người dân trong đó có cả thanh niên vẫn tỏ ra hoài nghi về tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Họ cho rằng đó chỉ là bề nổi của tình hình còn thực tế vẫn ẩn chứa những vấn đề nghiêm trọng là hệ quả của tình hình đô thị hóa, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu nghề, phân hóa giàu nghèo v.v…Nhóm này cho rằng, địa phương tổ chức học nghề, hỗ trợ vay vốn song không đến lượt họ. Họ không phải dạng “ con ông cháu cha” cũng không phải là đoàn viên Thanh niên, Hội viên Hội phụ nữ nên rất khó được xét duyệt. Do đó cái vòng đói nghèo, việc làm bấp bênh cứ luẩn quẩn trong cuộc sống của họ, khiến họ không thể thoát ra được từ đời ông bà, cha ông cho đến con cháu.

cũng chả nhờ đến sự hỗ trợ nào từ phía địa phương cả. Sức mình đến đâu thì mình làm thế thôi. Từ thời ông bà, cha mẹ đến thời tôi đã thế. Đời sống kinh tế của địa phương dù có khá cũng chả ảnh hưởng đến tôi và gia đình nhà tôi đâu. Tôi tự làm, tự ăn hết. ( nam, 30 tuổi, THPT, nông dân)

Thực tế này cũng cho thấy, vẫn còn một bộ phận thanh niên địa phương chưa được tiếp cận hay nói đúng hơn là chưa được hưởng lợi từ những chủ trương, chính sách của nhà nước. Họ bị đặt ra bên lề của sự phát triển chung khiến cho họ có một tâm lý tự ti, e dè. Dù cho kinh tế có phát triển đến mức nào đi nữa mà một bộ phận người dân vẫn gặp khó khăn trên con đường mưu sinh thì chắc hẳn trong suy nghĩ và trong com mắt của họ đời sống sẽ chỉ là một màu u ám.

3.2. Gia đình

Gia đình là một thiết chế rất quan trọng và cơ bản trong đời sống xã hội. Gia đình có những chức năng cơ bản như sau: sinh sản duy trì nòi giống, kinh tế, giáo dục và thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm. Dù xã hội loài người có nhiều thay đổi từ cổ đại cho đến hiện đại song gia đình về cơ bản vẫn giữ nguyên những chức năng này. Chúng không đứng độc lập mà đan xen, hỗ trợ lẫn nhau.

Con người sống gắn bó với gia đình, vì thế phẩm chất và giá trị của mỗi thành viên phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống gia đình, đặc biệt là phụ thuộc vào "giáo dục gia đình". Giáo dục gia đình cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là việc truyền thụ (truyền dạy và tiếp thụ), chuyển giao giữa các thế hệ về kiến thức cuộc sống, những kinh nghiệm sản xuất, những giá trị văn hoá truyền thống được đúc kết, trải nghiệm trở thành những di sản quí báu của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành nhân cách cho các thế hệ tiếp nối. Có thể gọi đây là quá trình xã hội hoá cá nhân để con người gia đình trở thành con người của xã hội.

Bên cạnh đó, tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Càng trưởng thành hơn, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu

sau khoảng thời gian làm việc vất vả.

Liên quan đến lao động - việc làm, gia đình cũng là một yếu tố có một ảnh hưởng rất lớn đến các bạn trẻ trong việc ra quyết định chọn nghề nghiệp của bản thân nhât là những gia đình ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, trong quá trình gây dựng sự nghiệp của bản thân mỗi người đều trong đó bóng dáng của cha mẹ, bạn đời và những người thân khác. Sự hỗ trợ không chỉ là những lời khuyên răn, động viên, khuyến khích, kinh nghiệm mà có khi còn lại sự ủng hộ về vật chất ban đầu như vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ v.v… Đây là những yếu tố rất quan trọng nhất là đối với bạn trẻ vừa bắt đầu ra đời tạo dựng sự nghiệp.

Nhận thấy tầm quan trọng của gia đình với thanh niên lập nghiệp nên trong bảng hỏi tôi đã đề cập đến yếu tố này. Chính vì vậy, qua khảo sát bằng bảng hỏi và gặp gỡ với thanh niên tại thị trấn Kim Bài và xã Cao Dương, khi được hỏi về yếu tố nào có ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của bạn, kết quả cho thấy như sau:

Bảng 3.16: Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của thanh niên theo giới tính

Yếu tố Nam Nữ N % N % Gia đình 104 43,69 96 41,0 Nhà trường 10 4,1 44 18,48 Khả năng bản thân 84 34,3 49 21,4 Mối quan hệ xã hội 40 16,3 45 19,2

Tổng số ý kiến 238 100 234 100

(Nguồn: Khảo sát của đề tài)

Căn cứ vào kết quả xử lý cho thấy, mặc dù người được hỏi đều đưa ra nhiều phương án trả lời cho câu hỏi song gia đình vẫn là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn nghề của các bạn trẻ, chiếm 43,69% với nam và 41% với nữ. Tiếp đó là khả năng bản thân, 34,3% với nam và 21,4% đối với nữ. Các yếu tố

như: mối quan hệ xã hội thì nam chiếm 16,3%, nữ chiếm 19,2%; Nhà trường có tỷ lệ là 4,1% với nam và 18,48% với nữ.

Gia đình em cũng có định hướng nên em quyết định theo công việc này. Hiện nay, để nâng cao thêm kiến thức bản thân, ngày đi làm, tối em vẫn theo học cao học ngành Công tác xã hội tại trường đại học quốc gia (nữ, 24, ĐH, công chức chính quyền).

Không chỉ là sự định hướng ban đầu mà có thanh niên còn được gia đình hỗ trợ nguồn vốn ban đầu để lập nghiêp tại quê hương.

Khi em mở quán này, gia đình cũng ủng hộ lắm, bố mẹ còn cho em ít tiền gọi là vốn liếng để mở, thêm khoản tiền em tích góp trước đây nữa là đủ để có cơ ngơi như thế này. Anh chị của em cũng làm kinh doanh n n sẵn sang chia sẻ nhiều kinh nghiệm (nữ, 24, CĐ).

Tuy nhiên, không phải thanh niên nào cũng có may mắn khi được gia đình hỗ trợ vốn, kiến thức, vẫn có những thanh niên phải tự lực gánh sinh do bố mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành hà nội hiện nay ( qua nghiên cứu trường hợp thị trấn kim bài và xã cao dương, huyện thanh oai, hà nội) (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)