Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam UNESCO từ năm 2000 đến nay (Trang 74 - 80)

Gần 40 năm qua, quan hệ Việt Nam - UNESCO đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Việt Nam đã khẳng định vai tr và vị thế đối với các quốc gia thành viên. UNESCO cũng đánh giá Việt Nam là thành viên năng động và tiêu biểu. Tuy nhiên việc đẩy mạnh quan hệ này khơng chỉ là duy trì những kết quả tích cực đã đạt được mà c n là sự đ i hỏi Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai tr của mình trong tổ chức UNESCO trong thời gian tới.

Xác định vai trị đi đầu của Việt Nam trong khu vực và một số chủ đề quan trọng của UNESCO

Tuy được coi là quốc gia tích cực, vị thế của Việt Nam trong sáng kiến và triển khai hoạt động chưa cao. Việt Nam chỉ hưởng ứng tham gia chương trình và ít khi đưa ra sáng kiến mới. M c dù trong nhiều chương trình của UNESO, các sáng kiến của Việt Nam được đánh giá cao nhưng phần lớn chỉ trong phạm hẹp, chưa mở rộng trong lĩnh vực hoạt động hay chưa tạo dựng thương hiệu quốc gia. Sáng kiến áp dụng Giáo dục phát triển bền vững tại khu Dự trữ sinh quyển mới dừng tại phạm vi bảo vệ mơi trường hay Trung tâm học tập cộng đ ng chủ yếu mang tính chất nội bộ, chưa mở rộng sang các lĩnh vực mới mang tính đột phá. Trong khi đĩ, UNESCO vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động liên ngành và cĩ hiệu quả rộng.

Việc đi đầu trong một số chủ đề quan trọng đ i hỏi Việt Nam cần cĩ kiến thức, trình độ cao. Điều này gĩp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam là quốc gia thành viên tích cực và sáng kiến đưa ra được nhìn nhận cĩ tính đột phá. Việt Nam cũng cĩ thể thu hút sự đ ng thuận của các quốc gia thành viên khác để phục vụ các mục tiêu, chiến lược trong UNESCO. Đây cũng cĩ thể là biện pháp "đánh đổi khơng ngang bằng", nghĩa là Việt Nam chịu trách nhiệm đĩng gĩp "sáng kiến" c n các quốc gia khác ủng hộ. Các sáng kiến sẽ thu hút sự đ ng thuận, phục vụ cho mục tiêu phát triển của Việt Nam. Ngồi ra, Việt Nam sẽ được UNESCO và các quốc gia thành viên khác.

Về khu vực, Việt Nam cĩ thể xác định đi đầu trong ASEAN và mở rộng ra khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là khu vực quan trọng đối với hoạt động đối ngoại của Việt Nam nĩi chung hay hợp tác trong lĩnh vực UNESCO nĩi riêng. Việt Nam cũng cĩ quan hệ tốt với các quốc gia trong khu vực và từng đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên ASEAN27. Ngồi ra, nhiều quốc gia trong

27 Tháng 7/2013, Ủy ban quốc gia Việt Nam và Ủy ban quốc gia Hàn Quốc đã ký thỏa thuận ghi nhớ hợp tác

trên các lĩnh vực chuyên mơn của UNESCO. Đây là thỏa thuận khu vực đầu tiên của cả Việt Nam và Hàn Quốc và sẽ là nền tảng cơ bản để Việt Nam ký các thỏa thuận với các quốc gia của khu vực khác. Báo cáo chuyến cơng tác ký Thỏa thuận ghi nhớ giữa Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Hàn Quốc, tháng 7/2013 của Vụ Văn hĩa Đối ngoại và UNESCO.

khu vực đều cĩ ưu tiên chung trong Chiến lược trung hạn của UNESCO như Bình đẳng giới, các quốc gia kém phát triển, quốc gia đảo nhỏ. Ngồi khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam cần quan tâm tới hợp tác liên khu vực với ưu tiên các quốc gia phát triển. Hợp tác trong UNESCO chủ yếu lĩnh vực chuyên mơn nên các quốc gia phát triển sẽ là ngu n hỗ trợ đ c biệt về chất xám, kinh nghiệm và tài chính. Hợp tác ch t chẽ giữa Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam với Ủy ban quốc gia UNESCO Hàn Quốc hay Nhật Bản là những ví dụ điển hình. Tuy nhiên, để theo tiêu chí đi đầu về chương trình UNESCO, Việt Nam cần xác định thế mạnh và kêu gọi sự hỗ trợ của các quốc gia phát triển.

Việt Nam cần tích cực đi đầu trong việc triển khai các chương trình, dự án và đĩng gĩp sáng kiến đối với những chủ đề quan trọng của UNESCO mà ASEAN quan tâm như hợp tác giữa UNESCO với Ủy ban quốc gia, mối quan hệ UNESCO với LHQ, đối thoại văn hĩa, giáo dục phát triển bền vững… Việc đi đầu triển khai các hoạt động theo chủ đề được khu vực quan tâm sẽ gĩp phần nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của khu vực cũng như nâng cao hiệu quả chương trình. Một trong những sáng kiến đa lĩnh vực mà Việt Nam cần đẩy mạnh trong thời gian tới là sáng kiến Mạng lưới xanh (Green Network) - kết nối giữa Cơng ước 1972 về Bảo vệ Di sản văn hĩa và thiên nhiên thế giới với các khu Dự trữ sinh quyển. Sáng kiến này đã được các quốc gia khu vực ASEAn và Đơng Bắc Á thảo luận và đang tiếp tục nghiên cứu. Đây là lĩnh vực Việt Nam quan tâm và cĩ thế mạnh triển khai. Việc thành cơng đưa sáng kiến vào thực tiễn sẽ gĩp phần củng cố vị trí đi đầu của Việt Nam trong khối và mang lại ngu n hỗ trợ trực tiếp cho cơng tác bảo t n di sản, bảo vệ thiên nhiên.

Đẩy mạnh sự hiện diện của Việt Nam tại một số cơ quan chuyên mơn quan trọng của UNESCO

Xu hướng chính trị hĩa UNESCO diễn ra mạnh mẽ tại các cơ quan chuyên mơn như Ủy ban di sản thế giới, Ủy ban liên chính phủ cơng ước 2003 về Bảo vệ di sản văn hĩa phi vật thể, Ủy ban chương trình con người và

sinh quyển… Tập hợp lực lượng tại các diễn đàn này rất năng động. Sự hiện diện của quốc gia trong các cơ quan chuyên mơn sẽ nâng cao vị thế quốc gia đĩ với các thành viên khác khi xuất hiện vấn đề vận động. Việc kết hợp khéo léo giữa lợi ích quốc gia cùng xu thế chung trong cơ quan chuyên mơn tạo lợi thế tối đa cho hoạt động đối ngoại của quốc gia đĩ.

Việt Nam đã trúng cử vào Ủy ban Di sản thế giới, một trong những cơ quan chuyên mơn khĩ nhất của UNESCO.28

Việc trúng cử vào cơ quan này gĩp phần nâng cao vị thế và đẩy mạnh sự tham gia của Việt Nam vào các xu hướng chính trị khi bảo vệ phong trào tiến bộ, đảm bảo lợi ích của các quốc gia đang phát triển trong UNESCO. Thơng qua việc tham gia các xu hướng chính trị dựa trên lợi ích quốc gia, Việt Nam cĩ thể tăng cường hợp tác song phương và đa phương để tranh thủ sự hỗ trợ từ UNESCO và đối tác, phục vụ cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bên cạnh đĩ, Việt Nam cũng cần nghiên cứu và lên kế hoạch vận động để tái ứng cử vào Hội đ ng chấp hành UNESCO, nhiệm kỳ 2017 - 2021, đ c biệt chú trọng tới các vị trí cấp cao như Phĩ chủ tịch Hội đ ng chấp hành. Việt Nam cũng cần nghiên cứu ứng cử vào các cơ quan chuyên mơn UNESCO khác như Ủy ban liên chính phủ cơng ước 2003 (2015-2019), Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học (IOC)… để gĩp phần nâng cao vị thế và đĩng gĩp vào cơng cuộc phát triển đất nước.

Để thực hiện mục tiêu trên, Việt Nam cần xây dựng lộ trình ứng cử vào các cơ quan chuyên mơn UNESCO dựa trên định hướng đối ngoại chung của đất nước. Từ chiến lược, kế hoạch cụ thể, Việt Nam tích cực vận động các quốc gia thành viên UNESCO ủng hộ việc ứng cử trên. Tuy nhiên, trước mắt,

28 So với Hội đ ng Chấp hành UNESCO hay một số cơ quan chuyên mơn khác, việc ứng cử vào Ủy ban Di

sản thế giới là khĩ nhất bởi tầm quan trọng của quyết định cơng nhận di sản cùng phương thức bầu chọn. Việc ứng cử vào ủy ban này khơng tính theo khu vực. Cơng nhận di sản là một trong những hoạt động mang tính vận động cao. Một di sản cần phải cĩ sự ủng hộ của 2/3 thành viên Ủy ban di sản Thế giới (21 quốc gia) ủng hộ. Số lượng các h sơ cũng làm tăng tính vận động. Vì vậy, một quốc gia thành viên Ủy ban Di sản thế giới luơn được các thành viên UNESCO quan tâm và tăng cường quan hệ để tạo lợi thế cho việc xây dựng, đệ trình h sơ sau này.

Việt Nam cần phát huy tốt vai tr tại các cơ quan đã trúng cử. Đối với cơ quan sẽ ứng cử, Việt Nam cần chuẩn bị cụ thể về nhân sự tham gia và xây dựng các phương án đánh đổi với từng đối tượng cụ thể. Sau khi trúng cử, Việt Nam phải nỗ lực phát huy tối đa vai tr quốc gia thành viên tích cực để đĩng gĩp cho các cơ quan chuyên mơn. Những đĩng gĩp của Việt Nam cũng cần dựa trên sự cân bằng về lợi ích quốc gia với các xu hướng thay đổi chính trị hay chuyên mơn trong cơ quan này. Việc phát huy vai tr quốc gia thành viên tích cực sẽ gĩp phần cho ứng cử Việt Nam tại các cơ quan chuyên mơn khác của UNESCO nĩi riêng hay tại LHQ nĩi chung.

Nâng cao vai trị tích cực của Việt Nam trong một số chương trình ưu tiên của UNESCO

Cũng như UNESCO, Việt Nam cần tập trung vào một số trọng tâm hoạt động và tránh dàn trải và để việc nâng cao vai tr Việt Nam trong một số ưu tiên quan trọng của UNESCO là điều cần thiết. Vì vậy, Việt Nam cần tích cực triển khai các chủ đề quan trọng của UNESCO trong các lĩnh vực chuyên mơn, đ c biệt là những chương trình thiết thực với tình hình đất nước, bao g m:

- Giáo dục: Giáo dục cho mọi người, xĩa mù chữ, Ứng phĩ với biến đổi khí hậu, Giáo dục vì sự phát triển bền vững, giáo dục hiểu biết quốc tế, giáo dục dạy nghề, giáo dục ph ng chống HIV/AIDS…

- Văn hĩa: Bảo t n di sản, Đa dạng văn hĩa, Văn hĩa h a bình, Văn hĩa vì phát triển, Đối thoại văn hĩa…

- Khoa học tự nhiên: Chương trình về nước, Chương trình Hải dương học, Chương trình Thủy văn quốc tế, Chương trình con người và sinh quyển, Chương trình khoa học địa chất…

- Khoa học xã hội: Các vấn đề liên quan đến chuyển đổi xã hội, đạo đức khoa học và Thanh niên…

- Thơng tin - Truyền thơng: Chương trình Ký ức Thế giới, Chương trình Thơng tin cho mọi người, Chương trình phát triển thơng tin - truyền thơng.

Để triển khai hiệu quả các dự án, chương trình, Việt Nam cũng cần phối hợp ch t chẽ với các Văn ph ng khu vực của UNESCO. Việc phi tập trung hĩa, trong đĩ đưa ra mơ hình phụ trách mang tính liên ngành đang được UNESCO đẩy mạnh tạo điều kiện để các văn ph ng khu vực, đ c biệt văn ph ng mang tính chuyên mơn hỗ trợ Việt Nam về kiến thức, kinh nghiệm hiệu quả. Trước mắt, Việt Nam cần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Ủy ban quốc gia Việt Nam với Văn ph ng UNESCO Hà Nội. Đây là cơ quan trực tiếp tại Việt Nam và là kênh kết nối hiệu quả với UNESCO tại Paris. Ngồi Văn ph ng UNESCO Hà Nội, Việt Nam cần tăng cường quan hệ với Văn ph ng UNESCO Bangkok và Jakarta. Bên cạnh đĩ, Việt Nam cũng cần quảng bá, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến trong những chương trình ưu tiên của UNESCO mà Việt Nam cĩ thế mạnh như Giáo dục vì sự bền vững, giáo dục cho mọi người, Xĩa mù chữ, Bảo t n di sản, Xây dựng h sơ di sản, Khu dự trữ sinh quyển, Cơng viên địa chất, chương trình Ký ức thế giới… vào nội dung của các văn ph ng khu vực. Việc chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình quan trọng của UNESCO mà Việt Nam cĩ thế mạnh cũng cĩ thể tiến hành tại Đại hội đ ng, Hội đ ng chấp hành hay các kỳ họp chuyên mơn khác thơng qua phát biểu của đồn Việt Nam.

Tiếp tục triển khai cĩ hiệu quả bản Ghi nhớ Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010 - 2015

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010, Tổng giám đốc UNESCO, Bà Iria Bokova đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với UNESCO. Theo đĩ, hai bên sẽ hợp tác triển khai các hoạt động trong lĩnh vực chuyên mơn và nâng cao năng lực cán bộ. Việt Nam cần tích cực triển khai các điều khoản đã được ký trong thỏa thuận. Việc nghiêm túc triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ hợp tác khẳng định cam kết của Việt Nam với hoạt động UNESCO và gĩp phần vào việc phát triển các lĩnh vực chuyên mơn về giáo dục, khoa học, văn hĩa và thơng tin. Để thực hiện tốt bản thỏa thuận, hàng năm Việt Nam cần tiến hành rà sốt kết quả triển khai các hoạt động cam kết

trong Bản ghi nhớ, từ đĩ xác định m t được, chưa được và định hướng cụ thể cho giai đoạn tiếp theo. Việt Nam cũng cần chỉ đạo các Bộ, ngành, đ c biệt là Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với Văn ph ng UNESCO Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai, ưu tiên những hoạt động thiết thực, quan trọng tới cơng cuộc phát triển của Việt Nam, phù hợp với mối quan tâm chung của các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Quá trình triển khai Ban ghi nhớ sẽ tạo ra nhiều bài học kinh nghiệm. Một trong những bài học kinh nghiệm nổi bật là tầm quan trọng của hợp tác với UNESCO. Việc chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động trong Bản ghi nhớ với các quốc gia thành viên khác, ưu tiên khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương gĩp phần tăng cường quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia này. Ngồi ra, Việt Nam cũng cần quảng bá tích cực kết quả các hoạt động đã triển khai tại chương trình nghị sự của UNESCO như Đại hội đ ng, Hội đ ng chấp hành hay các kỳ họp chuyên mơn khác để phổ quát Bản ghi nhớ và nâng cao hình ảnh đất nước. Việc quảng bá gĩp phần thúc đẩy các Bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác giữa UNESCO với các quốc gia thành viên khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam UNESCO từ năm 2000 đến nay (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)